Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 22/02/2025 14:02

Tin nóng

Thủ tướng: Chú trọng phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn

Ông Nguyễn Chí Dũng và Mai Văn Chính làm Phó Thủ tướng Chính phủ

Các địa phương cần chủ động phương án ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

 Bắc Giang: Gạo cổ thụ 160 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Dương: Duối cổ thụ hơn 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản

Kỳ họp bất thường lần thứ 9: Cần tư duy mới, cách làm mới, đột phá về thể chế

Đến năm 2030 hoàn thiện cơ chế chính sách ứng dụng năng lượng nguyên tử

Rét đậm, rét hại có thể kéo dài, các địa phương cần chủ động ứng phó

Lào Cai: Đa cổ thụ gần 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tình hình sản xuất nông, lâm, thủy sản và công nghiệp tháng 1/2025

18 địa phương được giao mục tiêu tăng trưởng GRDP năm 2025 từ 10% trở lên

Hành động quyết liệt để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên

Chậm nhất đến năm 2031 phải hoàn thành Nhà máy điện hạt nhân

Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Giám sát chặt chẽ các địa phương thực hiện có hiệu quả phong trào trồng cây

Hàng nghìn người đi lễ đền Trần ngày Mùng 2 Tết

[Tết trồng cây Xuân Ất Tỵ 2025] Các địa phương cần tổ chức thiết thực, hiệu quả

Chào năm mới Ất Tỵ 2025

Người dân ùn ùn đổ về trung tâm xem bắn pháo hoa đón Giao thừa

Hà Nội dừng trình diễn drone trong đêm đón Giao thừa Tết Ất Tỵ

Thứ bảy, 22/02/2025

Ứng dụng công nghệ số trong quản lý hoạt động bảo tàng

Thứ năm, 06/02/2025 06:02

TMO - Thời gian gần đây, nhiều bảo tàng đang tìm hướng đi mới thông qua nhiều phương thức, trong đó nổi bật nhất là ứng dụng công nghệ hiện đại trong quản lý, hoạt động. Chuyển đổi số đã mang lại những trải nghiệm mới mẻ cho người dân, du khách, góp phần bảo vệ và phát huy giá trị các di sản văn hóa, lịch sử của dân tộc.

Ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số nhằm quản lý, khai thác hiệu quả các dữ liệu, tối ưu hóa chất lượng trải nghiệm cho du khách là yếu tố quan trọng nâng cao giá trị điểm đến, tăng hiệu quả quảng bá, giới thiệu du lịch hướng tới phát triển bền vững trong hoạt động của bảo tàng tại các địa phương trên cả nước.

Công nghệ số không chỉ giúp doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách, ứng dụng công nghệ còn giúp các đơn vị, nhà nước quản lý hệ thống bảo tàng nâng cao chất lượng dịch vụ, phát triển du lịch thông minh. Khách hàng có thể lên các trang thông tin điện tử, ứng dụng trực tuyến tìm hiểu thông tin chi tiết về các hiện vật được lưu giữ tại bảo tàng…

Đơn cử tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, việc ứng dụng công nghệ hiện đại vào trưng bày, giới thiệu hiện vật làm tăng tính chân thực, sống động, khiến người xem thích thú, không thể rời mắt. Từ khi mở cửa, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam đón hàng nghìn lượt khách đến tham quan, trải nghiệm mỗi ngày.

Con số cứ tăng dần, đỉnh điểm có ngày bảo tàng ghi nhận tới 60.000 lượt tham quan - một lượng khách không thua kém những bảo tàng Top đầu thế giới như Bảo tàng nghệ thuật Louvre (Pháp), Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên (Anh), Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc gia (Mỹ)... Đa phần khách tham quan đều ấn tượng với công nghệ, kỹ thuật trưng bày hiện đại được ứng dụng tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam. Tiêu biểu, bảo tàng đã triển khai công nghệ sa bàn 3D Mapping, màn hình cảm ứng và công nghệ thực tế ảo mở rộng (XR) để tái hiện lại các trận chiến lịch sử.

Khách tham quan có thể trải nghiệm không gian tái hiện chiến dịch Điện Biên Phủ trên không năm 1972 với hình ảnh máy bay MIG 21 tham gia tác chiến, bắn rơi máy bay B52 và nhiều chiến thắng lịch sử vang dội...Đặc biệt, bảo tàng còn có một booth chơi game. Tại đây, du khách sẽ đeo kính thực tế ảo, ngồi trong một khoang chỉ huy xe tăng giả lập và trải nghiệm ngồi xe húc đổ cổng Dinh Độc Lập ngày 30.4.1975.

Đây cũng là cách giới trẻ tự trải nghiệm, ghi nhớ về một cột mốc lịch sử quan trọng của dân tộc. Lãnh đạo Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam - cho biết, hiện nay hệ thống trưng bày của Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam đã ứng dụng khá nhiều công nghệ hiện đại như 3D Mapping, trình chiếu phim 3D, phim 2D, công nghệ thực tế ảo, trải nghiệm tương tác, multimedia, tái tạo không gian lịch sử… đã tạo nên sự hấp dẫn đối với khách tham quan, nhất là đối tượng thanh thiếu niên. Trong thời gian tới, để đáp ứng nhu cầu của công chúng, bảo tàng sẽ xây dựng các chương trình tham quan thực tế ảo trên internet, tour tham quan 3D cho các hiện vật khối lớn, bảo vật quốc gia để công chúng được trải nghiệm tốt hơn.

Việc ứng dụng công nghệ số, chuyển đổi số cũng được Bảo tàng Lịch sử Quốc gia sớm triển khai thực hiện. Theo Lãnh đạo Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, để thu hút khách tham quan, yếu tố quan trọng là biến bảo tàng trở thành địa chỉ quen thuộc, tạo thói quen cho du khách đến đây hàng tháng, thậm chí hàng tuần. Trong đó, học sinh - sinh viên là đối tượng khách thường xuyên tiềm năng nhất của bảo tàng. Bảo tàng không chỉ ứng dụng công nghệ để số hóa hiện vật mà còn biến công nghệ số thành công cụ hỗ trợ giáo dục, đáp ứng nhu cầu học tập và nghiên cứu của thế hệ trẻ, mở ra cơ hội kết nối và khám phá lịch sử Việt Nam một cách sáng tạo và hiện đại.

Học sinh sử dụng ứng dụng tra cứu, xem thông tin chi tiết về các di sản văn hoá, tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia. (Ảnh minh hoạ: BQN). 

Các chương trình được thiết kế đa dạng và đổi mới liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu học tập và khám phá của từng đối tượng. Điều này giúp bảo tàng giữ chân khách tham quan. Việc ứng dụng các thành tựu của Cách mạng công nghiệp 4.0 như thực tế ảo, công nghệ 3D, trí tuệ nhân tạo… giúp các bảo tàng không chỉ là nơi lưu giữ giá trị quá khứ mà còn là không gian học tập, khám phá hiện đại và đầy cảm hứng.

Trong đó, Bảo tàng Dân tộc học được coi là bảo tàng tiên phong trong việc áp dụng công nghệ số vào hoạt động trưng bày và hướng dẫn khách tham quan, đặc biệt là hệ thống thuyết minh tự động đa ngôn ngữ. Ngoài ra bảo tàng Lịch sử TP. HCM đã thử nghiệm mô hình Robot Sanbot ứng dụng AI để hướng dẫn khách tham quan, với các tính năng như trình chiếu hình ảnh, video giới thiệu về bảo tàng, hiện vật và các phòng trưng bày…

Ngoài ra, tại các địa phương khác trên cả nước, ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý hoạt động bảo tàng cũng được các tỉnh, thành phố chú trọng triển khai. Tại Bảo tàng Hải Dương hiện cũng đang ứng dụng công nghệ phục vụ công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản khá hiệu quả.

Bảo tàng tỉnh Hải Dương hiện lưu giữ trên 52.000 tư liệu, hiện vật với nhiều chất liệu khác nhau như: đồ đồng, đồ gốm, đồ đá, đồ gỗ, giấy... Trong đó phải kể đến một số hiện vật quý như: Trống đồng Hữu Chung thuộc văn hóa Đông Sơn (được công nhận là Bảo vật quốc gia), bộ sưu tập gốm Cù Lao Chàm, gốm Chu Đậu, súng thần công, tháp mộ Huyền Quang, mộ Hán...

Mỗi năm, Bảo tàng tỉnh tiếp nhận thêm hàng trăm tài liệu, hiện vật phục vụ trưng bày, tham quan, nghiên cứu của nhân dân. Trước đây, với khối lượng hiện vật đồ sộ này, việc cập nhật hiện vật phải làm hoàn toàn thủ công gây khó khăn trong việc tra cứu. Nhưng hiện nay, với sự hỗ trợ của phần mềm quản lý theo chuyên đề, bộ sưu tập, niên đại… đã giúp công tác tra cứu thuận lợi, việc kiểm kê và bảo quản hiện vật tốt hơn.

Đến nay, đã có trên 15.500 hiện vật, tư liệu, phim ảnh của Bảo tàng tỉnh được cập nhật đầy đủ thông tin trên phần mềm. Bên cạnh việc triển khai áp dụng số hoá cho tư liệu, hiện vật, những năm gần đây Bảo tàng tỉnh còn ứng dụng trình chiếu các phim tư liệu, clip ngắn giới thiệu, làm rõ hơn hiện vật liên quan đến từng cuộc trưng bày. Như cuộc trưng bày về thời kỳ tiền sơ sử, phim tư liệu thời kỳ bao cấp, clip ngắn giới thiệu về trống đồng Hữu Chung…

Đây cũng là bước đệm quan trọng trong việc tiếp tục tăng cường đầu tư ứng dụng số hóa, công nghệ ở Bảo tàng tỉnh trong thời gian tới. Công tác số hóa bảo tàng không chỉ giúp bảo tồn và phục hồi các tài liệu, hiện vật quý giá mà còn giúp công chúng có thể tiếp cận với những tài liệu, hiện vật này nhanh và dễ dàng dù ở bất cứ đâu, đặc biệt là giới trẻ.

Với việc sử dụng công nghệ số, bảo tàng có thể tạo ra trải nghiệm tương tác, giúp mọi người khám phá và tìm hiểu về các tài liệu, hiện vật thú vị và sinh động hơn. Trong thời gian tới, các bảo tàng trên cả nước sẽ đầu tư xây dựng bảo tàng ảo 3D để giới thiệu rộng rãi tới công chúng. Đồng thời tiếp tục số hóa, trong đó ưu tiên thực hiện số hóa các bảo vật quốc gia, hiện vật và sưu tầm hiện vật tiêu biểu để người dân, du khách dễ dàng tiếp cận được nguồn tin chính thống và tìm hiểu chi tiết về lịch sử, các hiện vật, di sản văn hoá của Việt Nam nói chung và từng địa phương nói riêng…/.

 

 

Mạnh Tường

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline