Hotline: 0941068156
Thứ bảy, 18/01/2025 14:01
Thứ tư, 05/01/2022 11:01
TMO - Hiện nay, trước những tác động lớn của biến đổi khí hậu, sự khai thác quá mức của con người, đã dẫn đến việc suy giảm nguồn gen nghiêm trọng của các cây dược liệu quý hiếm, trong đó có loài thạch tùng răng cưa.
Cây thạch tùng răng cưa trong tự nhiên hiện đang được săn lùng và tận thu do có chứa huperzine A (HupA) có tác dụng trong việc chữa trị các bệnh về trí nhớ, đặc biệt là bệnh Alzheimer ở người già. Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, số lượng người có vấn đề về suy giảm trí nhớ nói chung, người mắc bệnh Alzheimer nói riêng đang ngày một tăng cao, nhu cầu về thuốc thảo dược có chứa hoạt chất HupA vì thế không ngừng tăng, vì thế đã dẫn đếnviệc khai thác quá mức làm suy giảm nghiêm trọng nguồn gien loài cây dược liệu quý này trong tự nhiên.
Với công dung trong điều trị suy giảm trí nhớ cây thạch tùng răng cưa ngày càng khan hiếm để sản xuất dược liệu trong nước.
Thạch tùng răng cưa là loài thân cỏ mọc ở đất, thân cao từ 15 cm - 40 cm, đường kính khoảng 2 mm, lá hình bầu dục, mũi mác, mép lá có răng cưa, rễ dạng chùm. Chúng đã được tìm thấy trên các vùng cao tại một số khu vực như Lào Cai, Lâm Đồng, Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Nghệ An, Tây Nguyên, Quảng Trị... Trong đó, Lâm Đồng và Lào Cai là 2 khu vực có điều kiện khí hậu và môi trường sống thích hợp hơn cho sự phát triển của loài thạch tùng răng cưa so với các khu vực khác trong cả nước.
Tuy nhiên, theo các nghiên cứu định danh tại hiện trường đã xác định được chỉ còn khoảng 100 - 300 cá thể tại các khu bảo tồn thiên nhiên ở Việt Nam, bao gồm: Vườn Quốc gia Hoàng Liên (tỉnh Lào Cai), Vườn Quốc gia Bạch Mã (tỉnh Thừa Thiên - Huế), Khu Bảo tồn quốc gia Ngọc Linh (giữa tỉnh Quảng Nam và Kon Tum) và Vườn Quốc gia Bidoup (tỉnh Lâm Đồng).
Vốn là loài cây có đặc tính sinh trưởng chậm, khả năng sinh sản kém, lại do mức khai thác nguồn cây tự nhiên quá lớn đã làm mất dần nguồn gien quý loài thạch tùng rang cưa ở nước ta, dẫn đến không đáp ứng được nhu cầu về nguồn nguyên liệu cho sản xuất dược phẩm trong nước.
Bằng việc áp dụng tiến bộ của khoa học kỹ thuật, phương pháp nuôi cấy mô đã góp phần tạo ra hàng ngàn cây giống có chất lượng. Từ một mẫu ban đầu, qua các bước nhân nhanh và tạo cây hoàn chỉnh, với hệ số nhân từ 5-10 trong thời gian ngắn có thể tạo ra được nhiều giống cây, bảo đảm cung cấp cho các vùng chuyên canh cây dược liệu.
Với đặc tính sinh trưởng tốt trong rừng với đất mùn ẩm ướt, ở độ cao 350 - 1.700 m (so với mực nước biển), lượng mưa trên 1.500 mm/năm, độ ẩm trên 78%, phân bố tập trung ở những khu vực có độ ẩm cao. Biết được đặc điểm này, sẽ cung cấp những kiến thức cần thiết để canh tác cây dược liệu này tốt hơn, phát triển vùng trồng dược liệu thuận lợi hơn.
Ngọc Linh
Bình luận