Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 28/04/2024 23:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ nhật, 28/04/2024

Thúc đẩy xuất, nhập khẩu hàng hóa qua Cảng biển Nghi Sơn

Thứ bảy, 12/08/2023 06:08

TMO - Cảng biển Nghi Sơn có vị trí chiến lược trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa; là đầu mối giao thương quan trọng, kết nối vùng biển Thanh Hóa và Bắc Trung bộ với các tuyến hàng hải quốc gia, quốc tế. Để thúc đẩy sự phát triển của Cảng Nghi Sơn, ngoài đầu tư về hạ tầng cảng biển, tỉnh Thanh Hóa đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách để khuyến khích, thu hút các doanh nghiệp, nhà đầu tư thực hiện xuất nhập khẩu hàng hóa qua cảng.

UBND tỉnh Thanh Hóa cho biết, Cảng biển Nghi Sơn có vị trí chiến lược trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh của tỉnh Thanh Hóa và vùng phụ cận; được quy hoạch là cảng loại I và quy hoạch tiềm năng thành cảng đặc biệt (cảng IA); là đầu mối giao thương hàng hóa, kết nối vùng Bắc Lào, Đông Bắc Thái Lan, vùng phụ cận Thanh Hóa với các tuyến hàng hải quốc gia và quốc tế.

Trong thời gian qua, cùng với việc tập trung các nguồn lực đầu tư đồng bộ về hạ tầng cảng biển, tăng cường cải cách thủ tục hành chính, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin để rút ngắn thời gian, giảm chi phí hành chính, chi phí lưu kho bãi, giải phóng container nhằm thúc đẩy sự phát triển của Cảng biển Nghi Sơn.

Theo điều chỉnh, mở rộng quy hoạch chung xây dựng Khu Kinh tế Nghi Sơn, thì hệ thống Cảng biển Nghi Sơn gồm có 51 bến và khu bến (10 bến container, 21 bến tổng hợp, còn lại là các bến và khu bến chuyên dụng), hiện có 21 bến đã đi vào hoạt động. Cảng Nghi Sơn có khả năng đón tàu có trọng tải đến 70.000 DWT - 100.000 DWT, với năng lực xếp dỡ hàng trăm triệu tấn/năm. Với tiềm năng, lợi thế cùng với các chính sách thu hút các hãng tàu và DN thực hiện vận chuyển hàng hóa qua Cảng Nghi Sơn, trong những năm gần đây Cảng Nghi Sơn đã thu hút được các hãng tàu và doanh nghiệp thực hiện xuất nhập khẩu qua cảng với tỷ trọng hàng hóa thông qua cảng chiếm khoảng trên 50% tổng lượng hàng qua nhóm cảng biển số 2 (bằng cả cảng biển Nghệ An và Hà Tĩnh) khoảng 41 triệu tấn/năm.

Cảng biển Nghi Sơn có vị trí chiến lược trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; là đầu mối giao thương quan trọng, kết nối vùng biển Thanh Hóa và Bắc Trung bộ với các tuyến hàng hải quốc gia, quốc tế. 

Nhiều chủ trương, chính sách khuyến khích, thu hút các doanh nghiệp, nhà đầu tư thực hiện thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa qua Cảng biển Nghi Sơn đã được các cấp có thẩm quyền ban hành. như: Nghị quyết số 37/2021 của Quốc hội, Thông tư số 21/2021 của Bộ Công Thương, Nghị quyết số 248/2022 của HĐND tỉnh Thanh Hóa về việc ban hành chính sách hỗ trợ các phương tiện vận tải biển quốc tế và nội địa; hỗ trợ doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa bằng container qua Cảng biển Nghi Sơn…; qua đó, đã mang lại những kết quả bước đầu đáng ghi nhận.

Hiện Cảng biển Nghi Sơn đã có 02 hãng tàu mở tuyến vận tải biển vận chuyển hàng hóa bằng container đi quốc tế với 22 chuyến; tổng số container xuất, nhập khẩu qua cảng là 7.093 cont. Tuy nhiên, hoạt động khai thác Cảng biển Nghi Sơn vẫn chưa đạt được kỳ vọng, chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế. Trong 6 tháng đầu năm 2023, số thu ngân sách nhà nước của hàng hóa xuất nhập khẩu qua Cảng Nghi Sơn đạt hơn 8.800 tỷ đồng, bằng 87,2% so với cùng kỳ, đạt 66,97% chỉ tiêu Bộ Tài chính giao.

Ngoài ra, theo đánh giá của lãnh đạo UBND tỉnh việc phát triển hoạt động xuất nhập khẩu tại Cảng biển Nghi Sơn thực tế còn tồn tại không ít khó khăn và thách thức. Điển hình như do thiếu đa dạng về các mặt hàng xuất nhập khẩu nên các hãng tàu vận tải quốc tế chưa mặn mà với việc khai thác hoạt động hàng hải tại Cảng Nghi Sơn. Tần suất số chuyến còn thấp, chưa đa dạng tuyến (chủ yếu là tuyến Trung Quốc) dẫn đến việc vận chuyển hàng hóa qua nhiều cảng phải trung chuyển nên phát sinh chi phí so với tàu không chuyển tải, dẫn đến giá cước chưa thực sự hấp dẫn đối với doanh nghiệp. 

Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa số lượng lớn đã có đối tác vận chuyển, bốc xếp và các dịch vụ liên quan lâu năm, thậm chí hợp đồng lâu dài nên khó thay đổi để thực hiện xuất khẩu qua Cảng Nghi Sơn. Bên cạnh đó, hệ thống hạ tầng, máy móc thiết bị nâng hạ container, kho bãi khu vực cảng chưa được đầu tư đồng bộ; chưa có nhiều doanh nghiệp đầu tư dịch vụ logistics, hệ thống kho vận chưa quy mô và đồng bộ dẫn đến thiếu nơi tập kết, làm ảnh hưởng đến việc lưu thông hàng hóa; công tác cải cách hành chính, công tác phối hợp của các cơ quan Nhà nước trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp xuất nhập khẩu của hãng tàu ra vào Cảng Nghi Sơn còn hạn chế.

Thanh Hóa tiếp tục huy động tối đa các nguồn lực, hoàn thiện và đưa vào khai thác đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật cảng, đáp ứng nhu cầu xuất, nhập khẩu hàng hóa.  

UBND tỉnh cho biết, thời gian tới Thanh Hóa tiếp tục huy động tối đa các nguồn lực, hoàn thiện và đưa vào khai thác đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật cảng, hệ thống giao thông, sẵn sàng tiếp nhận, phục vụ tốt nhất cho các tàu, phương tiện ra vào cảng và hoạt động xếp dỡ hàng hóa của các doanh nghiệp; đáp ứng tốt yêu cầu phát triển logistics trong Khu kinh tế Nghi Sơn và khu vực. 

Tăng cường liên kết với các doanh nghiệp để đảm bảo quy trình xuất nhập khẩu qua Cảng biển Nghi Sơn được thực hiện nhanh chóng, hiệu quả, giảm thiểu rào cản về thủ tục hành chính, đặc biệt là thủ tục liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hóa, hải quan, thuế. Tăng cường đối thoại với các doanh nghiệp, các hãng tàu để nắm bắt và kịp thời giải quyết các khó khăn, vướng mắc, nâng cao chất lượng dịch vụ; đảm bảo an toàn, an ninh hàng hải, trật tự, an toàn ở khu vực cửa khẩu cảng và cho các hoạt động xuất nhập khẩu tại Cảng Nghi Sơn.

Đẩy mạnh quảng bá, thông tin tuyên truyền để thu hút đa dạng các hãng tàu, các doanh nghiệp đến tìm hiểu, đầu tư, khai thác, mở thêm các tuyến vận chuyển container quốc tế và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa; đưa chính sách hỗ trợ các phương tiện vận tải biển quốc tế và nội địa, hỗ trợ doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa bằng container qua Cảng biển Nghi Sơn của tỉnh Thanh Hóa thực sự phát huy hiệu quả trong thực tiễn.

 

 

Thùy Minh 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline