Hotline: 0941068156

Thứ hai, 29/04/2024 13:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ hai, 29/04/2024

Áp dụng khoa học công nghệ nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp

Thứ ba, 19/03/2024 08:03

TMO - Nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn, thời gian qua các địa phương trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đã đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất.

Thông tin từ UBND tỉnh Bắc Kạn cho biết, tỉnh có diện tích đất tự nhiên gần 486.000 ha, trong đó: Đất nông nghiệp hơn 44.000ha, chiếm 9,08%; đất lâm nghiệp hơn 413.000 ha chiếm 85,05%; đất khác (đất chuyên dùng, đất ở, đất chưa sử dụng…) khoảng 28.500ha, chiếm 5,87%. Đất đai của tỉnh Bắc Kạn tương đối màu mỡ, nhiều nơi tầng đất dày, đất đồi núi có lượng mùn cao, thích hợp cho sản xuất nông lâm nghiệp, trồng cây công nghiệp, và cây ăn trái. 

Sản xuất nông nghiệp phát triển ổn định, ứng dụng công nghệ cao đã giúp ngành nông– lâm nghiệp đạt mức tăng trưởng 4,39%. Công nghiệp – xây dựng tiếp đà phát triển mạnh mẽ với tốc độ tăng trưởng dự ước đạt 9,9%; khu vực dịch vụ dự ước tăng trưởng 6,09%. Để tiếp tục nâng cao hiệu quả kinh tế, tỉnh Bắc Kạn đã tập trung, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào quá trình sản xuất, nâng cao chất lượng các sản phẩm nông sản của địa phương trên địa bàn tỉnh.

Được biết, tỉnh Bắc Kạn từ lâu có giống vịt bầu cổ xanh thịt chắc, hương vị thơm ngon. Giống vịt này chủ yếu được nuôi thả tự nhiên, tuy nhiên các hộ nông dân mới chỉ chăn nuôi nhỏ lẻ, chưa có hướng tập trung. Do vậy số lượng đàn vịt bầu cổ xanh đang có xu hướng giảm, khó bảo tồn được nguồn giống thuần chủng và khó phát triển được nguồn giống rộng rãi. Trước thực tế đó, tỉnh Bắc Kạn đã giao Trung tâm Khuyến nông tỉnh thực hiện dự án khoa học “Ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất giống, xây dựng mô hình chăn nuôi vịt thương phẩm và xây dựng chỉ dẫn địa lý vịt bầu cổ xanh Bắc Kạn”.

Tại Trại giống Thuỷ sản, tỉnh Bắc Kạn đã tiến hành triển khai xây dựng mô hình nuôi vịt bầu cổ xanh bố mẹ với quy mô 350 con. Cùng với đó tập huấn kỹ thuật cho 12 hộ dân tham gia mô hình. Đồng thời dự án còn xây dựng mô hình nuôi vịt bầu cổ xanh thương phẩm với quy mô 1.200 con. Sau ba tháng nuôi tỷ lệ sống trung bình đạt 98,08%, trọng lượng vịt thương phẩm đạt từ 1,7-2,3 kg/con. Dự án đã xây dựng được chỉ dẫn địa lý vịt bầu cổ xanh Bắc Kạn. Năm 2023 Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm vịt bầu cổ xanh Bắc Kạn. Cụ thể các vùng được cấp chỉ dẫn địa lý bao gồm các huyện: Ngân Sơn, Chợ Mới, Bạch Thông, Chợ Đồn.

Các sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh ngày càng nâng cao chất lượng nhờ việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ. 

Cùng với giống vịt bầu cổ xanh, sản phẩm bí thơm của huyện Ba Bể cũng được ưu tiên phát triển. Qua đề tài khoa học “Phục tráng giống bí thơm Ba Bể bảo đảm năng suất cao, chất lượng tốt” đã mở rộng diện tích trồng từ quy mô trồng, từ 1 ha đến nay đã tăng dần qua các năm. Hiện tại, bình quân diện tích luôn đạt hơn 200 ha. Bên cạnh việc thực hiện các đề tài khoa học giữ gìn, bảo tồn nguồn giống, Bắc Kạn còn tiếp tục ưu tiên nguồn lực để nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ vào chế biến, đóng gói sản phẩm, chế biến sâu tạo giá trị kinh tế cao, góp phần nâng cao chất lượng, định vị thương hiệu trên thị trường như các sản phẩm về tinh dầu quýt, quýt Bắc Kạn,  miến dong, trà shan tuyết, bí xanh bí thơm,…

Trong những năm qua, với lợi thế trong sản xuất nông nghiệp tỉnh Bắc Kạn còn chú trọng đến quá trình in bao bì, nhãn mác, mã số, mã vạch, truy xuất nguồn gốc nhằm tiếp cận được nhiều hơn khách hàng tiềm năng, nâng cao giá trị của các sản phẩm trên thị trường. Một số sản phẩm đặc sản của tỉnh đã được quan tâm đúng mức thông qua việc bảo hộ sở hữu trí tuệ.

Ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp ý nghĩa quan trọng, góp phần phát triển kinh tế xã hội  bền vững không chỉ ở tỉnh Bắc Kạn mà còn trên cả nước. Nhờ sự vào cuộc quyết liệt, chỉ đạo sát sao của các cấp, ban ngành, các địa phương và tinh thần chung sức chung lòng của người dân tin rằng tỉnh Bắc Kạn sẽ hoàn thành tốt những mục tiêu phấn đấu mà tỉnh đã đề ra.

 

 

Mạnh Dũng 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline