Hotline: 0941068156

Thứ ba, 03/12/2024 23:12

Tin nóng

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Trên 20 cây cổ thụ ở vườn quốc gia Côn Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam

25 tác phẩm xuất sắc được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Hội nghị Ban Chấp hành 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội

Hoà Bình: 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Đa cổ thụ ở Phú Xuyên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Bão giật cấp 17 có thể suy yếu khi gần bờ

Theo dõi chặt chẽ, triển khai các biện pháp ứng phó bão Yinxing

Tiểu vùng Mekong mở rộng: Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo với 3 trụ cột

Thứ ba, 03/12/2024

Tháo gỡ khó khăn trong phát triển du lịch canh nông tại Lâm Đồng

Thứ hai, 21/10/2024 13:10

TMO - Lâm Đồng là địa phương đầu tiên trong cả nước triển khai thí điểm mô hình du lịch canh nông, kết hợp du lịch và sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, đến nay việc triển khai mô hình du lịch canh nông đang gặp một số khó khăn, vướng mắc cần được tháo gỡ.

Du lịch nông nghiệp hay du lịch canh nông là một loại hình du lịch, là sự giao thoa giữa du lịch và nông nghiệp ở các vùng nông thôn, mang lại lợi ích cho cả ngành Nông nghiệp và Du lịch, cũng như cộng đồng dân cư ở vùng sản xuất nông nghiệp. Trong đó, du khách được trải nghiệm những hoạt động liên quan đến quy trình sản xuất nông nghiệp (trồng, chăm sóc cây, vật nuôi; thu hái, chế biến...) trải nghiệm văn hoá, thiên nhiên, cuộc sống ở vùng nông thôn... 

Du lịch canh nông là một thương hiệu của tỉnh Lâm Đồng, với nền tảng phát triển dựa vào các hoạt động sản xuất nông nghiệp, góp phần thỏa mãn nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch của địa phương hay vùng, miền đó, thậm chí chỉ là mô hình trang trại nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi...).

Lâm Đồng là địa phương đầu tiên trong cả nước triển khai thí điểm mô hình du lịch canh nông, kết hợp du lịch và sản xuất nông nghiệp.

Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lâm Đồng, từ khi UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2644/QĐ-UBND phê duyệt Đề án thí điểm xây dựng các mô hình du lịch canh nông trên địa bàn tỉnh vào năm 2015, Lâm Đồng là địa phương đầu tiên trong cả nước triển khai thí điểm mô hình du lịch canh nông này, kết hợp du lịch và sản xuất nông nghiệp.

Năm 2018, sau khi thẩm định và công nhận điểm du lịch canh nông cho 33 tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh, sản phẩm du lịch canh nông đã từng bước phát huy những giá trị văn hóa, lịch sử địa phương. Mô hình du lịch canh nông phần lớn tập trung tại TP.Đà Lạt với 23 mô hình, huyện Đức Trọng có 3 mô hình, Lâm Hà có 2 mô hình, Lạc Dương 2 mô hình, các huyện Đơn Dương, Bảo Lâm và Đạ Huoai mỗi huyện có 1 mô hình.

Đặc biệt, cộng đồng cư dân nơi triển khai mô hình được hưởng lợi từ việc phát triển các mô hình du lịch canh nông. Cuộc sống của người dân trong vùng ổn định, an ninh trật tự, an toàn xã hội được đảm bảo; môi trường cũng được quan tâm bảo vệ. Theo thống kê, tổng lượt khách đến tham quan các mô hình du lịch canh nông trên địa bàn tỉnh từ năm 2018 đến nay đạt hơn 10 triệu lượt khách; giải quyết việc làm cho khoảng 1.000 lao động tại các địa phương.

Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 và thay đổi định hướng trong kinh doanh nên hiện nay có 14/33 mô hình kinh doanh du lịch canh nông đã được công nhận ngừng hoạt động. Cùng với đó, sau khi Lâm Đồng chấm dứt hiệu lực thi hành quy chế tạm thời về đầu tư và quản lý hoạt động kinh doanh du lịch canh nông trên địa bàn tỉnh vào cuối năm 2023 vì không còn phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương và các quy định liên quan đến loại hình du lịch canh nông, hiện chỉ có 3 điểm du lịch có sản phẩm du lịch canh nông được UBND tỉnh Lâm Đồng công nhận.

UBND TP.Đà Lạt, cho biết: Đà Lạt chiếm khoảng 78% điểm du lịch canh nông của cả tỉnh. Tuy nhiên, mô hình này đang gặp vướng mắc. Cụ thể, mô hình du lịch canh nông gần như thuộc qui hoạch đất là thuần nông nghiệp. Nhiều điểm du lịch canh nông ở xã Tà Nung, diện tích từ vài ha đến gần 10 ha nhưng lại không có một mét vuông đất xây dựng. Nếu làm công trình kiên cố thì vi phạm trật tự xây dựng, còn làm công trình tạm thì luật Xây dựng cũng không quy định rõ về việc cấp phép, thời hạn, quy mô, đối tượng.

Tuy nhiên, đến nay việc triển khai mô hình du lịch canh nông trên địa bàn tình đang gặp một số khó khăn, vướng mắc cần được tháo gỡ.

Theo lãnh đạo Sở TN&MT Lâm Đồng, Luật Đất đai 2024 có qui định sử dụng đất đa mục đích, cụ thể là 5% diện tích được xây dựng thương mại, chăn nuôi, trồng cây dược liệu. Đây là hướng mở cho các điểm du lịch canh nông nhưng không làm thay đổi bản chất đất nông nghiệp. Các hộ phải làm phương án được thẩm định vị trí diện tích mục đích kết hợp sử dụng, để được cấp phép.

Mặc dù là địa phương đầu tiên trong cả nước triển khai thí điểm mô hình du lịch canh nông kết hợp du lịch và sản xuất nông nghiệp. Hiện nay vẫn còn thiếu các hướng dẫn cụ thể của các bộ, ngành Trung ương trong lĩnh vực này, dẫn đến quản lý loại hình du lịch canh nông gặp nhiều khó khăn, phát sinh các vấn đề phức tạp nhất là quy hoạch sử dụng đất, tiêu chí về xây dựng, tỷ lệ công trình có mái che và không có mái che trên đất nông nghiệp…

Bên cạnh đó, một số đơn vị kinh doanh không nắm rõ các quy định liên quan đến việc đầu tư nên không thực hiện đầy đủ thủ tục theo quy định của pháp luật về đầu tư dự án du lịch, có dấu hiệu xây dựng công trình và chuyển mục đích sử dụng đất không đúng quy định. Nhiều mô hình còn gặp khó khăn trong phương pháp vận hành; chưa liên kết các sản phẩm, dịch vụ thành quy trình khép kín phục vụ khách tham quan; chưa bố trí khu vực riêng cho du khách trải nghiệm tìm hiểu quy trình trồng và chế biến sản phẩm. Sản phẩm du lịch chưa rõ tính đặc trưng và thu hút nhiều doanh nghiệp lữ hành cộng tác để đưa khách đến tham quan.

Hiện tại, một số doanh nghiệp đang thực hiện mô hình du lịch canh nông cũng đã nêu lên những tồn tại, khó khăn liên quan đến việc xây dựng, đất đai, phòng cháy chữa cháy và nguồn vốn. Qua đó, các doanh nghiệp kiến nghị các sở ngành có những hướng dẫn cụ thể, sớm tháo gỡ những khó khăn còn tồn tại để doanh nghiệp yên tâm đầu tư.

Để du lịch canh nông phát triển đột phá giai đoạn 2030-2045 giúp Lâm Đồng là trung tâm du lịch xanh - bền vững thì các sở, ngành và chính quyền các cấp cần khuyến khích các tổ chức cá nhân phát triển du lịch canh nông để phát huy lợi thế du lịch canh nông của Lâm Đồng so với cả nước. 

Các Sở, ngành, chính quyền cần hiểu rõ và bám các quy định, luật để hướng dẫn cho người dân trên cơ sở quy định. Những dự án độc lập, có đất xây dựng gửi hồ sơ sang Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định cấp phép du lịch canh nông. Đất nông nghiệp thuần túy sử dụng đa mục đích thì gửi Phòng TN&MT và UBND cấp huyện giải quyết. Nếu cần chuyển mục đích sử dụng gửi hồ sơ đến Sở TN&MT xem xét.

Sở TN&MT tham mưu UBND tỉnh trình phương án sử dụng đất nông nghiệp đa mục đích. Quy định sao dễ làm, dễ hiểu, đúng quy định. Bên cạnh đó, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh xây dựng bộ tiêu chí để công nhận du lịch canh nông tạo thuận lợi cho các cá nhân, tổ chức, đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy và an toàn tính mạng cho du khách. Lãnh đạo UBND tỉnh đề nghị UBND các địa phương căn cứ quy định hiện hành, căn cứ sự hỗ trợ của tỉnh, giúp các tổ chức, cá nhân tiếp cận nguồn vốn để phát triển du lịch canh nông.../. 

 

 

Bích Thùy

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline