Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 22/12/2024 02:12

Tin nóng

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Trên 20 cây cổ thụ ở vườn quốc gia Côn Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam

25 tác phẩm xuất sắc được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Hội nghị Ban Chấp hành 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội

Hoà Bình: 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Đa cổ thụ ở Phú Xuyên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Chủ nhật, 22/12/2024

Xâm nhập mặn tăng cao trong những ngày triều cường

Chủ nhật, 24/04/2022 22:04

TMO - Theo Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, trong những ngày cuối tháng 4 và đầu tháng 5/2022, xâm nhập mặn sẽ tăng cao tại các vùng cửa sông, làm ảnh hưởng đến việc lấy nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản tại đồng bằng sông Cửu Long.

Các tỉnh thuộc vùng giữa khu vực ÐBSCL, bao gồm: TP Cần Thơ, tỉnh Tiền Giang, Long An, Kiên Giang, Hậu Giang, Ðồng Tháp, Vĩnh Long và vùng được kiểm soát mặn ở Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre, mặn có thể xâm nhập sâu đến 40-50km (tùy cửa sông), làm ảnh hưởng thời đoạn lấy nước ở các cửa sông vào những ngày triều cường lên cao, từ ngày 30/4 đến 4/5/2022.

Vùng ven biển ÐBSCL, bao gồm các tỉnh Long An, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và tỉnh Kiên Giang được dự báo là sẽ ảnh hưởng đến sản xuất cả mặn và ngọt ở vùng này. Mặn bất thường có thể xảy ra ở các vùng chưa có kiểm soát mặn triệt để. 

Các địa phương cần vận hành, điều tiết hệ thống thủy lợi, cống ngăn mặn, trữ ngọt đảm bảo lượng nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất 

Vì vậy, cần tăng cường công tác giám sát mặn và kiểm tra độ mặn trước khi lấy nước. Các địa phương tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý chuyên ngành về lịch mùa vụ, cơ cấu cây trồng để chuyển đổi sản xuất phù hợp từng thời điểm; các vùng cách biển 25-30km nên chờ nguồn nước ngọt trên sông ổn định hoặc mưa diện rộng (trong tháng 5) để xuống giống vụ lúa hè thu tiếp theo; phối hợp với các đơn vị quản lý và khai thác công trình thủy lợi, cập nhật lịch vận hành, tranh thủ lấy ngọt (khi độ mặn ngoài sông cho phép) để tích trữ nước trong ao, ruộng, mương liếp…

Ðặc biệt, khi tưới cho cây trồng, nhất là khu vực trồng cây ăn quả (Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Sóc Trăng…) cần kiểm tra chặt chẽ độ mặn trước khi tưới. Các địa phương trong vùng cần tăng cường công tác thủy lợi nội đồng, khai thông dòng chảy, trữ nước phục vụ sản xuất và nuôi trồng thủy sản.

 

Hà Vân

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline