Hotline: 0941068156

Thứ ba, 12/11/2024 03:11

Tin nóng

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Bão giật cấp 17 có thể suy yếu khi gần bờ

Theo dõi chặt chẽ, triển khai các biện pháp ứng phó bão Yinxing

Tiểu vùng Mekong mở rộng: Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo với 3 trụ cột

Bão giật cấp 17 sắp vào Biển Đông

Trong 10 tháng, thiên tai gây thiệt hại trên 78 nghìn tỷ đồng

Việt Nam – UAE: Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế thương mại, văn hóa xã hội

Quảng Nam: Bão số 6 áp sát gây mưa lớn, gió giật cấp 10

Cảnh báo nguy cơ mưa lớn khu vực miền Trung do bão Trà Mi

Quảng Ngãi: Cấm biển từ 10h ngày hôm nay ứng phó bão Trà Mi

Theo dõi sát diễn biến của bão Trà Mi

Phấn đấu tăng trưởng GDP giai đoạn 2026-2030 bình quân khoảng 7,5-8,5%

Thường trực Ban Bí thư Lương Cường giữ chức Chủ tịch nước

Hải Hà (Quảng Ninh): 2 đa cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Diện tích rừng bị thiệt hại trong 9 tháng của năm 2024 giảm 9,3%

Dừng tiếp nhận tác phẩm tham gia Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Đưa quan hệ Việt Nam - Cuba sang giai đoạn mới, phát triển thực chất, bền vững

Hải Phòng: Cây thị gần 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

An Giang: Cây gõ mật đầu tiên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thị và mù u cổ thụ ở Thừa Thiên-Huế được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ ba, 12/11/2024

Ứng dụng công nghệ cao quản lý vận hành lưới điện cao thế

Thứ tư, 28/02/2024 08:02

TMO - Trước yêu cầu về đảm bảo vận hành, cung ứng điện an toàn, ngành điện lực tỉnh Sơn La đã ứng dụng nhiều công nghệ mới để phục vụ công tác quản lý, vận hành lưới điện cao thế. 

Thông tin từ Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) cho biết hiện nay, Công ty Điện lực Sơn La đang quản lý vận hành 7 trạm biến áp 110 kV, 2 trạm biến áp trung gian, 1 trạm biến áp tự ngẫu, gần 2.900 trạm biến áp phân phối, hơn 550 km đường dây cao thế, gần  5.300 km đường dây trung thế, hơn 5.000 km đường dây hạ thế, với hơn 300.000 khách hàng.

Để nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, Công ty Điện lực Sơn La (PC Sơn La) đã tích cực tập trung đổi mới, hiện đại hóa hệ thống nguồn lưới, ứng dụng khoa học công nghệ để phục vụ công tác quản lý, vận hành lưới điện cao thế, đồng thời thử nghiệm công nghệ LiDAR trên hệ thống lưới điện 110kV Sơn La. Đây cũng là một trong số những nội dung thuộc đề tài “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ bay quét bằng tia Lazer trong công tác quản lý vận hành lưới điện 110kV” của Công ty Điện lực Sơn La đang triển khai.

Cụ thể, nhóm nghiên cứu đã tiến hành quét và thu thập dữ liệu tại Trạm biến áp 110kV Sơn La và 40 vị trí cột của đường dây Sơn La - Tuần Giáo bằng thiết bị bay không người lái mang theo trang bị cảm biến LiDAR kết hợp với thiết bị trạm BASE mặt đất loại LIBBASE RTK để chuẩn xác tọa độ và đo vẽ địa hình, kết quả thu thập được được đánh giá khả quan với địa hình tuyến lưới phức tạp, đi qua nhiều đồi núi, góp phần đánh giá hiệu quả về tính thiết thực trong thực tế.

Công nghệ LiDAR (Light Detection and Ranging) dựa trên việc phát ra tia laser và đo thời gian phản xạ của nó khi chạm vào các vật thể xung quanh. Dữ liệu được thu thập từ sự phản xạ này sẽ được sử dụng để xây dựng mô hình địa hình và tái tạo không gian 3D một vùng diện tích nhất định. Khi được thiết bị trạm BASE mặt đất chuẩn xác tọa độ của bộ LiDAR gắn trên thiết bị bay, kết quả dữ liệu thu về cho độ chính xác gần như tuyệt đối.

PC Sơn La sử dụng thiết bị bay không người lái để quét theo toạ độ. 

Trong ngành Điện lực, LiDAR cho thấy rất nhiều tiềm năng như: Tăng cường khả năng dự báo và quản lý truyền tải điện, cung cấp dữ liệu chính xác về cấu trúc địa hình và môi trường xung quanh hệ thống điện, giúp nắm bắt thông tin quan trọng để dự báo và quản lý truyền tải điện một cách hiệu quả. Ngoài ra, LiDAR kết hợp với các công nghệ khác như trí tuệ nhân tạo (AI) và Internet of Things (IoT) giúp xây dựng hệ thống tự động hóa thông minh, cho phép giám sát và phản ứng nhanh chóng đối với các sự cố và biến đổi trong mạng lưới điện. LiDAR còn cho phép xác định chính xác vị trí và tình trạng của các đường dây điện, trạm biến áp và cột điện, phát hiện sớm các sự cố tiềm ẩn trên đường dây điện như đứt, nứt, ăn mòn, giúp giảm nguy cơ hư hỏng, sự cố đột xuất, tăng khả năng xử lý sự cố và bảo dưỡng.

Trước xu thế phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, PC Sơn La đã tích cực triển khai thực hiện chương trình chuyển đổi số, với nền tảng cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị hiện đại đã được đầu tư, cùng với đội ngũ cán bộ, kỹ sư, công nhân được đào tạo cơ bản và chuyên sâu.

Trong đó, khai thác hiệu quả hạ tầng công nghệ thông tin, hệ thống máy chủ và các thiết bị truyền dẫn của hệ thống viễn thông dùng riêng, hệ thống mạng cáp quang gần 900 km song song với lưới điện quốc gia, phục vụ công tác sản xuất, kinh doanh và điều khiển tự động hệ thống lưới điện. Đồng thời, từng bước hiện đại hóa hệ thống quản lý điều hành, bảo đảm mọi hoạt động sản xuất kinh doanh chính xác, khoa học, đúng quy trình, quy phạm, thống nhất từ Công ty đến các đơn vị, tổ đội sản xuất và người lao động. Việc ứng dụng nền tảng số đã mang đến nhiều tiện ích cho khách hàng; hệ thống đo xa tự động thu thập số liệu công tơ bảo đảm, chính xác, minh bạch, bảo đảm lộ trình trở thành doanh nghiệp số hoạt động theo mô hình và phương thức công nghệ mới.

Ngoài việc ứng dụng Công nghệ LiDAR trong quản lý vận hành lưới điện cao thế thì hệ thống Scada cũng được PC Sơn La đẩy mạnh ứng dụng để điều khiển các trạm 110 kV và hệ thống trung áp. Toàn bộ hệ thống Scada được theo dõi kiểm soát thu thập thông tin và chỉ huy điều hành tại trung tâm điều khiển. Hệ thống Scada giúp quá trình giám sát, thao tác thiết bị, xử lý sự cố được thực hiện đơn giản, trực quan, rút ngắn thời gian thực hiện, từ đó giảm nhân lực vận hành, nâng cao năng suất lao động, góp phần thực hiện tốt công tác quản lý vận hành, giảm tổn thất điện năng, nâng cao độ tin cậy và đảm bảo vận hành an toàn hệ thống.

Cùng với đó PC Sơn La còn ứng dụng nhiều phần mềm trong quản lý kỹ thuật vận hành, an toàn lao động như Pmis, ECP, OMS nhằm quản lý quản trị hệ thống xuyên suốt từ Tổng Công ty tới các tổ đội nhóm công tác….; ứng dụng phương pháp CBM, RCM là phương pháp bảo trì bảo dưỡng theo điều kiện và hướng tới độ tin cậy trong quản lý thiết bị; ứng dụng công nghệ hotline trong vận hành sửa chữa thiết bị …

Triển khai toàn diện, hiệu quả các dự án chuyển đổi số đánh dấu bước đột phá về công nghệ và tư tưởng đổi mới của PC Sơn La, góp phần ngăn ngừa được các sự cố để đảm bảo vận hành an toàn, từ đó nâng cao uy tín của đơn vị, hướng đến sự hài lòng của khách hàng, đảm bảo cung cấp điện an toàn, liên tục với độ tin cậy cao nhất./.

 

 

Đức Hải 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline