Hotline: 0941068156

Thứ năm, 21/11/2024 16:11

Tin nóng

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Bão giật cấp 17 có thể suy yếu khi gần bờ

Theo dõi chặt chẽ, triển khai các biện pháp ứng phó bão Yinxing

Tiểu vùng Mekong mở rộng: Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo với 3 trụ cột

Bão giật cấp 17 sắp vào Biển Đông

Trong 10 tháng, thiên tai gây thiệt hại trên 78 nghìn tỷ đồng

Việt Nam – UAE: Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế thương mại, văn hóa xã hội

Quảng Nam: Bão số 6 áp sát gây mưa lớn, gió giật cấp 10

Cảnh báo nguy cơ mưa lớn khu vực miền Trung do bão Trà Mi

Quảng Ngãi: Cấm biển từ 10h ngày hôm nay ứng phó bão Trà Mi

Theo dõi sát diễn biến của bão Trà Mi

Phấn đấu tăng trưởng GDP giai đoạn 2026-2030 bình quân khoảng 7,5-8,5%

Thường trực Ban Bí thư Lương Cường giữ chức Chủ tịch nước

Hải Hà (Quảng Ninh): 2 đa cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ năm, 21/11/2024

Thanh Hóa: Thực hiện hóa mục tiêu trở thành trung tâm du lịch của cả nước

Thứ ba, 22/10/2024 15:10

TMO - Những năm gần đây tỉnh Thanh Hóa đã và đang chú trọng đẩy mạnh công tác xúc tiến, quảng bá du lịch, từng bước thực hiện hóa mục tiêu trở thành một trong những trọng điểm du lịch Quốc gia.

Đa dạng các loại hình du lịch

Được ví như hình ảnh của đất nước Việt Nam thu nhỏ, với 102 km đường bờ biển chạy suốt từ các địa phương Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, TP Sầm Sơn, Quảng Xương, thị xã Nghi Sơn, sớm tạo cho xứ Thanh một tiểu vùng văn hóa biển, một kho tài nguyên di sản văn hóa biển, đảo đặc sắc. Bên cạnh đó, Thanh Hóa còn có hơn 1.500 di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng, kiểm kê bảo vệ.

Nằm ở vị trí thuộc Bắc Trung bộ, Thanh Hóa là sự kết nối giữa đồng bằng Bắc bộ rộng lớn với khu vực miền Trung dài và hẹp. Khí hậu nơi đây vừa có kiểu của khí hậu miền Bắc lại vừa mang những đặc điểm khí hậu của miền Trung… Vì vậy, đây là nơi hội tụ đủ các loại hình sinh thái: núi, trung du, đồng bằng và biển cả.

Trước những tiềm năng, thế mạnh sẵn có, đến nay các sản phẩm du lịch của Thanh Hóa đã được hình thành rõ nét, phát triển cả về số lượng và chất lượng theo hướng chuyên nghiệp, văn minh, lịch sự.

Để trở thành điểm đến bốn mùa, tỉnh Thanh Hóa đã và đang tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp như xây dựng, khai thác đa dạng sản phẩm du lịch đặc trưng. Đồng thời, đẩy mạnh thu hút đầu tư, liên kết phát triển du lịch với các trọng điểm du lịch cả nước. Mặt khác, tỉnh không ngừng làm mới và hoàn thiện 3 dòng sản phẩm chủ lực gồm: du lịch biển; du lịch văn hóa, lịch sử, tâm linh và du lịch sinh thái cộng đồng.

Du lịch biển được tỉnh Thanh Hoá đặc biệt chú trọng phát triển. 

Là một trong những sản phẩm điển hình của du lịch xứ Thanh, du lịch biển đang được đặc biệt chú trọng. Với việc thiết lập lại trật tự kỷ cương, môi trường du lịch cùng với sự đầu tư quy mô, đồng bộ các dự án hạ tầng tại Khu Du lịch biển Sầm Sơn (TP Sầm Sơn), Hải Tiến (Hoằng Hóa), Hải Hòa (thị xã Nghi Sơn)... đã kích cầu, tạo đột phá về thu hút nguồn vốn các dự án lớn.

Bên cạnh đó, các địa phương chú trọng tổ chức đa dạng các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch; huy động sự vào cuộc của doanh nghiệp, phát triển thêm các sản phẩm du lịch mới như: Tuyến du lịch đường thủy Hải Tiến - đảo Nẹ, du lịch dù bay, làng bích họa, khai trương tuyến phố đi bộ và chợ đêm tại Sầm Sơn... đã từng bước đánh dấu bước phát triển đột phá của du lịch biển xứ Thanh.

Cùng với sản phẩm du lịch biển, du lịch văn hóa, tâm linh ngày càng được chú trọng phát huy giá trị. Nhiều điểm đến thu hút lượng lớn du khách hàng năm như: Di sản văn hóa thế giới Thành nhà Hồ, Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Lam Kinh, quần thể di tích lịch sử văn hóa Hàm Rồng, Di tích lịch sử thắng cảnh Cửa Đạt… Cùng với các lễ hội truyền thống, quy mô lớn được tổ chức, đã góp phần quảng bá nét văn hóa đặc sắc của đất và người xứ Thanh đến với du khách.

Bên cạnh đó, xứ Thanh còn bảo tồn nguồn tài nguyên văn hóa phi vật thể, các làn điệu dân ca, dân vũ truyền thống như: Hò sông Mã, hát xẩm xoan, múa đèn, trò diễn Xuân Phả, múa sạp, múa xòe...

Du lịch sinh thái tại Thanh Hoá được du khách đặc biệt quan tâm.

Đặc biệt, trong những năm gần đây, sản phẩm du lịch sinh thái, cộng đồng ngày càng chứng minh được sức hút đối với du khách, dần khẳng định là sản phẩm thế mạnh của du lịch xứ Thanh. Với việc ưu tiên đầu tư các điểm đến du lịch mới, hạ tầng, nhân lực, tổ chức các dịch vụ, kết nối các tour, tuyến du lịch... đã hình thành nên các khu, điểm du lịch cộng đồng hấp dẫn như: Khu Du lịch sinh thái cộng đồng Pù Luông (Bá Thước); bản Năng Cát (Lang Chánh); bản Hang (Quan Hóa); bản Ngọc (Cẩm Thủy); bản Ngàm (Quan Sơn), bản Mạ (Thường Xuân)...

Ngoài ra, nhiều sản phẩm du lịch bổ trợ cũng được các địa phương, doanh nghiệp đầu tư, xây dựng, đưa vào công bố phục vụ khách du lịch như: “Ngược xuôi sông Mã”, tuyến du lịch làng cổ Đông Sơn, trải nghiệm du lịch đồng quê, du lịch động Tiên Sơn - Hàm Rồng (TP Thanh Hóa); khu Du lịch động Kim Sơn (Vĩnh Lộc); Làng du lịch Yên Trung (Yên Định)... bước đầu thu hút sự quan tâm của đông đảo khách du lịch.

Phấn đấu trở thành trọng điểm du lịch Quốc gia

Vừa qua, Thanh Hóa đã làm rất tốt các hoạt động kích cầu du lịch, liên kết, hợp tác phát triển du lịch với các địa phương, đơn vị trong nước, các hoạt động quảng bá thương hiệu du lịch Thanh Hoá, các hoạt động xúc tiến gắn với Đại sứ du lịch Thanh Hoá năm 2023. Đồng thời, tỉnh tổ chức đón tiếp các đoàn đại sứ, báo chí, truyền thông lớn đến khảo sát, kết nối các tour tuyến, quảng bá các sản phẩm du lịch...

Đặc biệt, với phân khúc thị trường quốc tế, tỉnh Thanh Hóa đã tích cực tổ chức các hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch như: Tổ chức xúc tiến, kêu gọi đầu tư tại thị trường các nước trong khu vực ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và các nước châu Âu (Liên bang Nga, Pháp, Đức...); xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch tại Mỹ...

Với cảnh quan tươi đẹp, không khí trong lành, Thanh Hoá đang phấn đấu mục tiêu trở thành trung tâm du lịch của cả nước. (Ảnh: DN)

Cùng với việc đẩy mạnh, xây dựng thương hiệu sản phẩm du lịch, hạ tầng giao thông nói chung và hạ tầng du lịch nói riêng cũng được đặc biệt quan tâm. Trong đó, Thanh Hóa đã tập trung ưu tiên đầu tư các tuyến trung tâm và kết nối đến các khu, điểm du lịch có tiềm năng, làm đòn bẩy thu hút các dự án đầu tư kinh doanh du lịch, nhiều dự án hạ tầng trọng điểm như: Đường nối Cảng Hàng không Thọ Xuân với Khu Kinh tế Nghi Sơn; Đại lộ Nam sông Mã; tuyến đường nối các huyện phía Tây Thanh Hóa; dự án đường từ Quốc lộ 1A nối với Khu Du lịch Hải Tiến, Hải Hòa, Bến En, Lam Kinh...

Đặc biệt, việc kết nối Cảng Hàng không Thọ Xuân với các địa phương thuộc 4 khu vực trọng điểm phát triển của du lịch Việt Nam, góp phần hình thành nên các tour nội địa hấp dẫn, thu hút dòng khách “tiềm năng” đến với xứ Thanh.

Tại Hội chợ Du lịch quốc tế VITM 2024, tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức một số các hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch, thu hút sự quan tâm của các địa phương, doanh nghiệp trong nước và quốc tế. Trong đó, các doanh nghiệp dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh đã chủ động xây dựng các sản phẩm mới, chương trình kích cầu du lịch hè 2024 để tham gia quảng bá tại hội chợ…

Bên cạnh đó, tỉnh Thanh Hóa cũng đã tổ chức một số sự kiện quảng bá, xúc tiến, gồm: Tọa đàm kết nối du lịch Thanh Hóa với các đơn vị lữ hành trong nước và giới thiệu sản phẩm du lịch tiêu biểu của tỉnh năm 2024; Hội nghị quảng bá, xúc tiến du lịch Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh với chủ đề “Một hành trình - Nhiều trải nghiệm”.

Điều đặc biệt, trong mùa hè năm 2024, sản phẩm du lịch biển xứ Thanh sẽ có nhiều hoạt động hấp dẫn và một số điểm đến, trải nghiệm mới như: Công viên nước, phố đi bộ, chợ đêm, các hoạt động biểu diễn nghệ thuật đường phố (TP Sầm Sơn); tour du lịch Nghi Sơn - Đảo Mê, các trò chơi xe địa hình không vô lăng, đường đua công thức F1, trượt cỏ, bắn súng sơn, zipline... (thị xã Nghi Sơn); Lễ hội khinh khí cầu, Lễ hội bia, phố đi bộ Lalamingo Park, bảo tàng kem, mê cung ánh sáng, bể bơi bốn mùa (Khu du lịch Flamingo Ibiza Hải Tiến, Hoằng Hóa)...

Chỉ trong 9 tháng đầu năm 2024, tổng lượng khách du lịch đạt 14,4 triệu lượt khách, vượt 4,7% so với KH, tăng 19,6% so với cùng kỳ. Tổng thu du lịch ước đạt gần 32 tỷ đồng, bằng 98,6% so với KH, tăng 39,2%. Năm 2025, Thanh Hóa phấn đấu đón 16 triệu lượt khách; tổng thu từ du lịch ước đạt 45.500 tỷ đồng.

Trước tiềm năng và lợi thế sẵn có, du lịch xứ Thanh sẽ còn tiến xa hơn nữa và thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, tiến tới trở thành trọng điểm phát triển du lịch của cả nước.

 

Hoài Thu

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline