Hotline: 0941068156

Thứ năm, 09/01/2025 23:01

Tin nóng

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Trên 20 cây cổ thụ ở vườn quốc gia Côn Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam

25 tác phẩm xuất sắc được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Hội nghị Ban Chấp hành 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội

Thứ năm, 09/01/2025

Tháo gỡ khó khăn cho các dự án năng lượng tái tạo

Thứ năm, 09/01/2025 06:01

TMO - Thực hiện chủ trương của Đảng về phát triển năng lượng tái tạo, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành một số cơ chế khuyến khích phát triển điện năng lượng tái tạo, qua đó đã thúc đẩy phát triển và đạt những kết quả rất quan trọng. Bên cạnh đó, đẩy mạnh triển khai thực hiện và khắc phục các khó khăn, vướng mắc cho các dự án điện năng lượng tái tạo.

Tính đến hết năm 2023, tổng công suất nguồn năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời) là 21.664 MW, chiếm khoảng 27% trong hệ thống điện quốc gia; sản lượng điện phát của nguồn điện (gió, mặt trời mặt đất, mặt trời mái nhà) lũy kế năm khoảng 27.317 triệu kWh, chiếm tỷ trọng khoảng 12,75% hệ thống điện quốc gia.

Những kết quả này góp phần thực hiện định hướng trong Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII), cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP26 dạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 và bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia. Bên cạnh đó, Kế hoạch Vận hành hệ thống điện năm 2025 đã được phê duyệt giữa tháng 11/2024, với mức dự báo tăng trưởng điện là 11,3%, tuy nhiên, với mục tiêu phấn đấu GDP năm 2025 tăng trưởng ở mức hai con số, thì Bộ Công thương cần phải tính toán phương án tăng trưởng điện cao hơn để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế.

Nghĩa là tăng trưởng điện phải được dự phòng ở mức khoảng 15%. Và để đạt được con số này, nhiệm vụ cấp bách đặt ra là phải nhanh chóng tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy các dự án điện mới. Mặc dù vậy, do hệ thống pháp luật chưa hoàn chỉnh, việc phát triển năng lượng tái tạo quá nhanh dẫn đến quá trình triển khai đã có vi phạm, khuyết điểm và được Thanh tra Chính phủ chỉ ra trong KL-1027 với một số vi phạm khuyết điểm có tỉnh điển hình gồm: bổ sung quy hoạch không có căn cứ pháp lý, thủ tục liên quan đến đất đai, nghiệm thu công trình xây dựng, hưởng giá FIT không đúng đối tượng, vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của dự án điện mặt trời mái nhà đầu tư trên đất nông, lâm nghiệp…

Do đó, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã quyết liệt chỉ đạo triển khai tháo gỡ vướng mắc cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Cùng với đó, Bộ Công thương đã đưa ra kế hoạch triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo, với một danh sách khá chi tiết và cụ thể về những vấn đề mà từng dự án đang gặp phải.

Trước đó vào năm 2017, khi Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam được ban hành, nhiều nhà đầu tư ở các lĩnh vực khác nhau đã nhanh chóng đầu tư dự án điện mặt trời, với kỳ vọng lớn về mức lợi nhuận.

Tuy nhiên, trong số đó, có không ít nhà đầu tư chưa hiểu biết cặn kẽ quy trình triển khai dự án điện. Kết luận số 1027/KL-TTCP được Thanh tra Chính phủ công bố cuối năm 2023 cho thấy, có tới 154 dự án điện mặt trời với tổng công suất 13.837 MW không có căn cứ, cơ sở pháp lý về quy hoạch; chưa đầy đủ về thủ tục đất đai, nghiệm thu công trình...

Năng lượng điện gió ở xã Tân Thuận (huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau). (Ảnh minh hoạ: LM). 

Thực tế này đòi hỏi việc gỡ khó cho các dự án năng lượng tái tạo cần đẩy nhanh hơn nữa. Đồng thời, các cơ chế, chính sách để phát triển dự án điện cũng phải rõ ràng và có khả năng triển khai sớm. Có như vậy, mới khuyến khích nhà đầu tư tư nhân tham gia cùng các doanh nghiệp nhà nước. Các giải pháp tháo gỡ được các bộ, ngành, cơ quan địa phương thống nhất rất cao, Chính phủ đã thông qua nên cần phải quán triệt tổ chức thực hiện ngay, khẩn trương, đồng bộ và hiệu quả.

Thủ tướng Chính Phủ cho biết, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Phó Thủ tướng, Bộ Công Thương đã tích cực xây dựng phương án tháo gỡ, khó khăn, vướng mắc; đã gửi xin xin ý kiến 18 bộ, cơ quan (trong đó có cả Viện Kiểm sát tối cao, Tòa án nhân dân tối cao), 27 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; xin ý kiến Thành viên Ban Chỉ đạo tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các dự án (Ban Chỉ đạo 1250).

Đồng thời tổ chức 3 cuộc họp và 1 Hội nghị tại Khánh Hòa; xin ý kiến Thành viên Ban Cán sự đảng Chính phủ. Qua đó, các bộ, cơ quan, địa phương đều thống nhất rất cao về chủ trương, quan điểm, mục tiêu, giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Trên cơ sở thống nhất của các bộ, cơ quan, địa phương, Bộ Công Thương đã báo cáo và Chính phủ đã thảo luận, thông qua với tỷ lệ 100%, thể hiện sự thống nhất rất cao với chủ trương, quan điểm, mục tiêu, giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án điện năng lượng tái tạo và cũng thể hiện thông điệp của Chính phủ là “kiên quyết xử lý, giải quyết dứt điểm các khó khăn vướng mắc, triển khai nhanh, phát huy hiệu quả cao nhất các dự án đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội”.

Thủ tướng đã chỉ rõ nội dung quan điểm, giải pháp tháo gỡ. Về quan điểm, Chính phủ xác định giải quyết vướng mắc với tinh thần lựa chọn phương án xử lý tối ưu trên cơ sở phân tích, đánh giả, so sánh lợi ích về kinh tế - xã hội và hạn chế tối đa tranh chấp, khiếu kiện, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư; đảm bảo an ninh trật tự, an ninh năng lượng quốc và hài hòa lợi ích nhà nước - nhà đầu tư.

Việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với các dự án được coi là hợp pháp khi được cấp có thẩm quyền đồng ý; Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên thứ 3 ngay tình theo quy định pháp luật.

Về giải pháp, thống nhất xử lý Thủ tướng nêu rõ: Cho phép bổ sung quy hoạch để triển khai thực hiện trong trường hợp dự án không có nội dung vi phạm các quy định liên quan đến an ninh quốc phòng, quy hoạch các công trình, dự án trọng điểm quốc gia. Đối với các dự án có sai phạm về quy trình, thủ tục liên quan đến đất đai, xây dựng công trình thì cho phép hoàn thiện theo quy định của pháp luật.

Đối với các dự án năng lượng tái tạo vi phạm các quy hoạch về khoáng sản, thủy lợi, quốc phòng... thì thực hiện đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội giữa việc thực hiện quy hoạch và thực hiện dự án để điều chỉnh quy hoạch bị chồng lấn cho phù hợp hoặc tích hợp và thực hiện đồng thời cả dự án điện năng lượng tái tạo và quy hoạch liên quan (lưỡng dụng quy hoạch). Đối với các dự án đang được hưởng giá FIT có vi phạm theo Kết luận của cơ quan có thẩm quyền do lỗi của doanh nghiệp và không đáp ứng đầy đủ các điều kiện được hưởng giá FIT thì không được hưởng giá FIT ưu đãi mà phải xác định lại giá mua bán điện theo quy định.

Lắp đặt hệ thống năng lượng điện mặt trời. (Ảnh minh hoạ). 

Tiến hành thu hồi lại các khoản giá FIT ưu đãi đã được hưởng không đúng thông qua bù trừ thanh toán tiền mua điện. Thủ tướng yêu cầu các địa phương giải quyết trước ngày 30/1/2025. Về tổ chức thực hiện Nghị quyết, Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành, địa phương phải quán triệt sâu sắc tinh thần trách nhiệm, tháo gỡ khó khăn, xử lý ngay các vướng mắc theo thẩm quyền cho các dự án trên nguyên tắc vướng mắc ở cấp nào thì cấp đấy phải xử lý giải quyết, không được đùn đẩy lên cấp trên hoặc xử lý vòng vo.

Đối với các dự án đã bị khởi tố, chỉ thực hiện việc xử lý, khắc phục các vi phạm sau khi đã có bản án có hiệu lực theo quy định của pháp luật; Xử lý các vướng mắc phải công khai, minh bạch; nghiêm cấm việc xử lý vướng mắc để tham nhũng, lợi ích nhóm; trục lợi cá nhân và phải xử lý trong tháng 1/2025.

Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương chủ trì rà soát kỹ các trường hợp khó khăn, vướng mắc của dự án điện năng lượng tái tạo, đề xuất cấp có thẩm quyền xử lý từng vướng mắc; khẩn trương rà soát, nghiên cứu, đề xuất điều chỉnh Quy hoạch điện VIII, Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII để cập nhật, bổ sung các dự án phù hợp vào quy hoạch; rà soát các quy hoạch khai thác khoáng sản để xử lý vướng mắc, đề xuất điều chỉnh bổ sung nếu cần thiết; kiểm tra, đôn đốc các bộ, cơ quan, địa phương thực hiện Nghị quyết của Chính phủ để khẩn trương tháo gỡ cho các dự án, doanh nghiệp.

Kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện và các trường hợp vướng mắc, phát sinh vượt thẩm quyền nếu có; chỉ đạo Công ty vận hành hệ thống điện quốc gia và các đơn vị liên quan hỗ trợ, tạo điều kiện thủ tục để các dự án năng lượng tái tạo hòa lưới điện quốc gia.

Đối với các sở, ban ngành liên quan và các địa phương, đề nghị tập trung xem xét, xử lý ngay các vướng mắc của các dự án theo thẩm quyền, khác phục các vi phạm đã được cơ quan Thanh tra nêu; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thi hành các văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý; chủ động rà soát các vướng mắc, khó khăn, phối hợp với các cơ quan liên quan, doanh nghiệp có dự án trên địa bàn để triển khai hiệu quả Nghị quyết của Chính phủ…

Năng lượng tái tạo có ý nghĩa quan trọng trong việc cung cấp nguồn điện phục vụ sinh hoạt, sản xuất, đặc biệt bảo vệ môi trường xanh theo hướng tuần hoàn bền vững. Vì vậy trong giai đoạn tiếp theo cần một giải pháp căn cơ lâu dài hơn để giải quyết, khắc phục những vướng mắc trong các dự án năng lượng điện tái tạo mà vẫn có thể ngăn chặn hạn chế vi phạm, đồng thời vẫn khuyến khích doanh nghiệp đầu tư phát triển loại hình năng lượng sạch này.

 

 

Thanh Nga

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline