Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 19/01/2025 01:01

Tin nóng

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Chủ nhật, 19/01/2025

Xây dựng, phát triển sản phẩm mới để kích cầu du lịch

Thứ sáu, 10/03/2023 04:03

TMO - Năm 2023, các ngành, địa phương và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đang đẩy mạnh các giải pháp để thu hút khách du lịch, trong đó việc đưa vào khai thác các sản phẩm du lịch mới, hấp dẫn, làm mới các sản phẩm du lịch đang được chú trọng triển khai. 

Để thực hiện mục tiêu đón 15 triệu lượt du khách với doanh thu ước đạt 32.400 tỷ đồng trong năm 2023, các ngành, địa phương và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đang đẩy mạnh các giải pháp để thu hút khách du lịch. Trong đó có việc đưa vào khai thác các sản phẩm du lịch mới, hấp dẫn, làm mới các sản phẩm du lịch nhằm thu hút du khách trong và ngoài nước.

Trong tháng 4/2023, tỉnh Quảng Ninh dự kiến đưa vào khai thác 24 sản phẩm du lịch mới tại 5 địa phương gồm: thành phố Hạ Long, Móng Cái, các huyện Vân Đồn, Cô Tô, Hải Hà. Cụ thể, tại thành phố Hạ Long sẽ phát triển sản phẩm phố đêm du thuyền, tham quan núi Bài Thơ, tuyến phố đêm, phố đi bộ, hoạt động thể thao, vui chơi giải trí thuyền buồm, dịch vụ nghe nhạc trên vịnh Hạ Long...

Tại thành phố Móng Cái có sản phẩm du lịch ẩm thực Việt-Trung, du lịch sinh thái Thung lũng tình yêu, Phiên chợ vùng cao Pò Hèn… Đặc biệt, Sở Du lịch Quảng Ninh cũng đã đề xuất công nhận 5 tuyến tham quan trên vịnh Bái Tử Long Trước mắt đề xuất công nhận 2 tuyến tham quan trên vịnh Bái Tử Long xuất phát từ Cảng quốc tế Ao Tiên để đưa vào khai thác ngay. Tuyến 1: Cảng Ao Tiên - Hang Phất Cờ - Nuôi trồng trai ngọc (hòn Đá Đen) - Hòn Quạ - Cống Lão Vọng - Hòn Đũa - Đảo Minh Châu - Cảng Ao Tiên có tổng hành trình 53 km và tuyến 2: Cảng Ao Tiên - Đảo Tây Hoi - Hòn Mèo Lười - Bản Sen - Hang Nhà Trò - Cảng Ao Tiên có tổng hành trình 30 km.

Tỉnh Quảng Ninh xác định du lịch bằng tàu biển là một trong những nguồn khách quan trọng trong thị trường khách quốc tế tại tỉnh 2023. 

UBND tỉnh Quảng Ninh cho biết, đối với việc đưa các sản phẩm du lịch mới vào khai thác, các địa phương cần tiếp tục xây dựng kế hoạch đảm bảo cơ sở vật chất, nguồn nhân lực, chất lượng dịch vụ, sẵn sàng cho mùa du lịch cao điểm. Riêng 2 tuyến trên vịnh Bái Tử Long, các đơn vị, sở, ngành cần lưu ý đảm bảo các điều kiện về tuyến đường thủy nội địa, cơ sở vật chất kỹ thuật và các điều kiện quản lý theo quy định hiện hành.

Bên cạnh đó, các sở, ngành, địa phương, cơ sở kinh doanh du lịch cần chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện tốt nhất về môi trường kinh doanh du lịch, sản phẩm, chất lượng dịch vụ đón khách trong thời gian tới. Trong đó, chú trọng nâng chất các sản phẩm du lịch mới hấp dẫn, đa dạng, phong phú, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn vệ sinh thực phẩm… nhằm mang đến những trải nghiệm tốt nhất cho du khách.

Để phục hồi mạnh mẽ ngành du lịch, tỉnh Quảng Ninh cũng lên phương án đón khách du lịch quốc tế, đặc biệt khách Trung Quốc khi tình hình dịch COVID-19 đã được kiểm soát. Địa phương này đề ra các biện pháp tổ chức đón, phục vụ khách đảm bảo các biện pháp an toàn phòng, chống dịch; tổ chức phục vụ, cung cấp cho khách du lịch những sản phẩm du lịch mới, hấp dẫn; tạo việc làm, thu nhập cho người lao động và doanh nghiệp du lịch nhằm phục hồi, phát triển mạnh mẽ ngành du lịch.

Bên cạnh đó, có phương án xử lý các tình huống kịp thời; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để thực hiện hiệu quả công tác kiểm soát dịch bệnh và tạo thuận lợi cho khách khi đến Quảng Ninh. Tỉnh chú trọng xây dựng các phương án phòng chống dịch, chủ động tiến hành tập dượt; rà soát các trang thiết bị cần thiết đảm bảo yêu cầu phòng chống dịch cho du khách qua cửa khẩu.

Năm 2023, Quảng Ninh đặt mục tiêu đón 15 triệu lượt du khách, doanh thu 32.400 tỷ đồng. Trong đó, quý I đón khoảng 4,55 triệu lượt khách, quý II đón 3,65 triệu lượt, quý III đón 4,35 triệu lượt, quý IV đón 2,45 triệu lượt. Bên cạnh đó, các địa phương đặt mục tiêu đón lượng khách lớn. Cụ thể, TP. Hạ Long dự kiến đón 8,5 triệu lượt khách, TP. Móng Cái đón hơn 1,5 triệu lượt, TP. Uông Bí đón 2,3 triệu lượt, huyện Vân Đồn đón 1,3 triệu lượt du khách, thị xã Đông Triều đón 800.000 lượt khách, Bình Liêu đón 80.000 lượt…

Việc làm mới, đa dạng các sản phẩm du lịch góp phần khai thác hiệu quả tài nguyên trong phát triển kinh tế du lịch. 

Năm 2023, Quảng Ninh "coi du lịch nội tỉnh, nội địa là nội lực, nền tảng căn bản để phát triển bền vững, đồng thời tận dụng mọi cơ hội để phục hồi thị trường khách quốc tế". Từ quan điểm này, các ngành, địa phương và doanh nghiệp tỉnh đang tích cực đẩy mạnh các giải pháp thu hút khách du lịch. Thành phố Hạ Long đang gấp rút triển khai việc tu sửa nhằm khai thác tuyến tham quan núi Bài Thơ gắn với các di tích, điểm tham quan chùa Long Tiên, đền Đức ông Trần Quốc Nghiễn, nhà chờ phà, cụm Ba Đèo, nhà thờ Hòn Gai, chợ Hạ Long I. Bên cạnh đó, Thành phố thiết lập tuyến, kết nối các điểm tham quan liên thông giữa vịnh Hạ Long với khu vực núi, rừng; phương án xây dựng tuyến phố đêm, phố đi bộ; phát huy tối đa lợi thế, tài nguyên du lịch gắn với tuyến đường cao tốc Hạ Long - Vân Đồn - Móng Cái…

Trong năm 2023, thị xã Đông Triều lên kế hoạch tổ chức 20 sự kiện gắn với du lịch xuyên suốt năm với nhiều hoạt động đặc sắc, như Lễ hội chùa Quỳnh, lễ hội đền An Sinh, Hội chợ thương mại OCOP Đông Triều, chuỗi sự kiện: Hành trình về miền di sản - Thánh địa thiền phái Trúc Lâm… cùng khoảng 10 giải thi đấu thể thao lớn… Cùng với các địa phương, hiện nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh chủ động làm mới các sản phẩm du lịch, tăng cường liên kết trong xây dựng các sản phẩm độc đáo, với mức chi tiêu cao.

Trong phát triển du lịch, tỉnh chú trọng liên kết (giữa ngành du lịch với ngành lĩnh vực khác, giữa Quảng Ninh với các địa phương trong và ngoài nước) trong chuỗi giá trị sản phẩm du lịch biển, du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng cáo cấp đặc sắc. Khuyến khích phát triển sản phẩm du lịch cộng đồng tại các địa phương trong tỉnh, nhất là du lịch sinh thái khám phá, trải nghiệm gắn với cảnh quan thiên nhiên, bản sắc dân tộc ở các khu vực miền đông và phát triển tối đa sản phẩm du lịch văn hóa - lịch sử - tâm linh.

Trong thời kỳ quy hoạch 2021–2030, ngành du lịch Quảng Ninh cần tiếp tục hoàn thiện kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đồng bộ, hiện đại, có sản phẩm du lịch đa dạng, đặc sắc, chuyên nghiệp, chất lượng cao, thương hiệu mạnh và sức hấp dẫn toàn cầu, đồng thời phải thể hiện được sự đặc trưng so với các tỉnh khác nhờ tài nguyên du lịch độc đáo của riêng mình; phát triển, hình thành các khu du lịch cấp quốc gia tại Hạ Long, Uông Bí, Vân Đồn, Móng Cái.

Quảng Ninh sẽ hướng tới việc phát triển du lịch một cách toàn diện với các sản phẩm du lịch đa dạng trải dài khắp Quảng Ninh, không chỉ giới hạn ở mỗi Hạ Long. Màu sắc, hương vị, âm thanh, và hình ảnh đặc trưng của cả Việt Nam đều thu gọn trong một điểm đến duy nhất: Quảng Ninh. Quảng Ninh là Việt Nam thu nhỏ – cảnh đẹp thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ, lịch sử văn hóa giàu bản sắc tại tỉnh ven biển đầy sức sống với các hoạt động vui chơi giải trí bất tận. Tỉnh cần tập trung phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch golf, giải trí, nghỉ dưỡng, du lịch chữa bệnh, du lịch văn hóa đồng thời phát triển nguồn nhân lực và liên tục khảo sát thị trường để nắm bắt nhu cầu khách du lịch.

 

 

Hoàng Hải 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline