Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 19/04/2024 23:04

Tin nóng

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Sôi nổi hoạt động 'Cây Di sản Việt Nam'

Thứ sáu, 19/04/2024

Thúc đẩy xây dựng và bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm nông sản

Thứ bảy, 13/08/2022 05:08

TMO - Với lợi thế và tiềm năng trong sản xuất nông nghiệp, Việt Nam có rất nhiều sản phẩm nông sản chất lượng cao, có thế mạnh. Tuy nhiên, số lượng sản phẩm nông sản của nước ta đã xây dựng và đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý trong nước và quốc tế còn hạn chế. 

Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, Việt Nam được đánh giá là quốc gia có lợi thế và nhiều tiềm năng trong sản xuất nông nghiệp, thuận lợi để sản xuất các sản phẩm nông nghiệp nhiệt đới có chất lượng cao, đa dạng, đặc trưng theo từng vùng, miền. Có rất nhiều sản phẩm nông sản có thế mạnh như: gạo, cà phê, điều, tiêu, thủy sản, trái cây…

Việt Nam đã có một số sản phẩm nông nghiệp đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế, vươn tới các thị trường cao cấp và xuất khẩu như Nước mắm Phú Quốc, chè hữu cơ shan tuyết Phìn Hồ, chè Thái Nguyên, hồ tiêu Gia Lai, cà phê Buôn Mê Thuột... Cao su Việt Nam là nông sản Việt đầu tiên có Nhãn hiệu chứng nhận được bảo hộ tại 5 thị trường: Đài Loan (Trung Quốc), Ấn Độ, Trung Quốc, Lào, Campuchia. 

 Vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang) là sản phẩm đầu tiên chính thức được bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Nhật Bản (3/2021) 

Tuy nhiên, số lượng sản phẩm nông sản của Việt đã xây dựng được thương hiệu và được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý cả trong nước và quốc tế còn hạn chế. Thực tế, trong thời gian qua, nhiều sản phẩm nông sản Việt Nam có giá trị lớn đang tiềm ẩn nguy cơ mất nhãn hiệu, thương hiệu do chưa được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu đồng thời với việc xây dựng và phát triển thương hiệu trên thị trường quốc tế đã đặt ra vấn đề lớn đối với các doanh nghiệp và công tác quản lý nhà nước trong việc bảo hộ nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý cho nông sản, đặc sản Việt Nam.

Theo Trung tâm thẩm định chỉ dẫn địa lý và nhãn hiệu quốc tế, Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết, về bảo hộ chỉ dẫn địa lý, tính đến ngày 01/8/2022, cả nước có 51/63 địa phương có sản phẩm đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý, với số lượng đơn đăng ký là 141 đơn và đã cấp 116 văn bằng bảo hộ; trong đó có 107 sản phẩm đăng ký bảo hộ ở trong nước và 9 sản phẩm đăng ký bảo hộ ở nước ngoài.

Về bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận, tính đến ngày 25/7/2022, cả nước có 705 đơn đăng ký bảo hộ ở tất cả các lĩnh vực và đã cấp 566 văn bằng bảo hộ; trong đó đối với lĩnh vực nông nghiệp có 591 đơn đăng ký bảo hộ và đã cấp 482 văn bằng bảo hộ…

Tuy nhiên, thời gian qua việc xây dựng và bảo hộ nhãn hiệu của các sản phẩm nông sản Việt Nam còn có một số khó khăn, hạn chế. Cụ thể tại Trung ương, chưa có các quy định chi tiết về quản lý đối với đối tượng chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể. Sự phối hợp chưa chặt chẽ và liên tục giữa Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương.

Đối với các địa phương, thiếu khảo sát xác định nhu cầu của người sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng. Việc này dẫn đến lựa chọn sản phẩm đăng ký chưa phù hợp thực tiễn và nhu cầu thị trường. Việc bảo hộ sản phẩm không phải là sản phẩm tiêu dùng cuối cùng/giá trị gia tăng thấp. Bên cạnh đó, lựa chọn sai hình thức bảo hộ; quy mô sản xuất nhỏ; tập trung chính vào khâu đăng ký. Sau bảo hộ, sản phẩm gặp khó khăn trong quảng bá và tiếp cận thị trường tiêu thụ lớn và nâng cao giá trị.

Ngoài ra, một số chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể chưa phát huy được vai trò là chủ sở hữu do không có chức năng kinh doanh. Một số chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể (hợp tác xã) được thành lập khi có sự hỗ trợ từ các dự án và không hoạt động khi kết thúc dự án, hoặc hoạt động rất cầm chừng. Có hợp tác xã đã thành lập từ trước làm chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể nhưng lĩnh vực hoạt động rộng, nhiều ngành nghề. Việc này dẫn đến nguồn lực bị phân tán, kinh nghiệm tham gia quản lý và thương mại còn hạn chế.

Nhận định của Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của ngành nông nghiệp, việc đưa các sản phẩm nông sản của Việt Nam ra thị trường quốc tế đang đối diện với rất nhiều thách thức. Điều này không chỉ đến từ khâu chất lượng sản phẩm mà còn do năng lực tiếp cận thị trường thông qua xây dựng thương hiệu sản phẩm của các doanh nghiệp Việt.

Trong thời gian tới cần tập trung tháo gỡ những vướng mắc trong xây dựng và bảo hộ nhãn hiệu, nhằm thúc đẩy tiêu thụ nông sản 

Trước những thách thức và đòi hỏi của phát triển kinh tế nông nghiệp hiện nay, bên cạnh việc sản xuất, các địa phương, doanh nghiệp phải tính đến phát triển theo chuỗi giá trị sản phẩm, xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu nông sản các vùng miền và thương hiệu nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế

Các chuyên gia cho rằng, doanh nghiệp cần đánh giá được cơ hội và thách thức trong việc xây dựng, bảo hộ nhãn hiệu cho các sản phẩm nông sản của Việt Nam tại thị trường nội địa và quốc tế trong bối cảnh hội nhập sâu rộng như hiện nay. Đồng thời, cũng cần tìm hiểu quy trình, thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu đối với nông sản Việt Nam ở cả thị trường trong nước và ngoài nước; những điểm cần lưu ý trong việc xây dựng, bảo hộ nhãn hiệu nông sản. 

Để nâng cao hiệu quả công tác bảo hộ nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm nông sản của Việt Nam, Trung tâm thẩm định chỉ dẫn địa lý và nhãn hiệu quốc tế, Cục Sở hữu trí tuệ kiến nghị, về phía Nhà nước, các cơ quan chức năng cũng cần tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp luật đối với việc bảo hộ, quản lý và phát triển thương hiệu đối với các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng.

Đồng thời, đẩy mạnh công tác bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ nói chung, đặc biệt là cho sản phẩm nông nghiệp đặc trưng nói riêng, để nâng cao nhận thức của cộng đồng. Ngoài ra, các cơ quan quản lý nhà nước cũng cần triển khai hiệu quả các chính sách hỗ trợ đã được ban hành liên quan đến phát triển tài sản trí tuệ, sở hữu trí tuệ. 

 

 

Bích Hà 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline