Hotline: 0941068156

Thứ ba, 07/05/2024 12:05

Tin nóng

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Thứ ba, 07/05/2024

Xây dựng chuỗi cung ứng nông, thủy sản an toàn

Thứ sáu, 20/10/2023 07:10

TMO - Tỉnh Sơn La đang đẩy mạnh việc xây dựng chuỗi cung ứng nông, thủy sản thực phẩm an toàn, qua đó giúp kiểm soát nguồn gốc và chất lượng sản phẩm, hướng đến bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.

Tỉnh Sơn La có trên 350.000 ha đất nông nghiệp, tuy nhiên, trước đây, do sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, phân tán, không theo nhu cầu của thị trường, nên chưa khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế về đất đai. Năng lực sản xuất của nông dân còn hạn chế. Hệ thống hạ tầng phục vụ phát triển sản xuất thiếu và yếu ảnh hưởng đến sản xuất, tiêu thụ nông sản. Mặt khác, chưa tạo được mối liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp; giữa sản xuất với tiêu thụ sản phẩm.

Sở NN&PTNT tỉnh cho biết, Nghị định số 98/2018/NĐ-CP của Chính phủ tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, nâng cao lợi ích của các cá nhân tham gia trong chuỗi liên kết, Việc triển khai hiệu quả Nghị định đã khắc phục tình trạng sản xuất nhỏ lẻ, nâng chất lượng sản phẩm nông sản sạch, an toàn theo các tiêu chuẩn; là động lực quan trọng, thúc đẩy phát triển ngành nông nghiệp của tỉnh.

Chuỗi cung ứng thực phẩm nông, thủy sản an toàn là việc liên kết kiểm soát tất cả các khâu từ sản xuất ban đầu đến tiêu thụ sản phẩm, bao gồm từ trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt đến thu gom, sơ chế, chế biến, đóng gói, vận chuyển và phân phối tiêu thụ sản phẩm... Tất cả các công đoạn đều áp dụng chương trình quản lý chất lượng theo kiểm soát mối nguy an toàn thực phẩm toàn bộ chuỗi, bảo đảm truy xuất nguồn gốc, có cam kết về đảm bảo an toàn…, qua đó, giúp người tiêu dùng an tâm khi sử dụng sản phẩm.

Tỉnh Sơn La ban hành nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích sản xuất, tiêu thụ và phát triển các sản phẩm nông sản, thủy sản theo chuỗi cung ứng. 

Tạo cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển sản xuất nông sản, thủy sản an toàn, tỉnh Sơn La đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích sản xuất, tiêu thụ và phát triển các sản phẩm nông sản, thủy sản theo chuỗi cung ứng, như: Hỗ trợ xây dựng hệ thống nhận diện và truy xuất nguồn gốc sản phẩm; hỗ trợ doanh nghiệp, HTX tổ chức chứng nhận đánh giá, cấp giấy chứng nhận VietGAP, GlobaGAP hoặc các tiêu chuẩn tương tự; hỗ trợ nhãn mác, mua bao bì đóng gói sản phẩm đưa đi tiêu thụ; hỗ trợ một phần kinh phí đầu tư hệ thống tưới tiết kiệm theo Nghị quyết số 128/2020/NQ-HĐND ngày 28/2/2020 của HĐND tỉnh Sơn La về ban hành chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn tỉnh Sơn La...  

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sơn La, việc triển khai xây dựng các chuỗi cung ứng nông sản an toàn đã mang lại hiệu quả tích cực, làm thay đổi nhận thức, kiến thức về bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm; giúp kiểm soát từng công đoạn và quá trình tạo ra sản phẩm chất lượng an toàn. Đồng thời, tạo liên kết chặt chẽ giữa các cơ sở tham gia vào chuỗi sản xuất, tăng hiệu quả trách nhiệm của mỗi cơ sở trong việc bảo đảm chất lượng an toàn thực phẩm; phát triển các doanh nghiệp, HTX gắn với cơ sở sơ chế, chế biến, kênh phân phối, mạng lưới phân phối tiêu thụ, tạo niềm tin của người tiêu dùng, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn.

Trong 9 tháng của năm 2023, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã cấp giấy xác nhận chuỗi cung ứng thực phẩm nông sản, thủy sản an toàn cho 12 doanh nghiệp, hợp tác xã, nâng tổng số lên 250 chuỗi cung ứng nông sản, thủy sản an toàn đang hoạt động. Trong đó: 32 chuỗi rau an toàn, diện tích 257 ha, sản lượng 11.111 tấn/năm; 165 chuỗi quả an toàn diện tích 3.665 ha, sản lượng 45.500 tấn/năm; 02 chuỗi cà phê diện tích 66 ha, sản lượng 632 tấn/năm; 09 chuỗi chè diện tích 527 ha, sản lượng 7.515 tấn/năm; 02 chuỗi gạo diện tích 130 ha, sản lượng 1.930 tấn/năm; 04 chuỗi thịt lợn quy mô 35.000 con, sản lượng 4.350 tấn/năm; 02 chuỗi thịt gà an toàn quy mô 32.500 con, sản lượng 35 tấn/năm; 07 chuỗi mật ong an toàn với số lượng 6.854 đàn ong, sản lượng 438 tấn/năm; 17 chuỗi thủy sản nuôi 2.829 lồng bè trên lòng hồ thủy điện Sơn La, sản lượng 1.503 tấn/năm; 02 chuỗi thịt hun khói với sản lượng 3 tấn/năm; 08 chuỗi chế biến nông sản, thuỷ sản an toàn sản lượng 438 tấn/năm.

Kiểm soát chất lượng nông sản tại các vùng trồng được ngành chức năng tỉnh đẩy mạnh triển khai. Ảnh: LH. 

Công tác hỗ trợ quản lý mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu, phát triển thương hiệu nông sản của tỉnh. Tính đến tháng 9 năm 2023, Sơn La đã được Cục Bảo vệ thực vật đàm phán với nước nhập khẩu cấp được 293 mã số vùng trồng trong đó đang duy trì có 217 mã số vùng trồng xuất khẩu sang các thị trường: 129 mã số xuất khẩu sang Trung Quốc, 31 mã số xuất khẩu sang Hoa Kỳ, 41 mã số xuất khẩu sang Australia, 9 mã số xuất sang New Zealand, 03 mã số Eu, 03 mã số đi các thị trường khác…

Trong đó xoài 80 mã số, nhãn 109 mã số, chuối 16 mã số, mận 5 mã số, mắc ca 1 mã số, thanh long 2 mã số, chanh leo 4 mã số. Tỉnh đã cấp 42 mã số cơ sở đóng gói, hiện tại đang duy trì 9 cơ sở đóng gói với 10 mã số đóng gói. Năm 2023 được cấp thêm 03 mã số cơ sở đóng gói (với 2 cơ sở), đang tiến hành kiểm tra, giám sát việc duy trì (9 cơ sở đóng gói với 10 mã số đóng gói).

Đến nay đã có 26 sản phẩm được cấp bảo hộ nhãn hiệu mang địa danh của tỉnh trong đó: 12 sản phẩm quả, cụ thể: 01 chỉ dẫn địa lý (Quả xoài tròn Yên Châu), 11 nhãn hiệu chứng nhận (Cam Phù Yên; Nhãn Sông Mã; Táo Sơn tra Sơn La; Na Mai Sơn; Bơ Sơn La; Chuối Yên Châu; Mận Sơn La; Chanh leo Sơn La, Nhãn Sơn La; Bơ Mộc Châu; Xoài Sơn La); 05 sản phẩm chè (01 chỉ dẫn địa lý chè: Shan tuyết Mộc Châu; 02 nhãn hiệu chứng nhận: chè Olong Mộc Châu, chè Phổng Lái; 01 nhãn hiệu tập thế: chè Tà Xùa Bắc Yên; Đăng ký thành công hộ sản phẩm tại Thái Lan: chè Shan tuyết Mộc Châu); 01 nhãn hiệu chứng nhận rau an toàn Mộc Châu; 01 nhãn hiệu chứng nhận rau an toàn Vân Hồ; 01 nhãn hiệu chứng nhận lúa nếp tan Mường Và; 01 chỉ dẫn địa lý cà phê; 01 nhãn hiệu tập thể sản phẩm khoai sọ Thuận Châu; 02 nhãn hiệu chứng nhận sản phẩm cá (cá tầm Sơn La, cá Sông Đà Sơn La); 01 nhãn hiệu chứng nhận sản phẩm chuối Yên Châu; 01 nhãn hiệu chứng nhận mía tím Sông Mã.

Hiện nay trên địa bàn toàn tỉnh có 145 cơ sở áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt VietGAP, GlobalGAP còn hiệu lực, cụ thể: 132 cơ sở trồng trọt (rau, củ, cây ăn quả, chè, cà phê) với tổng diện tích 2.714,09 ha, sản lượng 43.570,76 tấn/năm; 8 cơ sở nuôi thủy sản thương phẩm với quy mô 413 lồng nuôi cá, sản lượng 194,4 tấn/năm; 05 cơ sở chăn nuôi trong đó: 01 cơ sở nuôi gia cầm với quy mô 33.000 con, sản lượng 30 tấn; 01 cơ sở chăn nuôi lợn quy mô 3000 con, sản lượng 300 tấn/năm; 03 cơ sở nuôi ong mật số lượng 345 đàn, sản lượng 77,5 tấn/năm. Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP đã thu hút được sự tham gia của nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh. Đến nay toàn tỉnh có 110 sản phẩm trong đó: 01 sản phẩm OCOP đạt 5 sao: 51 sản phẩm đạt 4 sao; 58 sản phẩm đạt 3 sao.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được theo đánh giá của Sở NN&PTNT, việc xây dựng, phát triển các chuỗi cung ứng nông sản, thủy sản an toàn trên địa bàn tỉnh vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân chủ yếu là do vùng sản xuất nông sản của tỉnh còn phân tán, nhỏ lẻ, diện tích được cấp mã vùng trồng và áp dụng VietGAP, GlobalGAP còn thấp so với tổng diện tích đất trồng trọt. Việc áp dụng công nghệ bảo quản, chế biến chưa được chú trọng đầu tư nên tổn thất sau thu hoạch còn chiếm tỷ lệ cao; việc đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất còn hạn chế. Việc thực hiện liên kết sản xuất, sơ chế, chế biến, tiêu thụ nông sản, thủy sản thông qua hợp đồng còn chưa chặt chẽ, sự ràng buộc pháp lý gắn với lợi ích kinh tế giữa các công đoạn sản xuất ban đầu, sơ chế, chế biến, tiêu thụ sản phẩm và giữa các doanh nghiệp, HTX, hộ nông dân còn bất cập.

Các sản phẩm quả trong chuỗi cung ứng nông sản an toàn của tỉnh được quảng bá, giới thiệu đến người tiêu dùng. 

Năm 2024, Sơn La đặt mục tiêu duy trì và phát triển ổn định các chuỗi cung ứng thực phẩm nông sản, thủy sản an toàn được cơ quan có thẩm quyền xác nhận. Phấn đấu phát triển diện tích, sản lượng nông sản, thủy sản thực phẩm an toàn áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt VietGAP, GlobalGAP và các tiêu chuẩn tương tự tăng thấp nhất là 10% so với năm 2023.  

Các ngành chức năng, địa phương trên địa bàn tỉnh phối hợp thực hiện hiệu quả việc xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm; Xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý và đăng ký mã số, mã vạch sản phẩm; Tuyên truyền, quảng bá sản phẩm; Hỗ trợ mưa bao bì, đóng gói sản phẩm; Hỗ trợ đầu tư cơ sở chế biến nông sản; Kiểm tra, thẩm định, lấy mẫu giám sát chuỗi cung ứng thực phẩm nông sản, thủy sản an toàn. 

Để xây dựng chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn và thúc đẩy kết nối cung cầu tiêu thụ nông sản thủy sản, trong thời gian tới, Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản tỉnh  tiếp tục triển khai nghiêm túc công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm của Trung ương, địa phương. Tăng cường phổ biến, tuyên truyền các quy định, chính sách hỗ trợ trong sản xuất sản phẩm nông sản được Chính phủ, Bộ và UBND tỉnh ban hành, tuyên truyền lợi ích và hiệu quả khi doanh nghiệp tham gia chuỗi; đồng thời, tuyên truyền vận động nông dân, hội viên tham gia tích cực vào sản xuất kinh doanh thực phẩm an toàn. Vận dụng các quy định, chính sách trong xây dựng chuỗi để kịp thời hỗ trợ một phần kinh phí cho cơ sở tham gia mô hình.

Đa dạng hóa các hoạt động tuyên truyền, quảng bá các sản phẩm tham gia chuỗi đến đông đảo người tiêu dùng, đồng thời thường xuyên thông tin các điểm bán sản phẩm an toàn để người tiêu dùng biết, lựa chọn. Phối hợp với ngành Công thương, các địa phương trong và ngoài tỉnh đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm tham gia chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn; vận động cơ sở ứng dụng, tham gia các sàn thương mại điện tử để kết nối tiêu thụ sản phẩm; kết hợp giữa phương thức phân phối truyền thống với phân phối hiện đại tăng sản lượng tiêu thụ sản phẩm.

 

 

Hải Yến

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline