Hotline: 0941068156

Thứ tư, 04/12/2024 16:12

Tin nóng

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Trên 20 cây cổ thụ ở vườn quốc gia Côn Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam

25 tác phẩm xuất sắc được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Hội nghị Ban Chấp hành 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội

Hoà Bình: 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Đa cổ thụ ở Phú Xuyên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Bão giật cấp 17 có thể suy yếu khi gần bờ

Theo dõi chặt chẽ, triển khai các biện pháp ứng phó bão Yinxing

Tiểu vùng Mekong mở rộng: Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo với 3 trụ cột

Thứ tư, 04/12/2024

Thúc đẩy thị trường khách du lịch Trung Đông và Ấn Độ

Thứ năm, 15/09/2022 10:09

TMO - Trung Đông và Ấn Độ được xem là thị trường trọng điểm và tiềm năng của du lịch Việt Nam. Tuy nhiên, để khai thác dư địa từ các thị trường này, ngành du lịch Việt Nam cần đẩy mạnh các hoạt động quảng bá, đầu tư cơ sở hạ tầng dịch vụ...

Trung Đông là một thị trường lớn, gồm 16 nước, dân số gần 453 triệu người, không chỉ nổi tiếng về dầu khí, nguồn lực tài chính và khoa học công nghệ với nhiều quỹ đầu tư công uy tín, lớn nhất thế giới mà còn là thị trường gửi khách có tiềm năng lớn. Kinh tế phát triển mạnh, tầng lớp giàu có nhiều, nhu cầu du lịch của thị trường Trung Đông được dự báo tăng nhanh trong thời gian tới.

Kinh tế tại khu vực Trung Đông đang phát triển mạnh, tầng lớp giàu có nhiều, nhu cầu du lịch của thị trường Trung Đông được dự báo tăng nhanh trong thời gian tới, dự kiến đạt 165 tỷ USD vào năm 2025 với các thị trường gửi khách hàng đầu là: Saudi Arabia, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ và Israel. Bốn quốc gia này đã đóng góp 68% tổng lượng khách của khu vực... Trung Đông được đánh giá là thị trường còn nhiều dư địa để khai thác thu hút khách du lịch đến với Việt Nam.

Từ đầu tháng 8/2022, Ấn Độ đã tổ chức đoàn famtrip gồm hơn 30 đơn vị lữ hành đến Việt Nam để khảo sát thị trường, tăng cường hợp tác trong việc tổ chức các tour, tuyến đưa khách từ Ấn Độ đến Việt Nam. 

Ấn Độ là thị trường lớn với dân số hơn 1,3 tỷ và sẽ trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới vào năm 2023, với hơn 1,4 tỷ người. Tại thị trường này, ngành du lịch Việt Nam và Ấn Độ đã sớm thiết lập mối quan hệ gắn bó, chặt chẽ. Năm 2001, Tổng cục Du lịch Việt Nam và Bộ Du lịch Ấn Độ đã ký kết Hiệp định hợp tác du lịch Việt Nam - Ấn Độ. Bản ghi nhớ về hợp tác du lịch giữa các nước ASEAN (trong đó có Việt Nam) và Ấn Độ đã được các Bộ trưởng du lịch ký kết trong năm 2012.

Hiện nay, Việt Nam đã áp dụng hệ thống cấp thị thực điện tử cho du khách Ấn Độ và Chính phủ Ấn Độ cũng đã công nhận hộ chiếu vaccine của Việt Nam. Đây là những điều kiện rất quan trọng để thúc đẩy trao đổi khách du lịch giữa 2 quốc gia.

Bên cạnh những thuận lợi còn có không ít thách thức mà ngành du lịch Việt Nam phải đối mặt nếu muốn khai thác tốt 2 thị trường tiềm năng này. Đặc biệt, khách Ấn Độ thường kỹ tính trong việc lựa chọn sản phẩm và dịch vụ. Họ thường so sánh tỉ mỉ mức giá để đưa ra quyết định. Nếu không thích nghi được, doanh nghiệp sẽ không thể khai thác lâu dài thị trường khách này.

Còn lượng khách du lịch từ các quốc gia khu vực Trung Đông đến Việt Nam vẫn ở mức thấp do thông tin về du lịch Việt Nam vẫn chưa đến được với thị trường khách du lịch này. Bên cạnh đó, khoảng cách địa lý lớn, chi phí đắt đỏ, khác biệt lớn về văn hóa, thị hiếu tiêu dùng, ngôn ngữ giữa hai quốc gia, cơ sở hạ tầng phục vụ nhóm khách này còn hạn chế và nhỏ lẻ là những rào cản lớn để du khách Trung Đông lựa chọn đến Việt Nam.  

Với Nam có nhiều lợi thế để đẩy mạnh khai thác thị trường khách du lịch từ Trung Đông và Ấn Độ 

Để thu hút du khách từ thị trường Trung Đông, trước tiên các cơ quan nhà nước Việt Nam cần tăng cường truyền thông về du lịch Việt Nam như: phát sóng các video giới thiệu về du lịch Việt Nam trên kênh truyền hình của khu vực, kết hợp với các travel blogger, influencer quảng bá du lịch Việt Nam; cung cấp thông tin về các sự kiện du lịch quốc tế tại Việt Nam thông qua các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài... để mời các cơ quan và doanh nghiệp lữ hành tại các nước tham dự.

Đối với các đơn vị du lịch cũng cần tích cực, chủ động tham gia các Hội chợ du lịch quốc tế được tổ chức tại các nước Trung Đông để tăng cường sự hiện diện và quảng bá du lịch Việt Nam nhiều hơn; đồng thời có thể tiếp cận với doanh nghiệp lữ hành sở tại. Các doanh nghiệp lữ hành có thể thiết kế những chương trình du lịch riêng cho đối tượng khách Ả rập, đảm bảo yếu tố tôn giáo như: yêu cầu về thực phẩm Halal, phòng cầu nguyện, sự riêng tư...; tiếp tục đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực dịch vụ du lịch biết tiếng Ả rập để phục vụ khách từ các nước theo đạo Hồi đến Việt Nam trong thời gian tới.

Từ nay đến cuối năm Việt Nam tiếp tục mở đường bay, chuyến bay đến hai thị trường này nhằm thúc đẩy du lịch 

Về điểm đến, TP.HCM được đánh giá là một trong những điểm đến có nhiều lợi thế để đón khách Trung Đông, Ấn Độ, đặc biệt là khách MICE (khách đi hội nghị, hội thảo kết hợp du lịch. Sở Du lịch TP.HCM cho biết, năm 2019, lượng khách du lịch Ấn Độ đến Việt Nam đạt 169.000 lượt, ở tốp 16 thị trường gửi khách cao nhất đến Việt Nam, trong đó 73% số khách đến TP.HCM. Mới đây, TP.HCM cũng đón đoàn 460 khách MICE đến từ Ấn Độ, là đoàn khách MICE lớn nhất từ quốc gia này mà Việt Nam từng đón

Ngành Du lịch TP.HCM nhận định trong 9 quốc gia trọng điểm trong đề án “Phát triển quan hệ giữa Việt Nam và các nước khu vực Trung Đông - châu Phi giai đoạn 2016 - 2025” thì Trung Đông được xem là một trong những thị trường mang tính chiến lược trong hợp tác và phát triển du lịch của Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng.

Thành phố Hồ Chí Minh sẽ đẩy mạnh những thông tin xúc tiến quảng bá, giới thiệu đến du khách Trung Đông, qua đó các doanh nghiệp du lịch có thể tìm cơ hội kinh doanh, du lịch văn hóa, tìm hiểu khám phá, trải nghiệm làm thủ công truyền thống, du lịch chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam nói chung và ngược lại. 

Với tình hình an ninh, trật tự tốt, tài nguyên du lịch phong phú phù hợp với sở thích và nhu cầu của khách, TP.HCM cũng như Việt Nam có nhiều tiềm năng để thu hút hơn nữa khách du lịch từ Ấn Độ và Trung Đông. Từ đây đến cuối năm sẽ có 21 đường bay, trên 60 chuyến bay mỗi tuần kết nối Việt Nam và Ấn Độ Giữa Việt Nam và Trung Đông cũng có các chuyến bay thẳng từ thủ đô các nước Trung Đông đến Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM.

Việc khai thác thị trường Trung Đông và Ấn Độ cũng nằm Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 22/1/2020 xác định là thị trường tiềm năng quan trọng của du lịch Việt Nam, cần ưu tiên mở rộng phát triển. Tổng cục Du lịch cũng đề nghị các sở ban ngành, doanh nghiệp và các đơn vị liên quan tập trung trao đổi kinh nghiệm, làm rõ những điểm lợi thế, khó khăn của du lịch Việt Nam trong hoạt động đón khách Trung Đông, Ấn Độ và xúc tiến du lịch thị trường này...

 

 

Lê Hòa 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline