Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 20/04/2024 13:04

Tin nóng

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Sôi nổi hoạt động 'Cây Di sản Việt Nam'

Thứ bảy, 20/04/2024

Áp dụng công nghệ xử lý chất thải rắn tại nguồn

Thứ sáu, 17/03/2023 09:03

TMO - Huyện Nam Đàn (tỉnh Nghệ An) hiện nay đã có thể biến chất thải hữu cơ thành nguồn phân bón sạch cho cây trồng, vừa cải thiện môi trường, vừa giảm chi phí trong sản xuất nông nghiệp.

Toàn xã Kim Liên, huyện Nam Đàn có 3.412 hộ dân. Trước đây, khi chưa triển khai thí điểm mô hình phân loại rác thải tại nguồn, đất đá lẫn cả gộc chuối, bà con cũng cho chung vào bao tải. Vì thế, lượng rác thải ra môi trường rất nhiều.

Tuy nhiên, từ khi được các chuyên gia, cán bộ của Trung tâm Tư vấn và Công nghệ môi trường, Tổng cục Môi trường (nay đổi tên là Trung tâm Công nghệ và Dữ liệu kiểm soát ô nhiễm môi trường, Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường) phổ biến, hướng dẫn kỹ thuật cũng như hỗ trợ thùng rác 3 ngăn để triển khai dự án phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn, rác thải đã được người dân phân loại bài bản.

Đặc biệt, với sự hỗ trợ thùng ủ chuyên dụng (từ Bộ Tài nguyên và Môi trường) để làm phân hữu cơ (compost) bón cho cây trồng, người dân xã Kim Liên nói chung, xóm Liên Hồng nói riêng đã giảm tối đa lượng chất thải thực phẩm sau khi phân loại phải đem chôn lấp và tiết kiệm kinh phí cho công tác thu gom, vận chuyển, xử lý.

Áp dụng nhiều công nghệ mới giúp xử lý rác thải tốt hơn.

Cụ thể, trong quá trình triển khai, Trung tâm Tư vấn và Công nghệ môi trường đã bố trí một phần kinh phí đầu tư 735 thùng ủ để hỗ trợ người dân xã Kim Liên xử lý tại chỗ một phần chất thải thực phẩm đồng thời tham mưu cho lãnh đạo Tổng cục Môi trường gửi công văn đề nghị Ủy ban Nhân dân tỉnh Nghệ An hỗ trợ phần kinh phí còn lại để đầu tư 2.677 thùng ủ cho các hộ dân trên địa bàn xã Kim Liên. Lượng rác nhiều nhất của xã là rác thải thực phẩm. Ngày trước, cứ 2-3 ngày là rác đầy túi bóng, còn nay thì khoảng 10 ngày mới đầy ngăn rác. Đặc biệt hơn, toàn bộ rác thải thực phẩm đã được bà tận dụng, đem chôn làm phân bón sạch để bồi bổ cho đất. Nhờ đó, rau màu, cây cối như ổi phát triển rất tốt.

trước đây, khi chưa có dự án trên, toàn bộ chất thải từ nguồn thực phẩn, túi nylon, vỏ chai… mọi người đều để vào túi bóng rồi cho vào bao tải lớn đem vứt bỏ. Thế nhưng, từ ngày được dự án hỗ trợ thùng rác 3 ngăn và hướng dẫn kỹ thuật, rác thải đã được các thành viên trong gia đình bà Hồng phân loại theo từng loại khác nhau.

Sau hơn nửa năm triển khai mô hình trên, lãnh đạo Ủy ban Nhân dân huyện Nam Đàn và hầu hết người dân trên địa bàn khi được hỏi, đều nhận định rằng đây là việc làm hiệu quả, không chỉ “tốt” cho môi trường mà còn “lợi” cho gia đình và xã hội.

Thay vì bỏ chất thải rắn hỗn hợp như trước, giờ đây nhiều hộ dân tại xã Kim Liên đang thực hiện nghiêm túc phân loại chất thải rắn sinh hoạt thành 3 loại theo quy định mới của Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020 gồm: Chất thải thực phẩm, chất thải có khả năng tái chế, tái sử dụng, và chất thải khác.

Đáng chú ý, hiện nay công tác phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn đã góp phần đáng kể làm giảm thiểu chất thải rắn sinh hoạt phải mang đi xử lý. Bởi vậy, việc thực hành phân loại rác thải tại nguồn đã góp phần đem lại một diện mạo mới cho vùng quê Kim Liên, khi các con đường làng đã trở nên xanh, sạch, đẹp hơn.

 

V. Minh

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline