Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 24/11/2024 12:11

Tin nóng

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Bão giật cấp 17 có thể suy yếu khi gần bờ

Theo dõi chặt chẽ, triển khai các biện pháp ứng phó bão Yinxing

Tiểu vùng Mekong mở rộng: Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo với 3 trụ cột

Bão giật cấp 17 sắp vào Biển Đông

Trong 10 tháng, thiên tai gây thiệt hại trên 78 nghìn tỷ đồng

Việt Nam – UAE: Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế thương mại, văn hóa xã hội

Quảng Nam: Bão số 6 áp sát gây mưa lớn, gió giật cấp 10

Cảnh báo nguy cơ mưa lớn khu vực miền Trung do bão Trà Mi

Quảng Ngãi: Cấm biển từ 10h ngày hôm nay ứng phó bão Trà Mi

Theo dõi sát diễn biến của bão Trà Mi

Phấn đấu tăng trưởng GDP giai đoạn 2026-2030 bình quân khoảng 7,5-8,5%

Chủ nhật, 24/11/2024

TP. HCM đứng đầu cả nước về doanh thu du lịch

Thứ hai, 03/07/2023 12:07

TMO - Số liệu từ Tổng cục Thống kê cho thấy, các chính sách kích cầu tiêu dùng nội địa, các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch được đẩy mạnh đã góp phần duy trì tăng trưởng của khu vực dịch vụ. 

Thông tin từ Tổng cục thống kê, kinh tế thế giới trong 6 tháng đầu năm 2023 đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức. Đó là xung đột Nga – Ukraine kéo dài, lạm phát toàn cầu mặc dù đã hạ nhiệt nhưng vẫn ở mức cao, ngân hàng trung ương của nhiều quốc gia vẫn theo đuổi chính sách tiền tệ thắt chặt đã tác động mạnh tới tăng trưởng kinh tế, đầu tư, tiêu dùng.

Trong bối cảnh đó, tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6 tháng đầu năm 2023 vẫn đạt mức tăng trưởng 3,72%. Theo đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,07%, đóng góp 9,28%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 1,13%, đóng góp 11,87%; đặc biệt, khu vực dịch vụ, du lịch tăng 6,33%, đóng góp 78,85%. Báo cáo của Tổng cục Thống kê nêu rõ, kết quả này phản ánh hiệu quả của các chính sách kích cầu tiêu dùng nội địa, các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch được đẩy mạnh đã góp phần duy trì tăng trưởng của khu vực dịch vụ, du lịch.

Theo Trung tâm thông tin du lịch, trong tháng 6-2023, Việt Nam đón 975.000 lượt khách quốc tế, tăng 6,4% so với tháng trước. Tính chung 6 tháng, ngành du lịch đón gần 5,6 triệu lượt khách quốc tế, đạt 69% kế hoạch đề ra năm 2023, phục hồi 66% so với mức năm 2019. Tổng số khách du lịch nội địa đạt 64 triệu lượt. Tổng thu từ khách du lịch đạt 343.000 tỉ đồng, cao hơn 29,4% so với cùng kỳ năm 2022.

Doanh thu du lịch lữ hành 6 tháng đầu năm 2023 ước đạt 14,5 nghìn tỉ đồng, tăng 65,9% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu 6 tháng đầu năm 2023 của một số địa phương so với cùng kỳ năm trước như sau: Đà Nẵng tăng 174%; Hà Nội tăng 106,9%; Hải Phòng tăng 93,2%; Thành phố Hồ Chí Minh tăng 78,5%; Quảng Ninh tăng 51,7%; Khánh Hòa tăng 33,6%; Cần Thơ tăng 19,9%; Lâm Đồng tăng 12,8%.

Ảnh minh họa. 

TP.HCM dẫn đầu về doanh thu du lịch, đạt 80.833 tỷ đồng. Là trung tâm du lịch lớn, trong 6 tháng đầu năm 2023, TP.HCM đã đón hơn 16,415 triệu lượt khách nội địa, tăng 48% so với cùng kỳ năm 2022. Lượng khách quốc tế ước đạt hơn 1,941 triệu lượt, tăng 306% so với cùng kỳ. Tổng doanh thu tăng 62,7% so với cùng kỳ năm 2022.

Theo Sở Du lịch Hà Nội, đến hết tháng 6/2023, tổng số khách đến Hà Nội tăng 42%, trong đó khách quốc tế tăng 7 lần so với cùng kỳ năm 2022. Đặc biệt, nhiều nhà hàng ở Thủ đô được thương hiệu ẩm thực nổi tiếng hàng đầu thế giới Michelin gắn sao vinh danh. Việc này góp phần tích cực để Hà Nội đẩy mạnh quảng bá thương hiệu, xây dựng sản phẩm độc đáo, mới lạ về ẩm thực gắn với du lịch trong thời gian tới. Cùng với đó, để giữ đà tăng trưởng, Sở Du lịch Hà Nội sẽ ban hành, triển khai thí điểm mô hình du lịch cộng đồng, trải nghiệm thực tế tại các làng nghề, du lịch nông nghiệp, nông thôn, điểm du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống đồng bào dân tộc thiểu số tại Ba Vì.

Trong 6 tháng đầu năm, Quảng Ninh đón 8,86 triệu lượt du khách, tăng 61% so với cùng kỳ. Tổng doanh thu du lịch ước đạt 16.660 tỷ đồng, tăng 56% so với cùng kỳ năm trước. Để có được sự bứt phá về du lịch sau đại dịch, thời gian qua Quảng Ninh đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, từ đầu tư cơ sở, hạ tầng, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch đến quảng bá, xúc tiến du lịch, đảm bảo hoàn thành mục tiêu đón 15 triệu lượt du khách trong năm 2023.

Du khách đến với Thanh Hóa trong 6 tháng đầu năm khoảng 8,3 triệu lượt, tổng thu từ du lịch ước đạt 15.072 tỷ đồng. Riêng Sầm Sơn đón được 5,3 triệu lượt khách, doanh thu du lịch đạt 9.164 tỷ đồng. Trong mùa cao điểm hè, Sầm Sơn tập trung nguồn lực tổ chức các sự kiện để phục vụ du khách. Trong đó, Lễ hội Carnival đường phố hứa hẹn sẽ khuấy động không khí lễ hội đầy sắc màu, thu hút du khách đến Sầm Sơn. Cùng với đó, hàng loạt hoạt động trong Lễ hội Du lịch biển Sầm Sơn năm 2023 hứa hẹn sẽ đưa nơi đây trở thành điểm đến sôi động suốt mùa hè này.

Một số địa phương trong top có doanh thu cao tiếp theo là Nghệ An 11.491 tỷ đồng; Bình Thuận 11.348 tỷ đồng Lào Cai với 10.813 tỷ đồng; Đà Nẵng đạt 10.618 tỷ đồng… Một số các địa phương khác đạt mức doanh thu khá, bao gồm: An Giang (3.900 tỷ đồng, tăng 37% so với cùng kỳ); Ninh Bình (3.846 tỷ đồng, tăng 2,94 lần so với cùng kỳ); Thừa Thiên - Huế (3.500 tỷ đồng); Quảng Bình (2.506 tỷ đồng, tăng 3,6 lần so với cùng kỳ)…

Về mức độ phục hồi so trước dịch, 5 thị trường đã vượt mức 6 tháng đầu năm 2019 là Campuchia (338%), Ấn Độ (236%), Lào (117%), Thái Lan (108%) và Singapore (hơn 107%), theo dữ liệu từ Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam. Ngoài ra, còn có , 2 thị trường phục hồi gần về mức 2019 là Mỹ (95%) và Australia (92%). Một số thị trường khác cũng phục hồi ở mức cao là Hàn Quốc (77%), Anh (gần 79%), Đức (84%)…

Trong 10 thị trường khách quốc tế đến Việt Nam nhiều nhất trong nửa đầu năm nay, Hàn Quốc tiếp tục đứng đầu với hơn 1,6 triệu lượt, chiếm 28% tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam. Trung Quốc xếp thứ hai (557.000 lượt), Mỹ thứ ba (374.000). Riêng trong tháng 6, Mỹ có mức tăng trưởng tốt nhất trong các thị trường, tăng 52% so với tháng 5.

Nhằm thu hút du khách quốc tế, ngày 24/6, Quốc hội đã thông qua Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam. Theo đó thời hạn visa đã được kéo dài từ 30 lên 90 ngày, thời hạn tạm trú tại cửa khẩu cho người nhập cảnh theo diện đơn phương miễn thị thực cũng được nâng từ 15 lên 45 ngày. Việc Quốc hội kéo dài thời gian visa đã tạo cơ hội cho ngành du lịch thu hút khách quốc tế đến Việt Nam nhiều hơn, lưu trú dài ngày hơn và chi tiêu nhiều hơn hoàn thành vượt mức mục tiêu đón 8 triệu lượt khách quốc tế năm 2023.  

 

 

 

Thu Hằng

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline