Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 23/02/2025 23:02

Tin nóng

 Quảng Nam: Rỏi mật hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản  Việt Nam

Thủ tướng: Chú trọng phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn

Ông Nguyễn Chí Dũng và Mai Văn Chính làm Phó Thủ tướng Chính phủ

Các địa phương cần chủ động phương án ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

 Bắc Giang: Gạo cổ thụ 160 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Dương: Duối cổ thụ hơn 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản

Kỳ họp bất thường lần thứ 9: Cần tư duy mới, cách làm mới, đột phá về thể chế

Đến năm 2030 hoàn thiện cơ chế chính sách ứng dụng năng lượng nguyên tử

Rét đậm, rét hại có thể kéo dài, các địa phương cần chủ động ứng phó

Lào Cai: Đa cổ thụ gần 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tình hình sản xuất nông, lâm, thủy sản và công nghiệp tháng 1/2025

18 địa phương được giao mục tiêu tăng trưởng GRDP năm 2025 từ 10% trở lên

Hành động quyết liệt để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên

Chậm nhất đến năm 2031 phải hoàn thành Nhà máy điện hạt nhân

Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Giám sát chặt chẽ các địa phương thực hiện có hiệu quả phong trào trồng cây

Hàng nghìn người đi lễ đền Trần ngày Mùng 2 Tết

[Tết trồng cây Xuân Ất Tỵ 2025] Các địa phương cần tổ chức thiết thực, hiệu quả

Chào năm mới Ất Tỵ 2025

Người dân ùn ùn đổ về trung tâm xem bắn pháo hoa đón Giao thừa

Chủ nhật, 23/02/2025

Triển khai các giải pháp phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển

Thứ hai, 28/03/2022 15:03

TMO - Trong những năm gần đây, tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển diễn ra nghiêm trọng tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Tình trạng trên đã và đang ảnh hưởng lớn tới đời sống, sản xuất vì vậy cần triển khai đồng bộ các giải pháp, góp phần phục hồi phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương.

Tại tỉnh Tiền Giang, tình hình sạt lở bờ sông, kênh, rạch trên địa bàn diễn ra ngày càng phức tạp với quy mô, mức độ sạt lở gia tăng về số lượng và trên diện rộng. Từ đầu năm 2022 đến nay, trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đã xảy ra 92 điểm sạt lở bờ sông, bờ kênh rạch, với tổng chiều dài trên 3.600m.

Tỉnh Tiền Giang có nhiều điểm sạt lở bờ sông nghiêm trọng 

Trong đó, những tuyến sông và kênh rạch như: Sông Vàm Vé (huyện Gò Công Tây), Kênh 14 cấp nước cho các huyện duyên hải phía Đông, kênh Nguyễn Tấn Thành, kênh Thuộc Nhiêu - Cầu Sao (huyện Châu Thành), sông Ba Rài (huyện Cai Lậy), sông Cái Bè, Kênh 8 (huyện Cái Bè),... thường xuyên bị sạt lở nặng. 

Tỉnh Cà Mau có 3 mặt giáp biển với tổng chiều dài bờ biển là 254 km (bờ biển Tây dài 154km, bờ biển Đông dài 100km), trong đó có trên 80% tổng chiều dài bị sạt lở. 

Bờ biển Đông tại tỉnh Cà Mau sạt lở nghiêm trọng 

Bờ biển Tây sạt lở với chiều dài khoảng 57km, nhiều đoạn không còn rừng phòng hộ, hoặc đai rừng phòng hộ chỉ còn vài chục mét. Hiện, tình trạng sạt lở bờ biển Tây ngày càng nguy cấp hơn. Bờ biển Đông có chiều dài sạt lở nguy hiểm khoảng 48km, trong đó sạt lở rất nguy hiểm khoảng 29,5km, tập trung trên địa bàn các xã Tam Giang Đông (huyện Năm Căn); xã Đất Mũi, xã Tân Ân và thị trấn Rạch Gốc (huyện Ngọc Hiển). 

Ngoài ra, tình trạng sạt lở bờ sông, kênh, rạch còn xảy ra ở thành phố Cần Thơ, các tỉnh Sóc Trăng, Vĩnh Long, Bến Tre... 

Theo Vụ Kiểm soát an toàn thiên tai (Tổng cục Phòng, chống thiên tai, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), tính đến tháng 3/2022, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có 626 điểm/794 km sạt lở (bờ sông 578 điểm/588km, bờ biển 48 điểm/206km). 

Trước thực trạng trên, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 379/QĐ-TTg ngày 17/3/2021 về Chiến lược Quốc gia về phòng, chống thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 có đề cập đến công tác phòng, chống, sạt lở bờ sông, xói lở bờ biển khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Đồng thời, việc hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác quản lý sạt lở bờ sông, bờ biển; tăng cường quản lý nhà ở ven sông, ven biển hạn chế nguy cơ sạt lở cũng được nhắc tới. 

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với các bên liên quan trình Chính phủ và Quốc hội hỗ trợ các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long hơn 6.622 tỷ đồng từ ngân sách trung ương để xử lý sạt lở bờ sông, đê biển. Bộ cũng đang phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng hỗ trợ 2.000 tỷ đồng từ nguồn vốn ODA của Ngân hàng Thế giới hỗ trợ các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long xử lý cấp bách các khu vực sạt lở.

Chính phủ dành nguồn ngân sách trung ương để khắc phục điểm sạt lở và di dời hộ dân trong vùng sạt lở 

Tổng cục phòng, chống thiên tai phối hợp với Ban Quản lý Trung ương các dự án Thủy lợi và các cơ quan liên quan xây dựng phương án phòng chống sạt lở bờ sông vùng Đồng bằng sông Cửu Long; hướng dẫn, đôn đốc các địa phương lồng ghép các nội dung phòng chống thiên tai nói chung và phòng chống sạt lở bờ sông, bờ biển nói riêng vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương làm cơ sở thực hiện. 

Tỉnh Cà Mau cũng tiến hành gia cố đoạn đê bị sạt lở nghiêm trong 

Các tỉnh, thành phố cần đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ phục vụ phòng, chống sạt lở; tăng cường hợp tác quốc tế trong nghiên cứu, chia sẻ thông tin dữ liệu, kinh nghiệm trong phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển. Các địa phương tranh thủ sự hỗ trợ kỹ thuật, tài chính của các quốc gia, các tổ chức quốc tế đối với công tác phòng, chống sạt lở. 

 

 

Thành Trung

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline