Hotline: 0941068156

Thứ hai, 14/10/2024 15:10

Tin nóng

Diện tích rừng bị thiệt hại trong 9 tháng của năm 2024 giảm 9,3%

Dừng tiếp nhận tác phẩm tham gia Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Đưa quan hệ Việt Nam - Cuba sang giai đoạn mới, phát triển thực chất, bền vững

Hải Phòng: Cây thị gần 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

An Giang: Cây gõ mật đầu tiên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thị và mù u cổ thụ ở Thừa Thiên-Huế được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão, cơn bão số 4

Thêm 45 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam, có cây gần 800 năm tuổi

Thủ tướng: Đảm bảo an toàn mới cho học sinh đến trường, lưu ý giữ gìn vệ sinh môi trường

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp 100 tỷ đồng cho các địa phương khắc phục thiệt hại do bão số 3

Quảng Ninh và Hải Phòng dồn toàn lực ứng phó bão số 3

Xuân Trường (Nam Định): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ động ứng phó hiệu quả thiên tai, dịch bệnh trong các cơ sở giáo dục

[Cập nhật bão số 3] Bão có thể giật trên cấp 17, khu vực miền Bắc sẽ có mưa lớn

Bão giật cấp 14: Các địa phương khẩn trương triển khai phương án ứng phó

Hải Phòng: Cây thị gần 300 năm tuổi được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Nghi Xuân (Hà Tĩnh): Cây muỗm cổ thụ hơn 360 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Thêm 3 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái làm Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường

Thứ hai, 14/10/2024

TP. HCM thu hút du khách từ du lịch nông nghiệp

Chủ nhật, 14/07/2024 07:07

TMO - Những năm gần đây, hoạt động du lịch nông nghiệp tại TP. HCM đã có nhiều bước phát triển mới, với nhiều tour tuyến và loại hình sản phẩm phục vụ du khách. Điều này đóng góp vào việc đa dạng hóa sản phẩm và tạo điểm đến hấp dẫn cho du lịch thành phố.

Thời gian qua, du lịch nông thôn đang ngày càng được chú trọng trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025. Với 488 khu điểm du lịch, 80% trong số này nằm ở nông thôn, cùng 40.000 cơ sở homestay, du lịch nông thôn mang lại lợi ích kép cho nhiều địa phương, góp phần hình thành thương hiệu du lịch lễ hội, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP và nâng cao chi tiêu cho du khách.   

Theo dự báo của Tổ chức Du lịch thế giới, đến năm 2030, số lượng khách tham quan du lịch nông thôn, sinh thái trên toàn cầu sẽ chiếm 10%, với doanh thu khoảng 30 tỷ USD. Trên cả nước, hiện đã có 58/63 tỉnh thành ban hành Đề án hoặc Kế hoạch triển khai phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới. Việc phát triển du lịch nông thôn một cách hiệu quả cần sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng, doanh nghiệp du lịch và người dân địa phương.

TP. HCM có nhiều lợi thế để phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn. Ảnh: TT. 

Là một trong những địa phương đi đầu trong việc thúc đẩy phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn, TP. HCM đã xây dựng và quy hoạch phát triển các làng nghề gắn với du lịch. Các điểm đến du lịch nông nghiệp ở TP. HCM đã có sự quan tâm đầu tư, bước đầu mang lại hiệu quả tích cực. TP. HCM đã ban hành Đề án “Nâng cao đời sống kinh tế của nông dân gắn với hoạt động du lịch nông nghiệp, phát triển nông thôn mới giai đoạn 2023 - 2025”. Mục tiêu của đề án là nâng cao nhận thức về du lịch nông nghiệp, phát triển du lịch nông nghiệp, làng nghề nông thôn, sản phẩm đặc trưng khu vực, quảng bá sản phẩm OCOP, đa dạng hóa quà lưu niệm, góp phần nâng cao đời sống và tăng thu nhập cho người dân.

Sở NN&PTNT TP. HCM, cho biết: Thành phố sở hữu nhiều tiềm năng để phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn, hứa hẹn mang đến cho du khách những trải nghiệm độc đáo, đậm đà bản sắc địa phương. Nổi bật là các làng nghề truyền thống đã tồn tại và phát triển hơn 100 năm như làng muối xã Lý Nhơn, huyện Cần Giờ, làng nghề bánh tráng xã Phú Hòa Đông, huyện Củ Chi.

Bên cạnh đó, TP. HCM còn có những làng nghề mới hình thành như làng nghề mai vàng xã Bình Lợi, huyện Bình Chánh, làng nghề nuôi chim yến xã Tam Thôn Hiệp, huyện Cần Giờ…Ngoài ra, TP. HCM là nơi tiên phong áp dụng công nghệ cao vào lĩnh vực nông nghiệp, sở hữu nhiều mô hình hiện đại mà du khách có cơ hội tham quan, thực hành, trải nghiệm quy trình sản xuất nông nghiệp hiện đại, an toàn, đồng thời tìm hiểu về những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực nông nghiệp.

TP. HCM đang triển khai Chương trình OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) nhằm phát triển các sản phẩm đặc sản, chất lượng cao và mang tính sáng tạo. Nổi bật là mật dừa nước Cần Giờ, bột rau má Củ Chi, cà phê hương đậu xanh, khoai môn, matcha Hóc Môn…

Huyện Cần Giờ với tiềm năng phát triển du lịch sinh thái thông qua các khu rừng ngập mặn và các đảo nhỏ rải rác xung quanh. Bên cạnh đó, nhằm cải thiện sinh kế của người dân trên địa bàn cũng như phát triển sản phẩm du lịch mới cho thành phố, huyện đã phát triển mô hình du lịch cộng đồng tại ấp đảo Thiềng Liềng (xã Thạnh An, huyện Cần Giờ) từ năm 2020, do Sở Du lịch Thành phố và Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế và Du lịch tham mưu xây dựng.

Du khách trải nghiệm nghề se hương trên địa bàn huyện Bình Chánh. Ảnh: TT. 

Tại huyện Bình Chánh, có các mô hình: trồng dưa Huỳnh Long, làng Mai Vàng Bình Lợi, mô hình nuôi cá Koi trong ao đất… trong hành trình tour "Bình Chánh những điều chưa kể". UBND huyện cho biết, huyện còn có rất nhiều tiềm năng để phát triển các tour du lịch về văn hoá, lịch sử, sinh thái... Huyện Bình Chánh sở hữu 20 tài nguyên có thể khai thác và phục vụ du khách. 

Ngoài ra, tại các khu vực khác của thành phố như thành phố Thủ Đức, quận 12, quận Bình Thạnh, huyện Bình Chánh, Hóc Môn, Nhà Bè... đều đã hình thành các điểm đến du lịch nông nghiệp, du lịch sinh thái dựa trên nguồn tài nguyên địa phương, như các khu vườn cây ăn trái, khu sinh cảnh vui chơi... mang đậm sắc thái vùng ngoại ô.

Mặc dù có tiềm năng lớn nhưng nhiều ý kiến cho rằng du lịch nông nghiệp, nông thôn vẫn cần được hoàn thiện hơn. Nhiều sản phẩm sao chép giống nhau gây ra sự cạnh tranh giữa các địa phương. Cùng với đó, chưa đưa sinh kế và môi trường vào phát triển du lịch cộng đồng như ở một số điểm du lịch. Bên cạnh đó, vấn đề đảm bảo quyền lợi cho du khách chưa được chú trọng đúng mức. Các địa phương cần tăng cường tổ chức kiểm tra hoạt động kinh doanh du lịch, nhất là tại những khu, điểm du lịch tự phát. Từ đó tránh rủi ro, đảm bảo an toàn dành cho du khách, an ninh trật tự, vệ sinh môi trường.  

Để xây dựng, quảng bá thương hiệu cho các sản phẩm du lịch nông nghiệp Việt Nam, cần sự hợp tác giữa các ngành liên quan với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giúp người dân kiến thức làm du lịch nông nghiệp.  Cùng với đó là xây dựng chuỗi cung ứng sản phẩm du lịch nông nghiệp chất lượng tốt, đảm bảo an toàn; nâng cao chất lượng các điểm lưu trú để du khách có nhiều trải nghiệm, tương tác với đời sống của người dân địa phương. Ngoài ra, cần thiết đưa khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao giá trị thu nhập và chất lượng sản phẩm.

Một trong những giải pháp là cần ưu tiên thành lập hợp tác xã, trong đó có các tổ dịch vụ. Xây dựng các dòng sản phẩm dựa trên các sản phẩm bản địa đặc sắc, sau đó, dùng sức mạnh cộng đồng để hỗ trợ các homestay hoàn thiện quy chuẩn phát triển sinh kế. Cùng với đó là thiết lập mạng lưới kết nối giữa nông dân, nhà sản xuất và người tiêu dùng nhằm tạo sự tin tưởng trong quan hệ thương mại; đào tạo cho những người nông dân biết cách truyền thông.

Thời gian tới, TP. HCM cần đưa quy hoạch du lịch nông nghiệp, nông thôn vào trong tổng thể quy hoạch hệ thống du lịch thành phố. Đẩy mạnh đa dạng hóa, phát triển sản phẩm du lịch đặc sắc, khác biệt, có tính trải nghiệm và giá trị gia tăng cao. Đó là tạo không gian đổi mới, sáng tạo, hình thành sản phẩm mới, xanh và bền, gắn với xu hướng tìm về thiên nhiên, tăng tính trải nghiệm, trách nhiệm cho du khách. 

Bên cạnh đó, thành phố cần xây dựng, triển khai các chương trình xúc tiến quảng bá, hỗ trợ phát triển sản phẩm du lịch nông thôn dựa trên lợi thế của hoạt động sản xuất nông nghiệp, đặc trưng văn hóa, sinh thái của các địa phương; xây dựng, phát triển và định vị thương hiệu điểm đến du lịch nông thôn. Cùng với đó, việc tháo gỡ các khó khăn về cơ chế, chính sách để du lịch nông nghiệp, nông thôn phát triển, đặc biệt là chính sách đất đai, thu hút đầu tư vào du lịch là một trong những ưu tiên cần kíp.

 

 

Ngọc Ánh 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline