Hotline: 0941068156

Thứ hai, 14/07/2025 08:07

Tin nóng

Một số dịch bệnh truyền nhiễm có nguy cơ gia tăng

Lộ trình hạn chế phương tiện cá nhân di chuyển trong nội thành Hà Nội

Cần quyết liệt hơn trong chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ môi trường

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam thống nhất định hướng NCKH trong giai đoạn mới

Xóa nhà tạm, nhà dột nát: Hoàn thành sớm hơn 5 năm so với kế hoạch đề ra

Điều chỉnh giá vé tuyến đường sắt đô thị Nhổn – ga Hà Nội và Cát Linh – Hà Đông

Cuối năm 2026 phải hoàn thành giải phóng mặt bằng phục vụ thi công 2 dự án đường sắt

OCOP - Cơ hội để các quốc gia châu Á và châu Phi học hỏi kinh nghiệm

Tập trung xử lý ô nhiễm môi trường không khí, ô nhiễm các dòng sông ở Hà Nội

Bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu và dịch bệnh là nền tảng của mọi chính sách phát triển

Đưa Hải Phòng trở thành một cực tăng trưởng năng động, hiện đại, xanh và bền vững

BRICS và các nước phương Nam cần đẩy mạnh hợp tác giữa các nước phát triển và đang phát triển

Khẩn trương điều tra nguyên nhân vụ cháy làm 8 người thiệt mạng ở TP. HCM

Cư xá ở TP. HCM bốc cháy dữ dội trong đêm, nhiều người thiệt mạng

Dự báo xuất khẩu sầu riêng tươi khả năng phục hồi từ tháng 8/2025

Chuyên gia của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tư vấn kỹ thuật cứu Cây Di sản gãy đổ

Vi phạm về môi trường trong 6 tháng đầu năm giảm mạnh

Tăng trưởng 6 tháng đầu năm đạt 7,52%

10 nổi bật về kinh tế-xã hội trong 6 tháng đầu năm 2025

Tăng trưởng 6 tháng đầu năm có thể đạt trên 7,5% đến 7,6%, cao nhất trong gần 20 năm

Thứ hai, 14/07/2025

Xuất khẩu ngành hàng rau quả giảm 3 tháng liên tiếp

Thứ sáu, 04/04/2025 12:04

TMO - Xuất khẩu rau quả quý I năm nay chỉ đạt hơn 1,14 tỷ USD giảm tới hơn 2.800 tỷ đồng so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, tháng 3/2025 giá trị xuất khẩu hàng rau quả tháng 3 năm 2025 ước đạt 450 triệu USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu hàng rau quả 3 tháng đầu năm 2025 đạt 1,14 tỷ USD, giảm 11,3% so với cùng kỳ năm 2024.

Mặt hàng rau quả của Việt Nam chủ yếu được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc với tỷ trọng 44,5%. Hai thị trường xuất khẩu rau quả lớn tiếp theo là Hoa Kỳ và Hàn Quốc với tỷ trọng lần lượt là 9,6% và 6%. Tuy nhiên, từ đầu năm 2025 đến nay, tại thị trường lớn nhất là Trung Quốc, kim ngạch xuất khẩu liên tục giảm. So với cùng kỳ năm trước, giá trị xuất khẩu hàng rau quả 2 tháng đầu năm sang thị trường Trung Quốc giảm 38,9%, thị trường Hoa Kỳ tăng 65,5%, thị trường Hàn Quốc tăng 0,1%. 

Hiệp hội Rau quả Việt Nam cho biết, việc xuất khẩu rau quả sụt giảm trong quý I/2025 trái ngược hoàn toàn so với cùng kỳ năm trước. Trong năm 2024, xuất khẩu rau quả liên tục tăng từ đầu năm, giúp ngành hàng rau quả thu doanh số kỷ lục với hơn 7,1 tỷ USD. Nguyên nhân chính dẫn đến sụt giảm xuất khẩu là do mặt hàng chủ lực sầu riêng đang gặp khó khăn trong xuất khẩu. Năm 2024, xuất khẩu sầu riêng đạt 3,4 tỷ USD, chiếm gần 50% kim ngạch toàn ngành rau quả (hơn 7,15 tỷ USD).

Tuy nhiên, từ đầu năm 2025, Trung Quốc yêu cầu tất cả các lô hàng sầu riêng nhập khẩu phải có kết quả phân tích dư lượng Cadimi và chất vàng O tại các phòng thí nghiệm được nước này công nhận. Quy định này không chỉ áp dụng với Việt Nam, mà với tất cả các nước xuất khẩu, khiến quy trình xuất khẩu trở nên phức tạp, kéo dài thời gian thông quan. Hiện nay, Việt Nam có 9 phòng kiểm nghiệm được Trung Quốc công nhận và đang chờ phê duyệt thêm 6 hồ sơ để mở rộng khả năng xét nghiệm, nhằm góp phần giảm bớt áp lực trong quá trình xuất khẩu sầu riêng.

Xuất khẩu sầu riêng sụt giảm kéo theo giá trị xuất khẩu ngành hàng rau quả giảm liên tiếp trong 3 tháng đầu năm nay. 

Cuối năm 2024, Việt Nam ký Nghị định thư về xuất khẩu sầu riêng đông lạnh sang Trung Quốc và kỳ vọng mặt hàng này có thể mang lại kim ngạch 400 - 500 triệu USD. Tuy nhiên, theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, hiện tại xuất khẩu sầu riêng đông lạnh hiện vẫn chưa tăng trưởng như kỳ vọng. Nguyên nhân do sầu riêng đông lạnh cũng phải tuân thủ quy định về kiểm định vàng O và cadimi.

Cục Chất lượng, chế biến và Phát triển thị trường (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) cho biết, không chỉ Trung Quốc mà nhiều thị trường lớn ra quy định mới nghiêm ngặt về mức dư lượng tối đa thuốc bảo vệ thực vật (MRL) và kiểm dịch thực vật. Bên cạnh đó, những rào cản kỹ thuật và khả năng tuân thủ liên quan đến kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm.

Trong khi đó, tổ chức chuỗi ngành hàng rau quả của Việt Nam vẫn rời rạc, thiếu chuyên nghiệp, chưa bảo đảm các tiêu chuẩn từ phía thị trường nhập khẩu. Đa phần là các hộ sản xuất nhỏ lẻ, mạnh mún; quy trình sơ chế bảo quản chưa tốt, nhất là khâu xử lý sau thu hoạch. Bên cạnh đó, hệ thống phân tích, đánh giá, kiểm nghiệm chất lượng nhiều nơi chưa đồng đều, bảo đảm. 

Ngoài thị trường Trung Quốc, các thị trường lớn như: Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia, New Zealand đều có yêu cầu khắt khe trong đánh giá rủi ro mở cửa thị trường. Bên cạnh đó là yêu cầu cao về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, kim loại nặng và các yêu cầu về lao động, môi trường, phát triển bền vững. Ngoài ra, nhiều quốc gia có thế mạnh về rau quả cũng đang tập trung mở rộng thị trường, khiến ngành hàng này của Việt Nam phải chịu sự canh tranh khá lớn. 

Theo Bộ Nông nghiệp và Môi trường, hiện Bộ đang thúc đẩy đàm phán với Trung Quốc để đưa xuất khẩu sầu riêng quay trở lại đà tăng trưởng. Bộ cũng khuyến cáo người dân, doanh nghiệp xuất khẩu sầu riêng tuyệt đối không sử dụng các hóa chất bị cấm hoặc để mức dư lượng tối đa cho phép vượt ngưỡng theo quy định của nước nhập khẩu. Đồng thời, cần có các chương trình kiểm soát an toàn thực phẩm tại vườn, vùng trồng và tại các cơ sở đóng gói, chế biến, bảo quản để xuất khẩu thuận lợi hơn.

Để đạt được mục tiêu xuất khẩu rau quả 8 tỷ USD trong năm 2025, Bộ Nông nghiệp và Môi trường yêu cầu các địa phương cần tập trung nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và sản xuất rải vụ thu hoạch; thiết lập mã số vùng trồng. Cùng với đó, gắn phát triển vùng trồng cây ăn quả với các cơ sở bảo quản, chế biến sản phẩm theo lợi thế của từng địa phương; quan tâm xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý, chứng nhận bảo hộ độc quyền thương hiệu hàng hóa tại Việt Nam cho các loại quả.

Mặt khác, cần tổ chức lại sản xuất, vận động nông dân tham gia liên kết, hình thành hợp tác xã, hoặc liên kết với doanh nghiệp theo chuỗi giá trị, gắn kết chặt chẽ giữa các bên liên quan, từ khâu sản xuất đến thu mua, chế biến và tiêu thụ sản phẩm để mang lại hiệu quả kinh tế cao./.

 

 

Thanh Hương 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline