Hotline: 0941068156

Thứ tư, 13/11/2024 06:11

Tin nóng

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Bão giật cấp 17 có thể suy yếu khi gần bờ

Theo dõi chặt chẽ, triển khai các biện pháp ứng phó bão Yinxing

Tiểu vùng Mekong mở rộng: Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo với 3 trụ cột

Bão giật cấp 17 sắp vào Biển Đông

Trong 10 tháng, thiên tai gây thiệt hại trên 78 nghìn tỷ đồng

Việt Nam – UAE: Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế thương mại, văn hóa xã hội

Quảng Nam: Bão số 6 áp sát gây mưa lớn, gió giật cấp 10

Cảnh báo nguy cơ mưa lớn khu vực miền Trung do bão Trà Mi

Quảng Ngãi: Cấm biển từ 10h ngày hôm nay ứng phó bão Trà Mi

Theo dõi sát diễn biến của bão Trà Mi

Phấn đấu tăng trưởng GDP giai đoạn 2026-2030 bình quân khoảng 7,5-8,5%

Thường trực Ban Bí thư Lương Cường giữ chức Chủ tịch nước

Hải Hà (Quảng Ninh): 2 đa cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Diện tích rừng bị thiệt hại trong 9 tháng của năm 2024 giảm 9,3%

Dừng tiếp nhận tác phẩm tham gia Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Đưa quan hệ Việt Nam - Cuba sang giai đoạn mới, phát triển thực chất, bền vững

Hải Phòng: Cây thị gần 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

An Giang: Cây gõ mật đầu tiên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ tư, 13/11/2024

Ứng dụng kỹ thuật cao tạo đột phá trong phát triển nông nghiệp

Thứ ba, 29/10/2024 06:10

TMO - Ứng dụng khoa học, kỹ thuật hiện đại trong quá trình canh tác nông nghiệp được tỉnh Gia Lai đặc biệt chú trọng. Cụ thể, Trung tâm khuyến nông tỉnh Gia Lai đang dần phát triển nền nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, qua đó mang lại nhiều kết quả đột phá trong năng suất và sản lượng của nông sản.

Theo báo cáo từ Sở NN&PTNT tỉnh Gia Lai, tỉnh Gia Lai hiện có khoảng 255.668,4 ha cây trồng các loại sản xuất theo hướng tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, 4C, Organic, Rainforest Alliance, FLO chiếm 41,5% trên tổng diện tích gieo trồng toàn tỉnh; trong đó có khoảng 59.644,17 ha cây trồng được chứng nhận sản xuất theo các tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, 4C, hữu cơ, Rainforest Alliance,… cho các sản phẩm cà phê, hồ tiêu, chè, rau, củ, trái cây, lúa,…

Trên cơ sở tổng hợp kết quả báo cáo của các huyện, thị xã, thành phố, trong 9 tháng đầu năm 2024, tổng diện tích cây trồng cạn ứng dụng tưới tiên tiến, tiết kiệm nước trên địa bàn tỉnh là 56.091,7 ha (nhân dân 44.356,5 ha; doanh nghiệp 11.577,3 ha; nhà nước 157,8 ha) đạt 111,8% so với Kế hoạch đề ra do các huyện, thị xã, thành phố xây dựng (50.179,5 ha) với các công nghệ như tưới phun mưa, tưới nhỏ giọt, tưới nhỏ giọt kết hợp bón phân… (công nghệ của Việt Nam, Israel, Hàn Quốc, Trung Quốc, nhân dân tự độ chế...).

Bên cạnh đó, từ nguồn hỗ trợ của Trung ương và ngân sách địa phương, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Gia Lai (Trung tâm) đã phối hợp với các địa phương xây dựng nhiều mô hình trình diễn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi cho người dân. Nhờ đó, năng suất, chất lượng nông sản địa phương được nâng cao. Cụ thể, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã chủ động phối hợp với các địa phương xây dựng nhiều mô hình trình diễn, chuyển giao một số giống cà phê mới năng suất, chất lượng cao.

Các giống cà phê được chuyển giao như: TRS1, TR4, TR9;  Trung tâm còn hướng dẫn ghép cải tạo vườn cà phê năng suất thấp, trồng cà phê theo tiêu chuẩn chứng nhận 4C với quy mô 135 ha tại các huyện: Ia Grai, Chư Prông, Chư Păh, Đak Đoa. Hiện các giống cà phê mới đạt năng suất bình quân 3,2 tấn nhân/ha. Trung tâm còn xây dựng mô hình phục hồi vườn hồ tiêu chết chậm bằng giải pháp quản lý dịch hại tổng hợp; kết nối người dân và doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ hồ tiêu bền vững.

Công nghệ tưới nước nhỏ giọt, tưới nước tiết kiệm giúp giảm chi phí chăm sóc cây trồng cho người dân. (Ảnh minh hoạ: TA).

Đồng thời, triển khai mô hình tưới nước nhỏ giọt trên nhiều loại cây trồng khác nhau. Đặc biệt, trong những năm gần đây, Trung tâm thực hiện các mô hình trồng xen canh cây ăn quả trong vườn cà phê, hồ tiêu để nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích; xây dựng, chuyển giao mô hình nuôi cá thát lát cườm, cá lăng nha đuôi đỏ và cá trong lồng bè ở một số hồ thủy điện tại các huyện: Chư Păh, Đak Đoa và Ia Grai.

Lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông tỉnh Gia Lai cho biết, hàng năm, từ nguồn vốn Trung tâm Khuyến nông Quốc gia hỗ trợ, đơn vị phối hợp với các địa phương lựa chọn thực hiện mô hình phù hợp với thực tế gắn với tiêu thụ sản phẩm. Nhiều mô hình đã mang lại hiệu quả và đang được nhân rộng như: sản xuất chanh dây theo tiêu chuẩn VietGAP, giống mì kháng bệnh khảm lá vi-rút, cà phê theo tiêu chuẩn 4C...

Thông qua các mô hình, đơn vị phối hợp với chính quyền địa phương mở các lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản để người dân tiếp cận và cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm sản xuất. Nhờ vậy, người dân đã chuyển sang áp dụng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ, 4C… để nâng cao giá trị và chất lượng sản phẩm, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Ngoài ra, từ nguồn vốn sự nghiệp nông nghiệp, các địa phương trong tỉnh đã triển khai xây dựng các mô hình chuyển giao những tiến bộ khoa học kỹ thuật để người dân học tập, áp dụng vào sản xuất. Hàng năm, đơn vị phối hợp với các xã, thị trấn khảo sát, xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp phù hợp với thực tế.

Riêng năm 2024, từ nguồn vốn khuyến nông địa phương khoảng 500 triệu đồng, Trung tâm đã triển khai mô hình trồng mì quy mô 12,5 ha bằng giống mới tại các xã: Chư Đang Ya, Ia Khươl, Ia Mơ Nông và Ia Phí; mô hình trồng dâu nuôi tằm với diện tích 0,6 ha tại xã Ia Nhin. Đồng thời, chủ động phối hợp với các xã, thị trấn mở nhiều lớp tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho người dân. Hiện, nhiều mô hình do đơn vị triển khai đã phát huy hiệu quả như: trồng dưa lưới trong nhà màng; tưới nước tiên tiến, tiết kiệm trên cây cà phê và cây ăn quả. Các mô hình này đang được người dân triển khai nhân rộng.

Tại huyện Đak Pơ, ứng dụng công nghệ, kỹ thuật trong canh tác, chăn nuôi cũng được người dân đẩy mạnh áp dụng. Thông tin từ đại diện Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Đak Pơ cho hay, giai đoạn 2021-2023, Trung tâm đã triển khai gieo trồng thí điểm giống lúa BĐR57 tại một số xã; mô hình nuôi heo đen vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại 3 xã: Yang Bắc, Ya Hội, An Thành; thực hiện tưới nước tiên tiến, tiết kiệm trên cây rau màu, cây ăn quả… Tất cả các mô hình này đều phát huy hiệu quả và đang được người dân nhân rộng.

Trong bối cảnh hiện nay, nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp theo mô hình VietGap, hữu cơ…sử dụng phương pháp tưới nước nhỏ giọt, tiết kiệm… là một trong những mục tiêu hướng đến tại Gia Lai. Đây là tiềm năng phát triển rất lớn, góp phần cải thiện môi trường và nâng cao sản lượng, chất lượng của nông sản. Để tiếp tục phát triển  nông nghiệp hiện đại bền vững,  trong thời gian tới cần có sự phối hợp chặt chẽ, sự hướng dẫn của chính quyền, các tổ chức xã hội và quá trình nghiêm túc thực hiện của người dân trên địa bàn toàn tỉnh Gia Lai.

 

Nguyễn Lan

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline