Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 02/02/2025 23:02

Tin nóng

Giám sát chặt chẽ các địa phương thực hiện có hiệu quả phong trào trồng cây

Hàng nghìn người đi lễ đền Trần ngày Mùng 2 Tết

[Tết trồng cây Xuân Ất Tỵ 2025] Các địa phương cần tổ chức thiết thực, hiệu quả

Chào năm mới Ất Tỵ 2025

Người dân ùn ùn đổ về trung tâm xem bắn pháo hoa đón Giao thừa

Hà Nội dừng trình diễn drone trong đêm đón Giao thừa Tết Ất Tỵ

Hà Nội tổ chức 30 điểm bắn pháo hoa đêm Giao thừa

Giấy phép khai thác khoáng sản lòng sông phải thể hiện thời gian được phép hoạt động khai thác

Kiểm tra, xử lý nghiêm vi phạm ATTP dịp Tết Nguyên đán và Lễ hội xuân 2025

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Chủ nhật, 02/02/2025

Ứng dụng công nghệ số phát triển ngành du lịch Quảng Nam

Thứ bảy, 01/02/2025 06:02

TMO - Công nghệ số đang làm thay đổi ngành du lịch của tỉnh Quảng Nam với nhiều tính năng tích hợp đa năng. Ứng dụng công nghệ số đã đưa ra những trải nghiệm mới dành cho nhu cầu của từng cá nhân như danh sách các điểm tham quan, di tích lịch sử, và trải nghiệm độc đáo giúp thu hút sự quan tâm của du khách trong và ngoài tỉnh.

Việc phát triển du lịch bền vững là sự phát triển du lịch đáp ứng đồng thời các yêu cầu về kinh tế - xã hội và môi trường, bảo đảm hài hòa lợi ích của các chủ thể tham gia hoạt động du lịch, không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch trong tương lai. Du lịch bền vững không chỉ đòi hỏi việc bảo tồn các giá trị tự nhiên và văn hóa, mà còn phải đảm bảo hài hòa giữa lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường.

Trong bối cảnh ngành du lịch Việt Nam phát triển mạnh mẽ, việc duy trì và thúc đẩy du lịch bền vững đã trở thành một nhiệm vụ cấp bách. Công nghệ đóng vai trò then chốt trong việc giám sát, quản lý và bảo vệ tài nguyên du lịch, bao gồm cả tài nguyên thiên nhiên và văn hóa. Sau thời gian khởi công tu bổ, cuối tháng 11/2023 TP.Hội An (tỉnh Quảng Nam) đã  khánh thành hạng mục trưng bày di tích Nhà lao Hội An.

Với hơn 200 hình ảnh, tư liệu, hiện vật bao gồm các chủ đề lịch sử hình thành nhà lao; tội ác của địch; cuộc sống sinh hoạt và đấu tranh của đồng bào, chiến sĩ cách mạng bị địch bắt, tù đày… Nhà lao Hội An trở thành điểm đến của nhiều du khách trong và ngoài nước. Tham quan nhà lao người xem không chỉ cảm nhận lịch sử qua các hình ảnh, hiện vật trưng bày mà còn có thể hiểu sâu hơn về tinh thần đấu tranh bất khuất của những chiến sĩ cách mạng thông qua việc quét mã QR. Ngày 2/12/2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 2026 phê duyệt Chương trình số hóa Di sản văn hóa Việt Nam giai đoạn 2021-2030.

Mục tiêu xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về di sản văn hóa trên nền tảng công nghệ số thống nhất, phục vụ công tác lưu trữ, quản lý, nghiên cứu, bảo tồn, khai thác, quảng bá di sản, thúc đẩy phát triển du lịch bền vững. Tại Quảng Nam, vài năm trước ngành văn hóa, du lịch cũng đã triển khai số hóa, tạo lập dữ liệu một số di tích như xây dựng bản đồ số, kết nối các điểm du lịch thiên nhiên, văn hóa, cách mạng, làng nghề… hướng đến tích hợp xây dựng hệ thống thực tế ảo VR 360…

Nhưng với các di tích lịch sử cách mạng, quá trình số hóa diễn ra khá chậm hoặc ở mức cơ bản như lập bản đồ GIS, dán mã QR. Theo Đại diện Trường Đại học FPT (Đà Nẵng), sự bùng nổ của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đã tác động đến xu hướng du lịch của nhiều du khách. Vì vậy, số hóa di tích phục vụ công tác bảo tồn phát triển du lịch là vấn đề ngành văn hóa du lịch cần tính tới.

Điều này đòi hỏi sự hợp tác chính xác và liên ngành theo 4 giai đoạn: số hóa; giai đoạn lưu trữ và quản lý; giai đoạn phục chế và cuối cùng là trải nghiệm đa dạng. Với hàng trăm di tích cách mạng có giá trị về mặt lịch sử, đặc biệt là những căn cứ cách mạng tiêu biểu, việc ứng dụng công nghệ số vào quản lý, kết nối, hình thành những điểm đến hấp dẫn được xem là xu hướng nhằm phát huy hiệu quả giá trị di tích địa phương. Thực tế, thời gian qua một số điểm di tích, di sản Quảng Nam đã bắt đầu triển khai các sản phẩm công nghệ số như ứng dụng hệ thống thông tin địa lý GIS, dựng phim 3D, VR360, số hóa hiện vật, dán mã QR…

Gắn QR Code tại các “địa chỉ đỏ” trên địa bàn tỉnh Quảng Nam mang lại sự thuận tiện cho du khách khi tìm hiểu thông tin lịch sử. (Ảnh minh hoạ). 

Tuy nhiên với các di tịch lịch sử cách mạng dường như rất hạn chế, thậm chí chưa triển khai. Do đó, cần có cách tiếp cận mới phù hợp dựa trên thành tựu công nghệ số nhằm phát huy hiệu quả loại hình du lịch về nguồn. Theo Đại diện một doanh nghiệp về Giải pháp chuyển đổi số, thông thường để số hóa di tích như một “Metaverse” (vũ trụ ảo) hoàn hảo sẽ dựa trên 3 nền tảng công nghệ. Đầu tiên là không gian trải nghiệm bằng VR360, với các dữ liệu thu thập từ thiết bị bay flycam và các thiết bị chụp chuyên dụng nhằm xây dựng góc nhìn 360 độ thực tế, kết hợp công nghệ AI để các MC thuyết minh theo từng địa điểm (bằng 2 ngôn ngữ Anh - Việt), tạo sự sinh động trong trải nghiệm của du khách.

Không gian thứ hai là “Metaverse Spy” được lập trình bằng hình vẽ không gian 3D dựa trên tỷ lệ thực của di tích giúp người dùng có thể đi bộ, tương tác, kể cả chụp ảnh trong khu di tích bằng nhân vật avatar thay thế đại diện. Thứ ba là “Map 3D” được xây dựng với tỷ lệ, vị trí thực tế của di tích để khách dễ dàng sử dụng.

Các vị trí tham quan di tích sẽ được số hóa và có thể tích hợp vào trang website của du lịch Quảng Nam hoặc các kênh quảng bá khác, người dùng có thể dễ dàng trải nghiệm ở mọi nơi của di tích thông qua thiết bị máy tính, điện thoại thông minh…Lãnh đạo Sở VH-TT&DL khẳng định, ứng dụng công nghệ số vào các loại hình du lịch, đặc biệt du lịch về nguồn là vấn đề luôn được ngành du lịch Quảng Nam quan tâm. Qua đó nhằm tạo ra không gian du lịch rộng lớn, đa dạng, giảm áp lực lên các trung tâm du lịch của tỉnh như Hội An, vùng Đông Duy Xuyên. Đồng thời, tạo nguồn dữ liệu kết nối giúp doanh nghiệp, du khách dễ dàng tìm hiểu, trải nghiệm.

Tuy nhiên, quá trình này phải diễn ra từng bước vì phụ thuộc nhiều yếu tố và cần nhiều thời gian. Công nghệ đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao trải nghiệm của du khách, từ việc cá nhân hóa các dịch vụ đến cung cấp các thông tin du lịch theo thời gian thực. Các ứng dụng di động, hệ thống thông tin điểm đến và thực tế ảo (VR) mang lại cho du khách những trải nghiệm phong phú và linh hoạt. Các ứng dụng di động du lịch tích hợp, cung cấp thông tin chi tiết về điểm đến, dịch vụ, tuyến đường, thời gian tham quan, giúp du khách dễ dàng lên kế hoạch hành trình của mình.

Bên cạnh đó, thực tế ảo và thực tế tăng cường (AR) cũng được sử dụng tại các điểm tham quan nổi tiếng không chỉ tại Quảng Nam và còn được sử dụng ở nhiều địa điểm khác trên cả nước để giới thiệu các câu chuyện lịch sử và văn hóa mà không cần tiếp xúc trực tiếp với các di tích đã giúp giảm thiểu áp lực lên cơ sở hạ tầng du lịch. Đồng thời lan tỏa lợi ích kinh tế từ du lịch đến nhiều tầng lớp trong xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội bền vững ở các địa phương.

 

Đào Nga

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline