Hotline: 0941068156

Thứ năm, 19/09/2024 23:09

Tin nóng

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão, cơn bão số 4

Thêm 45 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam, có cây gần 800 năm tuổi

Thủ tướng: Đảm bảo an toàn mới cho học sinh đến trường, lưu ý giữ gìn vệ sinh môi trường

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp 100 tỷ đồng cho các địa phương khắc phục thiệt hại do bão số 3

Quảng Ninh và Hải Phòng dồn toàn lực ứng phó bão số 3

Xuân Trường (Nam Định): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ động ứng phó hiệu quả thiên tai, dịch bệnh trong các cơ sở giáo dục

[Cập nhật bão số 3] Bão có thể giật trên cấp 17, khu vực miền Bắc sẽ có mưa lớn

Bão giật cấp 14: Các địa phương khẩn trương triển khai phương án ứng phó

Hải Phòng: Cây thị gần 300 năm tuổi được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Nghi Xuân (Hà Tĩnh): Cây muỗm cổ thụ hơn 360 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Thêm 3 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái làm Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường

Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm 3 Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026

Quảng Bình: Cây gạo cổ thụ hơn 500 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tân Sơn (Phú Thọ): Hai cây chò chỉ hơn nghìn năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Hóa: Cây muỗm cổ thụ hơn 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hàng nghìn cơ sở sản xuất kinh doanh phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính năm 2024

Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản: Đánh giá kỹ tác động của chính sách

Thứ năm, 19/09/2024

Ứng dụng công nghệ số trong bảo tồn giá trị di sản văn hóa

Thứ tư, 18/09/2024 14:09

TMO - Trong bối cảnh công nghệ số đang ngày càng phát triển, tỉnh Quảng Ngãi đã và đang chú trọng số hoá các di sản văn hoá, các hiện vật có tính chất lịch sử tại các bảo tàng, thư viện, điểm di tích…nhằm tái hiện và bảo tồn, phát huy giá trị của di sản. 

Chuyển đổi số, số hóa tư liệu liên quan đến các di sản văn hóa, thông tin hiện vật, di tích tại các di sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi không chỉ đẩy mạnh cải cách hành chính mà qua đó, còn giúp cho công tác lưu trữ, bảo tồn, quản lý và phát huy giá trị của các di sản thêm hiệu quả hơn.

Tỉnh Quảng Ngãi có hệ thống di tích lịch sử, văn hóa phong phú, đa dạng, trong đó nhiều di tích được xếp hạng cấp tỉnh và cấp quốc gia. Để thu hút đông đảo du khách tới thăm quan, du lịch tại các điểm văn hoá, lịch sử, tỉnh Quảng Ngãi đã chú trọng chuyển đổi số, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho du khách trong mỗi điểm đến. Đơn cử như tại khu Chứng tích Sơn Mỹ, ở xã Tịnh Khê (TP.Quảng Ngãi), nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch, từ năm 2023, Khu Chứng tích Sơn Mỹ đã gắn mã QR Code tại 15 địa điểm thuộc khu chứng tích.

Du khách đến khu chứng tích thay vì phải có thuyết minh viên mới có thể hiểu nội dung ý nghĩa của các điểm, thì nay chỉ cần quét mã QR sẽ hiện ra phần tài liệu về điểm di tích và phần thuyết minh bằng tiếng Việt và tiếng Anh. Chỉ cần quét mã QR bằng điện thoại thông minh, du khách sẽ được nghe thuyết minh, đọc được các tài liệu liên quan đến khu chứng tích.

Lãnh đạo Khu Chứng tích Sơn Mỹ cho biết, tất cả thông tin, nội dung chi tiết của hiện vật, điểm di tích sẽ hiện ra chỉ bằng thao tác sử dụng điện thoại thông minh quét mã QR. Ứng dụng công nghệ này tạo thuận lợi cho khách tham quan, khi không cần có thuyết minh viên giới thiệu vẫn có thể biết được thông tin ở khu chứng tích. Thuận tiện nhất là du khách nước ngoài, nhờ có phiên dịch tiếng Anh nên nhiều du khách tiếp cận dễ dàng các thông tin liên quan đến khu chứng tích.

Ngoài ứng dụng nói trên, Khu Chứng tích Sơn Mỹ được tỉnh Quảng Ngãi bố trí hơn 3,5 tỷ đồng để xây dựng, đổi mới toàn bộ khu trưng bày nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu của du khách. Nhà trưng bày hiện có 117 hình ảnh và 274 hiện vật. Các hình ảnh, hiện vật được trưng bày gắn với các thiết bị âm thanh phù hợp với từng nội dung. Đặc biệt, các nhóm hiện vật có hồ sơ thuyết minh chân thật, có giá trị lịch sử, nhân văn,...

Quá trình chuyển đổi số di tích lịch sử, văn hoá không chỉ diễn ra tại Khu Chứng tích Sơn Mỹ, mà tại Nhà trưng bày Văn hóa Sa Huỳnh thuộc Di tích Quốc gia đặc biệt Văn hóa Sa Huỳnh, ở phường Phổ Thạnh (TX.Đức Phổ) cũng được đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số.

Nhà trưng bày Văn hóa Sa Huỳnh thuộc Di tích Quốc gia đặc biệt Văn hóa Sa Huỳnh, hiện đang trưng bày khoảng 700 hiện vật, hình ảnh, tài liệu có giá trị. Để đáp ứng nhu cầu của du khách, Bảo tàng Tổng hợp tỉnh Quảng Ngãi đã lắp đặt màn hình tương tác 3D tích hợp 50 hiện vật tại Nhà trưng bày Văn hóa Sa Huỳnh. Du khách chỉ cần chạm tay vào màn hình 3D sẽ nghe thuyết minh và nhìn một cách tường tận các hiện vật, nắm đầy đủ thông tin chi tiết. Ngoài ra, du khách có thể xoay chuyển bằng tay, xem hoa văn, kiến trúc các hiện vật văn hóa Sa Huỳnh ở nhiều mặt khác nhau của hiện vật nhờ ứng dụng này.

Bảo tàng Tổng hợp tỉnh Quảng Ngãi đã lắp đặt màn hình tương tác 3D tích hợp 50 hiện vật tại Nhà trưng bày văn hóa Sa Huỳnh. Ảnh: BVH. 

Cùng với đó, Bảo tàng tổng hợp tỉnh Quảng Ngãi cũng đẩy mạnh chuyển đổi số, và đề xuất tỉnh đầu tư kinh phí, xây dựng các ứng dụng công nghệ số trong bảo tàng với các thiết bị hiển thị, trình chiếu, tương tác; các hệ thống cảm biến, nhận diện. Triển khai cơ sở dữ liệu số bao gồm hình ảnh, âm thanh, phim, nội dung số 3D; phần mềm số hóa 3D, công tác lưu trữ, nghiên cứu, công tác bảo tồn và phát huy giá trị các hiện vật, hình ảnh tư liệu, tham quan ảo 3D...

Ngoài ra, hưởng ứng phong trào chuyển đổi số trong thanh niên, các cơ sở đoàn trong tỉnh đã xây dựng công trình thanh niên “Số hóa di tích lịch sử, văn hóa”, đặt mã QR- Code tích hợp thông tin tại các di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia và cấp tỉnh. Tính đến nay, các cơ sở đoàn đã số hóa 24 di tích lịch sử, văn hóa.

Đồng thời xây dựng các ấn phẩm truyền thông hiện đại, ngắn gọn, thu hút như Infographic để giới thiệu về di tích lịch sử, văn hóa; tổ chức các cuộc thi trực tuyến tìm hiểu truyền thống dân tộc... Đây là hoạt động nhằm cung cấp chính xác dữ liệu, hình ảnh, tài liệu liên quan đến các di tích. Qua đó, tuyên truyền, quảng bá các giá trị văn hóa, giáo dục truyền thống lịch sử của quê hương và thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực văn hóa, du lịch.

Thư viện Tổng hợp tỉnh cũng đã đẩy mạnh chuyển đổi số. Tại thư viện, các bước cơ bản về nghiệp vụ như quản lý bạn đọc, làm thẻ bạn đọc, quản lý lưu thông, mượn trả sách đều được thao tác trên máy tính. Thư viện Tổng hợp tỉnh đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, đưa các ấn phẩm báo, tạp chí lên các nền tảng số như xây dựng chuyên mục giới thiệu tác phẩm mới, ấn phẩm thông tin trên hệ thống website của thư viện tỉnh, Facebook...

Đặc biệt, thư viện đã được đầu tư thực hiện dự án tin học hóa thư viện, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thư viện. Dự án đã đầu tư xây dựng phần mềm ứng dụng trong quản lý tài nguyên thông tin, xử lý thông tin sách, tài liệu trên ứng dụng iLib version 8.0. Sau khi đưa vào triển khai vận hành, chương trình mở rộng khả năng trao đổi dữ liệu được mã hóa; tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ thư viện tiếp cận với hệ thống dữ liệu. 

Chuyển đổi số dựa trên nền tảng công nghệ sẽ giúp công tác quản lý, phát huy giá trị hiện vật, di tích trở nên thuận tiện, hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho khách tham quan. Việc số hóa hiện vật, di tích là yêu cầu cấp thiết mà Quảng Ngãi cần tiếp tục tập trung thực hiện. Quá trình sao chép, số hóa tư liệu, hiện vật liên quan đến các di sản vật thể và phi vật thể trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi sẽ góp phần giúp công tác lưu trữ, bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa hiệu quả, phù hợp với xu hướng 4.0 hiện nay.

 

 

Khánh Linh

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline