Hotline: 0941068156
Chủ nhật, 19/01/2025 11:01
Thứ sáu, 03/03/2023 06:03
TMO - Công nghệ chế biến rau quả phát triển sẽ đẩy mạnh sự phát triển của ngành nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân. Áp dụng công nghệ trong sản xuất nông nghiệp là việc cần làm giúp cho áp ứng nhu cầu tiêu thụ nông sản hơn nữa cho người dân, đồng thời giải quyết được vấn đề thời vụ của các loại rau quả.
Theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thông, rau quả xuất khẩu đang ở dạng tươi hoặc sơ chế bảo quản là chủ yếu chiếm 76%. Trong khi nhu cầu ăn uống của người dân trên toàn thế giới nói chung, châu Âu nói riêng chỉ cảm thấy tin tưởng khi sử dụng trái cây, rau củ đã qua chế biến. Đây là nguyên nhân khiến kim ngạch xuất khẩu rau quả Việt Nam vẫn chiếm tỷ trọng thấp.
Việt Nam hiện có 150 nhà máy chế biến rau quả công nghệ hiện đại công suất chế biến đạt gần 1,1 triệu tấn/năm, chỉ chế biến được khoảng 8 - 10% sản lượng trái cây, rau củ mỗi năm. Ngoài ra, 3,4 triệu tấn được chế biến bởi 7.500 cơ sở chế biến bảo quản trái cây quy mô siêu nhỏ, hộ gia đình, những sản phẩm này khó đáp ứng chất lượng cho xuất khẩu.
Hà Nội hiện có hàng nghìn cơ sở chế biến nông sản, nhưng 98% quy mô vừa và nhỏ, chủ yếu sản xuất thủ công. Số lượng dây chuyền sản xuất có công nghệ hiện đại cũng như hệ thống kho bảo quản rất hạn chế.
Điều này cho thấy chế biến nông sản của Hà Nội chưa xứng với tiềm năng của nông nghiệp Thủ đô cũng như những đòi hỏi từ tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Áp dụng công nghệ bảo quản giúp kéo dài thời gian sử dụng nông sản hơn.
Để rau quả, trong đó có rau quả chế biến đến được nhiều hơn với các thị trường khó tính, chúng ta cần tập trung vào các giống có tính trạng tốt, kháng bệnh. Ngoài ra, đối tượng nghiên cứu cần cụ thể, nhắm chính xác tới những tiểu vùng có khí hậu, thổ nhưỡng thích hợp.
Viện trưởng Viện Nghiên cứu Rau quả còn mũi nhọn về bảo quản chế biến Nguyễn Quốc Hùng chia sẻ, Viện đã nghiên cứu, xây dựng được quy trình kéo dài thời gian bảo quản cho một số loại quả phục vụ nội tiêu và xuất khẩu như: 30 ngày đối với quả vải, 40 ngày đối với chuối tiêu, trên 3 tháng với củ khoai lang tím Nhật Bản, trên 2 tháng với quả táo mèo, trên 4 tháng với quả bưởi đỏ Tân Lạc.
Viện đặt mục tiêu phát triển những công nghệ bảo quản cho nhãn, vải, chuối, dứa, cây ăn quả có múi và rau ở các tỉnh phía Bắc sẽ được hoàn thiện theo hướng kéo dài thời gian bảo quản. Ngoài ra, Viện cũng định hướng nghiên cứu chế biến một số sản phẩm mới từ các loại quả đặc sản.
Trước đây, người Việt Nam ít có văn hóa ăn hoa quả tươi, nhưng giờ điều ấy đã hình thành một nét văn hóa, nhất là tại các đô thị lớn. Do đó, công nghệ bảo quản, chế biến cần được nâng cấp, đáp ứng kịp thời xu hướng này, đồng thời góp phần hỗ trợ xuất khẩu.
Thị trường trái cây và rau quả chế biến thế giới dự báo đạt 392 tỷ USD vào năm 2025. Việt Nam đang xuất khẩu chủ yếu ở dạng trái cây tươi sang thị trường gần như Trung Quốc. Xuất khẩu sang các thị trường EU, Mỹ, Nhật Bản, Australia còn hạn chế do khâu bảo quản chưa đáp ứng yêu cầu, còn nếu vận chuyển đường hàng không thì chi phí quá cao, khó cạnh tranh. Vì thế, doanh nghiệp ngành rau quả cần nâng cao hơn nữa công nghệ bảo quản, chế biến rau quả tươi để thúc đẩy hơn nữa tỉ lệ tiêu thụ nông sản Việt.
Nguyễn Linh
Bình luận