Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 06/10/2024 06:10

Tin nóng

Dừng tiếp nhận tác phẩm tham gia Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Đưa quan hệ Việt Nam - Cuba sang giai đoạn mới, phát triển thực chất, bền vững

Hải Phòng: Cây thị gần 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

An Giang: Cây gõ mật đầu tiên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thị và mù u cổ thụ ở Thừa Thiên-Huế được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão, cơn bão số 4

Thêm 45 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam, có cây gần 800 năm tuổi

Thủ tướng: Đảm bảo an toàn mới cho học sinh đến trường, lưu ý giữ gìn vệ sinh môi trường

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp 100 tỷ đồng cho các địa phương khắc phục thiệt hại do bão số 3

Quảng Ninh và Hải Phòng dồn toàn lực ứng phó bão số 3

Xuân Trường (Nam Định): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ động ứng phó hiệu quả thiên tai, dịch bệnh trong các cơ sở giáo dục

[Cập nhật bão số 3] Bão có thể giật trên cấp 17, khu vực miền Bắc sẽ có mưa lớn

Bão giật cấp 14: Các địa phương khẩn trương triển khai phương án ứng phó

Hải Phòng: Cây thị gần 300 năm tuổi được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Nghi Xuân (Hà Tĩnh): Cây muỗm cổ thụ hơn 360 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Thêm 3 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái làm Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường

Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm 3 Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026

Chủ nhật, 06/10/2024

Xuất khẩu hồ tiêu thu về hơn 1 tỷ USD

Thứ năm, 03/10/2024 08:10

TMO - Trong 9 tháng của năm 2024, Việt Nam đã thu về hơn 1 tỷ USD từ xuất khẩu 203.000 tấn hồ tiêu. Mặc dù lượng hàng xuất khẩu giảm 1,5% so với cùng kỳ năm ngoái, giá trị lại tăng 46,9%.

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, trong tháng 9 năm nay, nước ta đã xuất khẩu 20.000 tấn hồ tiêu đi các thị trường, giá trị kim ngạch đạt 125 triệu USD. So với cùng kỳ năm ngoái, xuất khẩu hồ tiêu tăng 10,4% về lượng, đặc biệt giá trị tăng tới 84,9%. Giá xuất khẩu hồ tiêu trung bình đạt 6.239 USD/tấn (tương đương hơn 153 triệu đồng), tăng 67,5% – mức cao nhất trong 8 năm qua. 

Lũy kế 9 tháng năm 2024, Việt Nam đã xuất khẩu 203.000 tấn hồ tiêu, thu về hơn 1 tỷ USD. Mặc dù lượng hàng xuất khẩu giảm 1,5% so với cùng kỳ năm ngoái, song giá trị lại tăng 46,9%. Hiện, giá tiêu trong nước cũng đang nhích nhẹ so với tuần trước, hiện giao dịch bình quân từ 147.500 -149.000 đồng/kg. Trong đó, giá tiêu tại Bình Phước đang ở mức cao nhất, đạt 149.000 đồng/kg. Giá tiêu tại các tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk , Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu được thu mua với giá 148.000 đồng/kg (tăng 1.000 đồng/kg so với cuối tuần); tại tỉnh Đăk Nông, giá tiêu ở mức 147.500 đồng/kg. 

Theo Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam (VPSA), một trong những nguyên chính thúc đẩy giá tiêu tăng trong thời gian qua là do nguồn cung hạn chế trên toàn thế giới. Ngay cả Indonesia, Ấn Độ cũng bị hạn chế nguồn cung và các nước sản xuất nhỏ hơn như Malaysia, Sri Lanka và đặc biệt là hai nước quyết định nguồn cung trên toàn cầu là Brazil và Việt Nam đều bị giảm sản lượng do ảnh hưởng bởi yếu tố thời tiết El Nino gây hạn hán.

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dự báo, về dài hạn giá tiêu xuất khẩu sẽ vẫn được hỗ trợ do sản lượng hạt tiêu vụ mùa 2025 của Việt Nam dự kiến giảm. Theo dự kiến, vụ hồ tiêu năm 2025 của Việt Nam sẽ thu hoạch gần như toàn bộ vào tháng 2/2025, một số vùng sẽ kéo dài đến tháng 3 và tháng 4, chậm hơn 1 - 2 tháng so với những năm trước do ảnh hưởng của hạn hán kéo dài, khiến nguồn cung hồ tiêu ngày càng khó khăn. Năm 2023, sản lượng tiêu cả nước đạt khoảng 170.000 tấn và năm 2024 giảm còn khoảng 160.000 tấn, tức là giảm gần một nửa so với thời đỉnh cao 300.000 tấn năm 2015.  

Trong 9 tháng của năm 2024, Việt Nam đã thu về hơn 1 tỷ USD từ xuất khẩu 203.000 tấn hồ tiêu. 

Theo Cục Xuất nhập khẩu, về cơ cấu thị trường, tính chung 8 tháng của năm 2024, xuất khẩu hồ tiêu sang hầu hết các thị trường tăng. Đáng chú ý, xuất khẩu hồ tiêu sang Đức, Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất, Hàn Quốc, Pakistan ghi nhận mức tăng lên đến 3 con số.  

Trong khối EU, thị trường này cũng đang tăng nhập khẩu hồ tiêu từ Việt Nam. Cụ thể, trong 7 tháng đầu năm 2024 đạt 24,88 nghìn tấn, trị giá 112,5 triệu EUR (tương đương 125,2 triệu USD), tăng 38,9% về lượng và tăng 58,1% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.  Nhìn chung, ngành hàng hồ tiêu của Việt Nam vẫn đang chiếm lợi thế tại thị trường EU nhờ nguồn cung chất lượng, giá cạnh tranh. Tuy nhiên, để nâng cao giá trị cho hồ tiêu trong thời gian tới, Việt Nam cần hướng đến sản xuất các loại gia vị hữu cơ xuất khẩu, đáp ứng được thị hiếu toàn cầu nói chung, thị trường EU nói riêng.   

Theo Thương vụ Việt Nam tại Bỉ và EU, thị trường gia vị hữu cơ thế giới có quy mô khá lớn và đang tăng trưởng 7,5%/năm trong giai đoạn 2021 - 2026. Dự báo đến năm 2026, quy mô thị trường gia vị hữu cơ toàn cầu là gần 20 tỷ Euro. Tại châu Âu, các quốc gia như Thụy Sỹ, Hà Lan, Đức, Pháp, Ý… là những thị trường nhập khẩu lớn về gia vị. Trong đó, các loại gia vị có chứng nhận tiêu chuẩn bền vững (hữu cơ, Fairtrade, RA) có tiềm năng xuất khẩu lớn vào thị trường này. 

Tại châu Âu, tốc độ tăng trưởng tiêu thụ gia vị hữu cơ được dự báo sẽ đặc biệt cao ở Thụy Điển và Anh với mức tăng hơn 5,5%/năm trong 7 năm tới. Do đó, dư địa xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam sang châu Âu sẽ còn rất lớn nếu nước ta đáp ứng được thị hiếu tiêu dùng của người dân.  

Các địa phương trên cả nước đã đẩy mạnh sản xuất, nâng cao chất lượng cho ngành hàng hồ tiêu xuất khẩu.

Thời gian qua, nhiều địa phương trên cả nước đã đẩy mạnh sản xuất, nâng cao chất lượng cho ngành hàng hồ tiêu xuất khẩu. Trong đó, Ðắk Nông có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế, nhất là phát triển nông nghiệp, trong đó có cây hồ tiêu. Hồ tiêu được Ðắk Nông xác định là một trong bốn sản phẩm chủ lực cấp tỉnh. 

Tính đến hết năm 2023, diện tích hồ tiêu toàn tỉnh Ðắk Nông đạt 33.789 ha, sản lượng đạt 70.685 tấn, tăng 28.458 tấn so với 2018. Hiện Ðắk Nông đứng thứ nhất ở khu vực Tây Nguyên và cả nước về diện tích trồng hồ tiêu, sản lượng đứng thứ hai cả nước (sau tỉnh Ðắk Lắk). Diện tích hồ tiêu tập trung nhiều nhất là ở các huyện: Ðắk Song (13.984 ha), Ðắk R’lấp (5.410 ha), Ðắk Mil (4.163 ha).

Ðể phát triển hồ tiêu trở thành ngành sản xuất hàng hóa tập trung, đáp ứng đủ điều kiện xuất khẩu trên thị trường thế giới, Ðắk Nông đã ban hành những định hướng cụ thể về phát triển ngành hàng hồ tiêu thông qua các nghị quyết, đề án, chương trình, kế hoạch cụ thể. Trong đó, định hướng phát triển cây hồ tiêu theo hướng phát triển vùng sản xuất quy mô lớn, tập trung, nâng cao chất lượng sản phẩm, gắn với bảo quản, chế biến và tiêu thụ theo chuỗi giá trị. Ðắk Nông đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, hình thành vùng nguyên liệu đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Tỉnh sẽ duy trì diện tích trồng hồ tiêu đến năm 2025 đạt khoảng 34 nghìn ha, sản lượng đạt khoảng 52 nghìn tấn và năm 2030 diện tích đạt khoảng 33,6 nghìn ha, sản lượng đạt khoảng 60 nghìn tấn; hình thành và phát triển bốn vùng sản xuất hồ tiêu ứng dụng công nghệ cao, vùng sản xuất tập trung với diện tích 3.049 ha tại các vùng trọng điểm sản xuất hồ tiêu của tỉnh. Ðịnh hướng đến năm 2025, tỉnh phát triển được bảy vùng hồ tiêu hữu cơ với diện tích 650 ha, đến năm 2030 phát triển 13 vùng hồ tiêu hữu cơ với diện tích 1.900 ha...

Hiện nay, việc sản xuất hồ tiêu sạch theo hướng bền vững đã và đang được thực hiện hầu hết các địa phương trồng tiêu trọng điểm của Ðắk Nông. Ðến hết năm 2023, tỉnh có 24 cơ sở thực hiện sản xuất hồ tiêu theo các tiêu chuẩn chứng nhận, với diện tích 3.144,3 ha. Tỉnh đã công nhận hai vùng sản xuất hồ tiêu ứng dụng công nghệ cao tại xã Thuận Hà và Thuận Hạnh, huyện Ðắk Song, với diện tích 1.549,4 ha.

Tại hai vùng hồ tiêu ứng dụng công nghệ cao này, người dân sản xuất, liên kết và được bao tiêu sản phẩm theo tiêu chuẩn hữu cơ và Rainforest, được chứng nhận nhãn hiệu tập thể Hồ tiêu Ðắk Song, Chỉ dẫn địa lý hồ tiêu Ðắk Nông và đang từng bước phát huy hiệu quả. Ngoài ra, tại huyện Ðắk Song đang triển khai “Dự án thúc đẩy sản xuất và thương mại bền vững hồ tiêu Việt Nam” trong khuôn khổ chương trình cảnh quan hồ tiêu bền vững tại huyện Ðắk Song do Tổ chức Sáng kiến Thương mại Bền vững IDH phát triển và hỗ trợ từ nguồn tài trợ của Liên minh châu Âu (EU).

Cùng với việc sản xuất hồ tiêu sạch, hồ tiêu ứng dụng công nghệ cao theo hướng bền vững, trên địa bàn tỉnh Ðắk Nông đang dần hình thành các hình thức liên kết mới, giữa người dân và doanh nghiệp từ sản xuất, thu hoạch, sơ chế và chế biến hồ tiêu, áp dụng các quy trình sản xuất bền vững, sản xuất hữu cơ, sản xuất tiêu sạch…

Thời gian tới, Ðắk Nông sẽ chú trọng nâng cao chất lượng, phát triển liên kết chuỗi giá trị, ưu tiên phát triển sản xuất hồ tiêu theo hướng sinh học, sản xuất hữu cơ. Tỉnh sẽ tập trung phát triển liên kết chuỗi giá trị ngành hàng hồ tiêu gắn với các liên kết trong sản xuất, liên kết trong tiêu thụ sản phẩm hồ tiêu thông qua các vùng sản xuất tập trung; nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm; phát huy lợi thế chỉ dẫn địa lý sản phẩm hồ tiêu Ðắk Nông để xây dựng các nhãn hiệu sản phẩm tiến tới tạo lập thương hiệu hồ tiêu Ðắk Nông trên thị trường.../.

 

 

Lê Kiên 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline