Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 19/01/2025 12:01

Tin nóng

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Chủ nhật, 19/01/2025

[Toàn cảnh thế giới năm 2023] Vật lộn với thiên tai, gia tăng xung đột

Thứ bảy, 30/12/2023 15:12

TMO – Năm 2023 được cho là năm thế giới dồn lực khôi phục kinh tế khi đại dịch Covid-19 đi qua. Tuy nhiên, song song với việc khôi phục kinh tế, thế giới năm 2023 tiếp tục hứng chịu nhiều tổn thất, đặc biệt về con người.

Đại dịch Covid-19 càn quét trong suốt 2 năm (2020 và 2021), bước sang năm 2022, đại dịch lắng xuống và nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu trong nửa cuối năm 2022, năm 2023 là khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh (phục hồi kinh tế). Tuy nhiên, năm 2023 thế giới tiếp tục ghi nhận nhiều biến cố khiến tình hình phức tạp hơn.

Động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria

Liên tiếp xảy ra các trận động đất mạnh trên 7 độ Richter tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria vào đầu tháng 2 làm rung chuyển cả khu vực. Các trận động đất liên tiếp xảy ra chỉ trong 1 ngày khiến hàng trăm nghìn tòa nhà bị sụp đổ, hư hỏng, gần 60 nghìn người tử vong, hàng chục nghìn người bị thương. Đây có thể cho là một trong những thảm họa thiên tai tồi tệ nhất. Đối với công tác quản lý, vụ động đất này đã “vô tình” hé lộ nhiều lỗ hổng trong công tác quản lý xây dựng của Thổ Nhĩ Kỳ bởi theo kết quả điều tra, hàng nghìn tòa nhà được xây dựng nhưng không đáp ứng tiêu chuẩn an toàn, hơn 600 người liên quan đã bị điều tra, trong đó có hàng loạt nhà thầu, chủ sở hữu bất động sản, đơn vị sửa chữa.

Nắng nóng bao trùm khiến nhiệt độ toàn cầu tăng cao kỷ lục

Giới chuyên gia khí tượng nhận định, 2023 là năm nóng kỷ lục với nhiệt độ trung bình toàn cầu đạt 15,1 độ C, cao hơn 1,4 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Đây là mức cao nhất chưa từng được ghi nhận. Theo giới chuyên gia, đây là hậu quả của biến đổi khí hậu do loài người gây ra. Trọng tâm của nắng nóng trong năm 2023 là từ tháng 5 kéo dài đến tháng 9, khu vực chịu ảnh hưởng nặng nhất là các nước châu Âu và châu Á. Nắng nóng kéo dài ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp khiến an ninh lương thực bị đe dọa. Theo các chuyên gia, các nước nghèo chịu nhiều tổn thất nhất bởi yếu kém trong năng lực ứng phó hạn hán.

Cháy rừng gây hậu quả nghiêm trọng ở nhiều nơi

Tại Hy Lạp, đám cháy xảy ra từ gần cuối tháng 8 tại vùng Evros, gần thành phố cảng Alexandroupoli đã hủy hoại và thiêu rụi diện tích lên tới ít nhất 808,7 km2. Giới chức địa phương và EU đánh giá đây là vụ cháy rừng quy mô lớn nhất từ trước đến nay xảy ra ở các nước EU khiến cả liên minh phải huy động nhiều phương tiện để khống chế, dập lửa. Tuy nhiên, đám cháy sau đó đã lan đến khu rừng của công viên quốc gia Dadia, khu bảo tồn loài chim săn mồi lớn ở châu Âu. Theo thống kê thiệt hại, đám cháy lan rộng khiến ít nhất 20 người thiệt mạng.

Tại Tây Ban Nha, cũng trong tháng 8, hòn đảo du lịch Tenerife thuộc Tây Ban Nha trải qua những đám cháy rừng kéo dài hàng tuần do thời tiết khắc nghiệt nắng nóng đi kèm gió mạnh và khô hạn. Những đám cháy rừng bắt đầu bùng phát trên đảo Tenerife, thuộc quần đảo Canaries của Tây Ban Nha kể từ ngày 15/8. Ngọn lửa thiêu rụi khoảng 5.000 ha trong phạm vi 50 km, tương đương 2,5% diện tích rừng trên đảo Tenerife, con số kỷ lục trong vòng 15 năm đối với hòn đảo này. Các đám cháy đã tạo ra những đám mây khói khổng lồ ở độ cao 8.000m và có thể quan sát thấy từ vệ tinh. Cháy rừng đã ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân tại 10 đô thị trên đảo, trong đó 26.000 người đã phải đi sơ tán.

Tại Mỹ, vụ cháy rừng thảm khốc xảy ra vào đầu tháng 8 khiến ít nhất 115 người thiệt mạng và 388 người mất tích. Đây là vụ cháy rừng kinh hoàng nhất ở Mỹ trong hơn một thế kỷ. Cảnh tượng cháy rừng dữ dội trên đảo Maui của Hawaii được nhiều người mô tả là ngày tận thế. Những đám cháy bùng phát do gió giật 128km/h từ cơn bão Dora, phía nam quần đảo Hawaii. Một số nạn nhân cháy rừng thậm chí đã nhảy xuống biển để thoát khỏi khói lửa.

Cháy rừng ở Hy Lạp. Ảnh: AP

Bão, lũ hoành hành

Tháng 9, tại Libya cơn bão Daniel di chuyển qua Địa Trung Hải, mạnh lên từ những vùng nước biển ấm bất thường trước khi gây ra mưa xối xả ở Đông Bắc nước này. Trận mưa kinh hoàng đã khiến 2 đập nước bị vỡ, tạo ra một cơn sóng cao tới 7 mét. Lượng nước khổng lồ này càn quét qua thành phố Derna bên bờ biển, xóa sổ toàn bộ các khu dân cư và cuốn phăng những ngôi nhà ra biển. Theo Liên Hợp Quốc, hơn 11.000 người thiệt mạng và ít nhất 10.000 người đang mất tích với nhiều người trong số đó được cho là đã bị cuốn ra biển hoặc bị chôn vùi dưới đống đổ nát. Các chuyên gia nhận định, quy mô của thảm họa này trở nên nghiêm trọng hơn bởi sự kết hợp của nhiều yếu tố, trong đó có việc cơ sở hạ tầng xuống cấp, cảnh báo không phù hợp và tác động của cuộc khủng hoảng khí hậu ngày càng gia tăng. Trong khi đó, cũng tại châu Á, hai cơn bão Saola và Haiku đi qua khu vực trong những ngày đầu tháng 9 đã gây ra thiệt hại cho Đài Loan (Trung Quốc), Hong Kong (Trung Quốc) và một số khu vực khác ở phía Nam Trung Quốc, trong đó có Thâm Quyến. Mặc dù cơn bão Saola khiến các trường học và cửa hàng ở Hong Kong phải đóng cửa 2 ngày nhưng thiệt hại thực sự diễn ra một tuần sau đó khi thành phố bị tàn phá bởi một cơn bão bất ngờ gây ngập lụt nhanh chóng các ga tàu điện ngầm và biến nhiều con đường thành sông.

Khung cảnh hoang tàn sau lũ lớn tại Libya. Ảnh: CNN

Gia tăng xung đột

Xung đột vũ trang giữa Nga - Ukraine kéo dài suốt nhiều tháng, đến nay vẫn chưa có dấu hiệu “giảm nhiệt”. Tuy nhiên, tình hình thế giới trở nên phức tạp hơn khi Israel - Hamas xảy đụng độ vũ trang. Xung đột giữa Israel – Hamas xảy ra từ ngày 7/10 khi Hamas mở chiến dịch tấn công với quy mô chưa từng có vào các ngôi làng, thị trấn biên giới Israel, khiến Israel không kịp trở tay. Vụ tấn công khiến hơn 1.000 người thiệt mạng. Israel huy động hơn 300.000 quân mở chiến dịch tấn công đáp trả vào Dải Gaza với mục tiêu xóa sổ Hamas khiến hơn 21.000 người thiệt mạng, phần lớn là phụ nữ và trẻ em, biến Gaza thành đống đổ nát, gây ra thảm họa nhân đạo chưa từng ghi nhận. Theo giới phân tích, các cuộc xung đột càng kéo dài, tình trạng chia rẽ, phân cực trên thế giới càng sâu sắc, đối đầu giữa các bên ngày càng quyết liệt, có thể tạo ra những liên minh, khối hợp tác mới, khiến nhân loại khó phối hợp cùng nhau để giải quyết những vấn đề toàn cầu như nguy cơ khủng hoảng lương thực, khí hậu hay ứng phó thiên tai, thảm họa.

Xung đột Israel – Hamas (Ảnh RT)

COP28 - Tăng cường tài chính cho khí hậu ?

Hội nghị Thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc năm 2023 (COP28) đã bế mạc ngày 13/12/2023 với một thỏa thuận báo hiệu “sự khởi đầu của một kết thúc” kỷ nguyên nhiên liệu hóa thạch bằng cách đặt nền móng cho một quá trình chuyển đổi nhanh chóng, công bằng và bình đẳng, được củng cố bởi việc cắt giảm lượng khí thải và tăng quy mô tài chính. COP28 đã đạt được thỏa thuận kêu gọi các nước "chuyển đổi khỏi nhiên liệu hóa thạch trong các hệ thống năng lượng một cách công bằng, có trật tự và hợp lý, thúc đẩy hành động trong thập kỷ quan trọng này, để đạt được mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050", nhưng không nhất trí được về nỗ lực "loại bỏ nhiên liệu hóa thạch", khiến nhiều người lo ngại nhân loại có thể đã bỏ lỡ cơ hội tránh biến đổi khí hậu thảm khốc. Nội dung được thế giới quan tâm trong COP28 là vấn đề tài chính. Quỹ Khí hậu Xanh (GCF) đã nhận được sự thúc đẩy trong đợt bổ sung lần thứ hai với 06 quốc gia cam kết tài trợ mới tại COP28 với tổng số cam kết hiện ở mức kỷ lục 12,8 tỷ USD từ 31 quốc gia, và dự kiến ​​sẽ có thêm đóng góp.

08 Chính phủ tài trợ đã công bố các cam kết mới với Quỹ Các nước kém phát triển nhất và Quỹ Biến đổi khí hậu đặc biệt với tổng trị giá hơn 174 triệu USD tính đến thời điểm COP28, trong khi các cam kết mới, với tổng trị giá gần 188 triệu USD, đã được đưa ra cho Quỹ thích ứng tại COP28. Tuy nhiên, những cam kết tài chính này còn kém xa hàng nghìn tỷ USD cần thiết để hỗ trợ các nước đang phát triển chuyển đổi năng lượng sạch, thực hiện các kế hoạch khí hậu quốc gia và các nỗ lực thích ứng. Tại COP28, các cuộc thảo luận tiếp tục đặt ra 'mục tiêu định lượng chung mới về tài chính khí hậu' vào năm 2024, có tính đến nhu cầu và ưu tiên của các nước đang phát triển. Mục tiêu mới, bắt đầu từ mức cơ bản 100 tỷ USD mỗi năm, sẽ là nền tảng cho việc thiết kế và thực hiện các kế hoạch khí hậu quốc gia cần được thực hiện vào năm 2025.

Kinh tế toàn cầu ảm đạm

Theo báo cáo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), GDP toàn cầu năm 2023 chỉ tăng khoảng 3%, thấp hơn 3,5% so với năm 2022 và dưới trung bình giai đoạn 2000 - 2019 là 3,8%. IMF nhận định, tăng trưởng toàn cầu đi xuống là hậu quả của chính sách thắt chặt tiền tệ của các nền kinh tế tiên tiến, khi ngân hàng trung ương các nước ồ ạt nâng lãi suất để ghìm lạm phát và đối phó tác động từ xung đột vũ trang. Lãi suất cao đã giúp các nước giảm lạm phát từ mức hai chữ số về 2-3%, nhưng cũng gây ra nhiều hệ lụy với nền kinh tế toàn cầu. Khu vực đồng euro, Đức, Anh đang cận kề suy thoái, khi GDP quý III co lại.

Kỳ vọng gì trong năm 2024?

Theo dự báo của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm 2024 sẽ chỉ đạt khoảng 2,7%, thấp hơn so với mức ước tính khoảng 2,9% của năm 2023. Tuy nhiên, OECD nhận định kinh tế toàn cầu có thể “hạ cánh mềm”, đặc biệt là tại các nước phát triển, thay vì rơi vào suy thoái như các lo ngại trước đây.

“Lực đỡ” cho nền kinh tế toàn cầu chủ yếu đến từ kỳ vọng chu kỳ thắt chặt chính sách tiền tệ trên toàn cầu đang đi vào pha kết thúc, lạm phát tiếp tục hạ nhiệt trên khắp các nền kinh tế G10 (trừ Nhật Bản) và thị trường mới nổi, và hoạt động sản xuất dần bước qua đáy. Đồng quan điểm với OECD, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đánh giá, sự bấp bênh trong nền kinh tế toàn cầu ở thời điểm hiện tại đã giảm xuống đáng kể so với hồi đầu năm 2023. Tuy nhiên, các rủi ro giảm tốc vẫn lấn át các động lực tăng tốc của nền kinh tế trong năm 2024.

OECD hiện dự báo tăng trưởng kinh tế của Mỹ trong năm 2024 đạt 1,5% (so với mức ước tính 2,4% của năm 2023). Nhu cầu tiêu dùng, đầu tư, và tăng trưởng việc làm tại Mỹ được kỳ vọng sẽ khởi sắc hơn kể từ nửa cuối năm 2024 khi lạm phát hạ nhiệt, thúc đẩy Fed có động thái giảm lãi suất. Đối với Trung Quốc, kinh tế được dự báo tiếp tục tăng trưởng, nhưng sẽ  chững lại sau 30 năm thăng hoa. Người dân Trung Quốc có thể tiếp tục hạn chế chi tiêu, xuất khẩu sẽ ở mức yếu khi nhu cầu toàn cầu vẫn ảm đạm. Đồng thời, thị trường bất động sản của nước này vẫn trong quá trình phục hồi. Trong khi đó, tăng trưởng kinh tế tại khu vực Eurozone trong năm 2024 kỳ vọng sẽ đạt mức 0,9% trên mức nền thấp của năm 2023 (ước tính 0,7%). Động lực tăng trưởng chủ yếu đến việc người tiêu dùng tăng chi tiêu khi tiền lương tăng nhưng lạm phát giảm dần. Tuy nhiên, OECD  lưu ý, nền kinh tế Eurozone vẫn dễ bị tổn thương nếu giá năng lượng và các loại hàng hóa tăng cao trở lại.

IMF lưu ý, mặc dù đã có một số tín hiệu tích cực xuất hiện, hoạt động đầu tư trên toàn cầu vẫn đang thấp hơn so với trước đại dịch, trong đó các doanh nghiệp đều ngại mở rộng sản xuất - kinh doanh và không muốn dấn thân vào rủi ro trong bối cảnh lãi suất cao, căng thẳng địa chính trị, và nhiều chính phủ ngừng các biện pháp kích cầu tài khóa. Đồng thời, lòng tin trong thương mại quốc tế đang bị xói mòn khi các quốc gia đang ngày càng sẵn sàng “vũ khí hoá” các mặt hàng quan trọng, gia tăng hàng rào bảo hộ nhằm đạt các mục tiêu kinh tế lẫn phi kinh tế. Điển hình, tính đến cuối quý 3/2023, đã có tổng cộng 26 quốc gia cấm xuất khẩu hoặc hạn chế xuất khẩu 39 loại hàng hoá nông sản như gạo, đường… và vật tư nông nghiệp quan trọng như phân bón.

Cùng với đó, 24 quốc gia thành viên liên minh OPEC+ thực hiện các biện pháp giảm sản lượng khai thác nhằm giữ giá dầu thô ở mức cao. Những động thái này khiến cuộc chiến chống lạm phát trên toàn cầu trở nên phức tạp hơn cũng như đe doạ đến an ninh lương thực, an ninh năng lượng của nhiều quốc gia. Cả OECD và IMF kêu gọi các quốc gia cần tiếp tục thực thi các chính sách tiền tệ nhằm giảm lạm phát, phục hồi thương mại toàn cầu và điều chỉnh chính sách tài khóa để sẵn sàng đáp ứng những thách thức hoặc cú sốc trong tương lai.

Đối với ứng phó thiên tai, các chuyên gia quốc tế cho rằng, toàn thế giới, đặc biệt là các nước nghèo, nước đang phát triển, đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức như bất bình đẳng gia tăng, xung đột và đói nghèo, biến đổi khí hậu diễn biến ngày càng phức tạp kéo theo xuất hiện nhiều loại hình thời tiết, thiên tai... Do đó, các nước nghèo, nước đang phát triển cần chủ động xây dựng các giải pháp nâng cao năng lực ứng phó hiệu quả với những tình huống bất ngờ xảy ra. Các quốc gia phát triển và cộng đồng quốc tế cần có giải pháp hỗ trợ kịp thời. Năm 2024, mặc dù được đánh giá sẽ đối mặt nhiều khó khăn thách thức. Tuy nhiên, với quyết tâm mạnh mẽ từ Chính phủ các nước, thế giới vẫn trông đợi vào những tín hiệu tích cực trong năm 2024.

 

 

 

Thiennhienmoitruong (TMO)

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline