Hotline: 0941068156

Thứ tư, 02/04/2025 12:04

Tin nóng

TP. HCM đón hơn 8 triệu lượt khách du lịch trong 3 tháng đầu năm 2025

Dự kiến trước tháng 6/2025 sẽ thí điểm triển khai sàn giao dịch carbon

Nhiều cổ thụ từ 250 - 800 năm tuổi ở Phú Quốc được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Nhiều dự án bất động sản ở Hà Nội trong diện kiểm toán

Động đất ở Myanmar: Ghi nhận hơn 1.000 người thiệt mạng, thế giới cam kết sát cánh

Việt Nam và Brazil hướng đến mục tiêu kim ngạch thương mại đạt 15 tỷ USD

Động đất 7,7 độ rung chuyển Myanmar, Hà Nội và TP. HCM bị rung lắc

Việt Nam – Brazil: Thúc đẩy hợp tác mạnh mẽ trong các lĩnh vực thế mạnh

Tổng thống Brazil thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam

Việt Nam và Singapore: Nhiều thuận lợi mở rộng hợp tác an ninh lương thực

Hà Nội triển khai quyết liệt các giải pháp chặn gia tăng ô nhiễm

Việt Nam – Singapore: Tiếp tục thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực then chốt

Giờ Trái đất 2025: Tiết kiệm hơn 942 triệu đồng sau 1 giờ tắt đèn

Hàng chục ha lúa ở Gia Lai, Kon Tum bị hư hỏng do khô hạn

Thêm 8 cây cổ thụ vùng ngoại thành Hà Nội được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Phú Thọ: 2 cây hoa đại 1.000 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

“Số hóa cây cổ thụ” – Giải pháp tối ưu để quản lý, bảo vệ cây xanh

Chuyên gia: ‘Cây Di sản Việt Nam là thương hiệu của thương hiệu’

Kỷ niệm 15 năm hoạt động bảo tồn Cây Di sản Việt Nam

[15 năm Cây Di sản Việt Nam] Hành trình kết nối cộng đồng chung tay bảo vệ cảnh quan, môi trường

Thứ tư, 02/04/2025

Xây dựng, phát triển sản phẩm du lịch liên kết 6 tỉnh Tây Bắc

Chủ nhật, 28/08/2022 04:08

TMO - Được thiên nhiên ban tặng cảnh quan hùng vĩ, cộng với nhiều lợi thế khác, các tỉnh khu vực vùng Đông Bắc đã liên kết tạo bước đột phá trong phát triển du lịch.

Nhằm nhận diện rõ hơn tiềm năng, lợi thế trong phát triển du lịch; đề xuất các giải pháp nhằm xây dựng, phát triển sản phẩm du lịch liên kết giữa các địa phương, sáng 26/8, tại thành phố Hà Giang, UBND tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang phối hợp tổ chức Hội thảo “Xây dựng, phát triển sản phẩm du lịch liên kết 6 tỉnh Việt Bắc”.

Thiên nhiên ưu đãi cho các tỉnh Việt Bắc những điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch ( Ảnh ruộng bậc thang Hoàng Su Phì, Hà Giang) 

Sau 12 năm các tỉnh Việt Bắc triển khai chương trình hợp tác, đến nay vùng Việt Bắc đã được đông đảo du khách xem là địa điểm du lịch hấp dẫn với những điểm đến thú vị như: Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn, danh lam thắng cảnh ruộng bậc thang Hoàng Su Phì (tỉnh Hà Giang); Công viên Địa chất Non nước (tỉnh Cao Bằng); danh lam thắng cảnh hồ Ba Bể (tỉnh Bắc Kạn); hồ Na Hang (tỉnh Tuyên Quang); hồ Núi Cốc (tỉnh Thái Nguyên) và chợ Kỳ Lừa, chùa Tam Thanh, núi Mẫu Sơn (tỉnh Lạng Sơn)…

Thác Bản Giốc (tỉnh Cao Bằng) thu hút đông đảo khách du lịch 

Việt Bắc còn thu hút du khách bởi các di tích lịch sử được Thủ tướng Chính phủ quyết định xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt như: Di tích lịch sử Pác Bó (Cao Bằng), ATK Chợ Đồn (Bắc Kạn), Di tích khởi nghĩa Bắc Sơn (Lạng Sơn), ATK Định Hóa (Thái Nguyên), Khu di tích lịch sử Tân Trào (Tuyên Quang) và di tích lịch sử quốc gia Cột cờ Lũng Cú (Hà Giang) - dấu ấn thiêng liêng nơi địa đầu tổ quốc. 

Đặc biệt, 6 tỉnh khu vực Việt Bắc còn hấp dẫn du khách bằng bản sắc độc đáo của các dân tộc. Đây được coi là một trong những thế mạnh để các tỉnh xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng. Đến với Việt Bắc, du khách sẽ được trải nghiệm nhiều hoạt động văn hóa, du lịch mang đậm bản sắc văn hóa của các dân tộc như Tày, Nùng, Mông, Dao, Sán Dìu, Sán Chay, Lô Lô cùng rất nhiều dân tộc khác, được thể hiện qua các lễ hội, văn hóa dân gian, ẩm thực, nghề thủ công truyền thống, chợ phiên vùng cao... Các dân tộc Việt Bắc đều giữ được những nét văn hóa truyền thống riêng có của mình, tạo nên bản sắc độc đáo có sức thu hút đối với du khách.

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng đề nghị, các địa phương cần xác định cách tiếp cận mới trong xây dựng liên kết vùng. Nhìn nhận một cách toàn diện về những khó khăn, thách thức, xác định rõ đâu là điểm nghẽn cần khơi thông. Đặc biệt, mỗi tỉnh cần xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng, tiêu biểu, mang đậm dấu ấn văn hóa của từng địa phương; chú trọng cách tạo ra sản phẩm, quản lý sản phẩm và đánh giá hiệu quả mà sản phẩm mang lại dưới góc độ kinh tế-xã hội.

Để liên kết thực sự bền vững và phát huy hiệu quả, các địa phương cần chú trọng vai trò của doanh nghiệp, liên kết du lịch phải bắt đầu từ doanh nghiệp, thực hiện tốt công tác đào tạo nguồn nhân lực cho hoạt động du lịch. 

Chương trình " Qua miền Di sản 6 tỉnh Việt Bắc" với những nét văn hóa độc đáo của các địa phương vừa được tổ chức. Ảnh: Duy Tuấn  

UBND tỉnh Hà Giang đề nghị UBND tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các doanh nghiệp 6 tỉnh Việt Bắc cần xây dựng kế hoạch liên kết hợp tác phát triển du lịch cụ thể. Liên kết phát triển du lịch vùng cần có biện pháp hữu hiệu để bảo vệ tài nguyên du lịch và giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc ở từng địa phương; bảo đảm theo nguyên tắc bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị khu di tích lịch sử cách mạng trên địa bàn chiến khu.

Các tỉnh tập trung phát triển sản phẩm du lịch mang tính đặc thù của địa phương, xây dựng tour, tuyến du lịch, tạo chuỗi sản phẩm du lịch đặc sắc. Đồng thời, các tỉnh tăng cường hợp tác xúc tiến quảng bá sản phẩm du lịch liên kết; xây dựng đề án xúc tiến chung cho từng giai đoạn cụ thể; phát triển đồng bộ hạ tầng, cơ sở vật chất nối liền các điểm tham quan du lịch để hình thành các tour, tuyến du lịch đặc sắc. Xây dựng cơ chế khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho công ty lữ hành đến khảo sát xây dựng kết nối tour, tuyến du lịch, tạo chuỗi sản phẩm du lịch đặc sắc, phong phú, đa dạng

Di tích Lán Nà Nưa tại Khu di tích lịch sử Tân Trào (Tuyên Quang) 

Với khát vọng đưa du lịch các tỉnh trong vùng Việt Bắc phát triển nhanh trong những năm tới lãnh đạo UBND 6 tỉnh Việt Bắc đã ký kết chương trình hợp tác phát triển du lịch giai đoạn 2022-2027 và công bố ba sản phẩm du lịch liên kết vùng Việt Bắc gồm: Sản phẩm “Hành trình kết nối di sản UNESCO Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn, Hà Giang - Cao Bằng - Lạng Sơn”; sản phẩm “Huyền thoại sông Gâm và con đường di sản cách mạng Việt Bắc”; sản phẩm “Từ chiến khu cách mạng Tân Trào đến mặt trận biên giới Vị Xuyên”.

Đây là những sản phẩm được hình thành dựa trên tuyến thuận lợi về hạ tầng giao thông, kết nối những điểm di sản văn hóa, di tích lịch sử cách mạng, địa chỉ đỏ, tạo thành các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

 

 

Bùi Kiên 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline