Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 28/09/2024 06:09

Tin nóng

Hải Phòng: Cây thị gần 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

An Giang: Cây gõ mật đầu tiên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thị và mù u cổ thụ ở Thừa Thiên-Huế được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão, cơn bão số 4

Thêm 45 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam, có cây gần 800 năm tuổi

Thủ tướng: Đảm bảo an toàn mới cho học sinh đến trường, lưu ý giữ gìn vệ sinh môi trường

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp 100 tỷ đồng cho các địa phương khắc phục thiệt hại do bão số 3

Quảng Ninh và Hải Phòng dồn toàn lực ứng phó bão số 3

Xuân Trường (Nam Định): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ động ứng phó hiệu quả thiên tai, dịch bệnh trong các cơ sở giáo dục

[Cập nhật bão số 3] Bão có thể giật trên cấp 17, khu vực miền Bắc sẽ có mưa lớn

Bão giật cấp 14: Các địa phương khẩn trương triển khai phương án ứng phó

Hải Phòng: Cây thị gần 300 năm tuổi được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Nghi Xuân (Hà Tĩnh): Cây muỗm cổ thụ hơn 360 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Thêm 3 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái làm Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường

Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm 3 Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026

Quảng Bình: Cây gạo cổ thụ hơn 500 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tân Sơn (Phú Thọ): Hai cây chò chỉ hơn nghìn năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ bảy, 28/09/2024

Ứng dụng thiết bị bay không người lái trong cứu hộ, cứu nạn

Thứ hai, 23/09/2024 08:09

TMO - Việc đưa các thiết bị hiện đại vào làm nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ khi lũ ống, lũ quét xảy ra nhằm giảm thời gian ứng cứu, giảm chi phí và nguồn nhân lực tìm kiếm là yêu cầu cấp bách, đang được các cấp chính quyền đặc biệt quan tâm phát triển.  

Bão số 3 (Yagi) đã gây thiệt hại lớn về tài sản của nhân dân và nhà nước tại các địa phương bị ảnh hưởng bởi bão lũ. Ước tính sơ bộ, thiệt hại về tài sản do bão gây ra khoảng 40.000 tỷ đồng. Bão đã gây ra tình trạng mất điện, mất nước, mất thông tin liên lạc trên diện rộng cùng lúc, khiến công tác thông tin, liên lạc, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn càng trở nên khó khăn, nặng nề và thách thức hơn. Đến nay, một số địa phương vẫn còn tình trạng ngập lụt, hoặc có nguy cơ cao khiến cho thiệt hại còn có thể còn nặng nề hơn.

Để kịp thời cứu trợ lương thực, thực phẩm cho người dân vùng bị cô lập bởi lũ quét, sạt lở đất, những chiếc drone không chỉ hỗ trợ quan sát, tìm kiếm nạn nhân mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nhu yếu phẩm cho con người. Những ngày qua, nhiều đơn vị đã tự nguyện tham gia hỗ trợ công tác tìm kiếm, cứu hộ, vận chuyển nhu yếu phẩm dưới sự chỉ đạo của lãnh đạo địa phương và các cơ quan chức năng. Các thiết bị bay không người lái (drone), ngoài việc thực hiện các nhiệm vụ cứu trợ, còn được trang bị loa và đèn tín hiệu để phát cảnh báo và thu hút sự chú ý của người dân trong những tình huống khẩn cấp. 

Tại tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc- những địa phương bị  ngập lụt nặng nề, chính quyền và người dân đã sử dụng drone nhằm hỗ trợ công tác cứu hộ, tiếp tế nhu yếu phẩm cho bà con. Đội bay drone đã thực hiện 130 chuyến bay tính cả những chuyến bay khảo sát và vận chuyển nhu yếu phẩm với tổng quãng đường bay hơn 200km, vận chuyển hơn 1,5 tấn hàng hóa, nhu yếu phẩm tới người dân bị ảnh hưởng.

Tại những khu vực bị cô lập hoàn toàn, drone dã được sử dụng để khảo sát, đánh giá tình hình. Thông tin tọa độ nhanh chóng gửi đến các lực lượng chức năng, triển khai hỗ trợ ngay khi có thể. Ngoài ra, drone được trang bị loa lớn giúp thu hút sự chú ý và giao tiếp một cách hiệu quả, đảm bảo công tác vận chuyển nhu yếu phẩm diễn ra chính xác và kịp thời. Drone không chỉ được ứng dụng trong việc tiếp tế nhu yếu  phẩm cho người dân mà còn được sử dụng để phun khử khuẩn, vệ sinh môi trường tại những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề bởi lũ quét, sạt lở đất.

Sử dụng drone để khử khuẩn, vệ sinh môi trường khu vực Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai.

Trong số các địa phương bị thiệt hại nặng nề bởi bão số 3, tỉnh Lào Cai ước tính thiệt hại hơn 6.600 tỷ đồng. Đặc biệt tại Làng Nủ, xã Phúc Khánh (huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai), lũ quét, sạt lở đất đã khiến 55 người trong cùng một thôn bị thiệt mạng (tính đến ngày 22/9) và 12 người bị thương, hàng chục ngôi nhà của người dân bị “xoá sổ hoàn toàn”. 

Cùng với việc sớm ổn định cuộc sống cho người dân, một trong những vấn đề được quan tâm nhất lúc này là xử lý môi trường tại khu vực xảy ra sạt lở đất tại thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai. Công việc này đang tích cực được triển khai với sự tham gia của các đơn vị bay drone chuyên nghiệp.

Tại hiện trường vụ sạt lở Làng Nủ hiện vẫn còn rất nhiều rác thải, củi khô, xác động vật và thi thể những nạn nhân bị vùi lấp chưa được tìm thấy. Những ngày qua, nắng nóng diễn ra khiến môi trường ở khu vực này bị ô nhiễm. Bởi vậy việc triển khai những biện pháp xử lý môi trường là việc làm cấp bách hiện nay, tránh phát sinh dịch bệnh cho người dân cũng như lực lượng cứu nạn, cứu hộ tại đây. 

Đơn vị trực tiếp đảm nhiệm công việc phun khử khuẩn cho khu vực hiện trường vụ sạt lở đất đã huy động 4 chiếc drone để phun khử khuẩn cho diện tích 20ha. Mỗi chiếc drone sẽ đem theo khoảng 30 lít hoá chất, mỗi lần phun kéo dài trong 10 phút. Dù điều kiện tác nghiệp gặp nhiều khó khăn, đơn vị đã chuẩn bị kỹ lưỡng về máy móc, phương tiện, đồng thời khảo sát kỹ địa hình.

Để khử khuẩn toàn bộ khu vực bị ảnh hưởng cần khoảng 800 lít hoá chất, là chế phẩm sinh học được làm từ nguyên liệu tự nhiên. Đại diện đơn vị khử khuẩn môi trường tại khu vực Làng Nủ cho biết, đơn vị đã bay khảo sát trước, đánh giá khu vực, xác nhận thông tin địa phương để xem cần khử khuẩn khu vực nào để lên kế hoạch bay phù hợp.  Tuỳ theo liều lượng mà bên men vi sinh cung cấp để hòa tan để phun trải đều được hết khu vực.

Để khử khuẩn toàn bộ khu vực bị ảnh hưởng cần khoảng 800 lít hoá chất. Đây là chế phẩm sinh học được làm từ nguyên liệu tự nhiên như  men vi sinh, sữa chua, đường đỏ, hoa quả chín, men rượu…khử mùi hiệu quả, đảm bảo các điều kiện theo quy định. Mỗi chiếc Drone sẽ đem theo khoảng 30 lít hoá chất, mỗi lần phun kéo dài trong 10 phút. Cùng với đảm bảo môi trường, việc sớm ổn định đời sống, phục hồi sản xuất cho người dân Làng Nủ đang được chính quyền địa phương ráo riết triển khai. Khu tạm định cư cũng đã hoàn thành, các hộ dân bắt đầu di chuyển ra đây ở để đảm bảo cuộc sống trước mắt.

Có thể nói, công nghệ hiện đại với thiết bị bay không người lái đã giúp công tác tìm kiếm người dân gặp nạn, vận chuyển nhu yếu phẩm tới các khu vực khó tiếp cận được thực hiện nhanh chóng và hiệu quả. Không chỉ có vậy, sau khi lũ rút, những thiết bị drone đã hỗ trợ đắc lực trong công tác phun khử khuẩn, xử lý môi trường địa bàn bị ảnh hưởng mưa lũ. Từ đó kịp thời ổn định đời sống cho nhân dân và hạn chế, phòng tránh những dịch bệnh trước, trong và sau bão lũ, sạt lở đất gây ra. 

 

 

Quỳnh Trang

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline