Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 18/01/2025 20:01

Tin nóng

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Thứ bảy, 18/01/2025

Ứng dụng khoa học-công nghệ nâng cao giá trị cây sầu riêng

Thứ hai, 19/08/2024 12:08

TMO - Sầu riêng là cây trồng có giá trị cao với người dân tỉnh Đồng Nai. Nhờ ứng dụng công nghệ hiện đại, áp dụng kỹ thuật tiên tiến, vườn sầu riêng của một hộ dân tại xã Xuân Tây, huyện Cẩm Mỹ đã đạt năng suất cao, chất lượng đảm bảo. 

Đến nay diện tích trồng sầu riêng của tỉnh Đồng Nai đạt hơn 11.000 ha (sản lượng khoảng 70.000 tấn), đứng đầu khu vực Đông Nam Bộ và đứng thứ tư cả nước (sau Đăk Lăk, Lâm Đồng, Tiền Giang). Các giống sầu riêng trồng chủ yếu là Ri6 (chiếm 45% diện tích), DONA (chiếm 50% diện tích). Tỉnh Đồng Nai đã hình thành được nhiều vùng chuyên canh sản xuất an toàn được cấp chứng nhận VietGAP. Nhiều vùng chuyên canh sầu riêng của tỉnh đang ứng dụng công nghệ cao để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu. Cây sầu riêng đã giúp nhiều nông dân ở Đồng Nai thoát nghèo và vươn lên làm giàu.

Để đạt được kết quả trên là nhờ những người nông dân trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đã tiên phong ứng dụng khoa học kỹ thuật mới vào canh tác sầu riêng. Đơn cử như tại hộ gia đình ông Sú Sắng Sau - bà Hứa Chung Anh ở xã Xuân Tây (huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai), đây là một trong số những hộ dân đã tích cực ứng dụng công nghệ cao trong quá trình canh tác, chăm bón vườn sầu riêng đặc sản DONA rộng 5ha của mình. Để gây dựng được vườn sầu riêng đặc sản, sinh trưởng tốt, đạt năng suất cao ngay từ những năm đầu thu hoạch, ông Sú Sắng Sau đã ứng dụng nhiều giải pháp công nghệ. 

Được biết toàn bộ vườn sầu riêng của gia đình đều được ông Sau quy hoạch thành từng luống với các cây được trồng với khoảng cách đều nhau. Từng cây sầu riêng được đánh số cụ thể, được tỉa cành, tạo tán tròn đều, vừa tạo ra từng hàng cây đẹp, vừa là giải pháp giúp cây trồng sinh trưởng tốt, tỷ lệ đậu trái cao với chất lượng cao.

Người dân đánh số từng cây sầu riêng để quản lý vườn tốt hơn. Ảnh:BN.

Việc đánh số từng cây trồng cụ thể giúp nông dân quản lý tốt hơn vườn cây. Người trồng luôn nắm rõ từng cây trong vườn để giám sát về tốc độ sinh trưởng, phát triển đến việc cây nào xuất hiện sâu bệnh gì để xử lý kịp thời và hiệu quả.

Đặc biệt, hộ gia đình ông Sau đã chú trọng, đầu tư đồng bộ về hệ thống tưới nước tự động theo công nghệ mới. Đây là giải pháp giúp vườn cây không bị ảnh hưởng khô hạn trong mùa khô vừa qua. Ông Sau đã đầu tư ao trữ nước có mái che, vừa hạn chế tình trạng rong rêu phát triển, vừa giảm bốc hơi nước. Hệ thống tưới công nghệ mới với nhiều cải tiến, không chỉ đảm bảo tưới nước đẫm hết quanh gốc cây, mà còn gắn béc tưới cao phủ từ trên ngọn cây xuống.

Giải pháp này không chỉ tưới giữ mát cho lá để giảm sự ảnh hưởng của nắng nóng gay gắt, mà còn góp phần rửa được nhiều loại sâu, rầy gây hại cho cây trồng. Đặc biệt, giúp diệt trừ hiệu quả loài nhện đỏ bám trên lá, là loài gây hại rất lớn trên cây sầu riêng. Bên cạnh việc chọn giống ngon, chất lượng cao để canh tác, gia đình ông Sau còn sản xuất theo quy trình an toàn, tăng cường ứng dụng lợi khuẩn Probiotic (IMO) và nấm men rượu (MEVI) để tạo ra phân bón hữu cơ, thuốc sinh học từ nguồn rác thải hữu cơ, phế phụ phẩm nông nghiệp, chất thải chăn nuôi… để sản xuất theo hướng hữu cơ.

Các giải pháp trừ sâu bệnh hại bằng sinh học và ưu tiên sử dụng phân bón hữu cơ chăm sóc giúp cây trồng sinh trưởng tốt, đạt năng suất cao, ngay cả khi thời tiết cực đoan, thất thường như mùa khô hạn vừa qua. Qua đó, góp phần xây dựng thương hiệu về chất lượng cho đặc sản sầu riêng của địa phương nói riêng, của tỉnh Đồng Nai nói chung.

Sầu riêng là cây lâu năm, muốn có năng suất cao, trái ngon, bán được giá thì đầu tiên phải chọn được giống tốt. Song song đó, người trồng phải áp dụng đồng bộ các biện pháp khoa học, xử lý đất và các loại nấm, sâu bệnh… Phải hiểu rõ đặc tính sinh lý cùng sự phát triển của cây, khi nào cần bón phân, tưới nước và siết nước, cũng như liều lượng dinh dưỡng, lượng nước tưới phù hợp, bởi ở từng thời điểm phát triển, cây sầu riêng có nhu cầu dinh dưỡng và cách chăm sóc khác nhau.

Trong phát triển nông nghiệp xanh thì ứng dụng công nghệ cao là một trong những giải pháp giúp ngành nông nghiệp tăng năng suất, chất lượng, giảm công lao động. Đồng thời, sản phẩm làm ra có thể đưa xuất khẩu chính ngạch. Do đó, nhiều năm nay, tỉnh Đồng Nai đã có nhiều chính sách, kế hoạch để khuyến khích nông dân ứng dụng công nghệ cao vào trong chăn nuôi, trồng trọt.

Để sầu riêng Đồng Nai đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất, Lãnh đạo Sở NN&PTNT tỉnh Đồng Nai cho biết, thời gian tới tỉnh Đồng Nai sẽ mở rộng mã số vùng trồng, nâng cao chất lượng của các mã số vùng trồng được cấp. Đó là nâng cao chất lượng, chủ yếu nâng cao hiệu quả của từng chủ thể, trong đó tuân thủ đúng, duy trì đầy đủ các quy định, yêu cầu về chất lượng. Đặc biệt trong mỗi vụ sẽ áp dụng công nghệ cao, công nghệ canh tác tiên tiến hơn, an toàn hơn để đảm bảo được truy suất nguồn gốc.

Cụ thể, tại Kế hoạch số 240/KH-UBND ngày 04/11/2022 về Chuyển đổi số ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, đã nhấn mạnh xây dựng mô hình chuyển đổi số nhằm phát triển nông nghiệp công nghệ cao hướng chú trọng nông nghiệp thông minh, nông nghiệp chính xác, tăng tỷ trọng của nông nghiệp công nghệ số trong nền kinh tế. Đồng thời ứng dụng công nghệ số để tự động hóa các quy trình sản xuất, kinh doanh; giám sát nguồn gốc, chuỗi cung ứng sản phẩm, bảo đảm nhanh chóng, minh bạch, chính xác, an toàn, vệ sinh thực phẩm… 

Được biết sầu riêng DONA là giống đặc sản sầu riêng có tiếng của riêng đất Đồng Nai. Đây là giống sầu riêng từng được xuất khẩu tốt vào thị trường Hoa Kỳ. Nhiều năm qua, giống sầu riêng đặc sản này có tiếng trên thị trường vì chất lượng ngon với nhiều ưu điểm nổi bật như hạt lép, cơm dày và khô ráo, có thể tách hạt khỏi phần thịt quả mà không dính tay, vị ngọt đậm đà, hình thức trái đẹp. Thương hiệu sầu riêng này không chỉ được đăng ký sở hữu trí tuệ ở Việt Nam, mà còn ở nhiều nước trên thế giới.

 

 

 Lê Hằng

 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline