Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 10/05/2025 06:05

Tin nóng

Chủ đề của Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025 là “Công nghệ xanh để đại dương bền vững”

Vi phạm về môi trường trong 4 tháng đầu năm giảm mạnh

Việt Nam – Kazakhstan: Tiếp tục đẩy mạnh quan hệ hợp tác trong nhiều lĩnh vực

Thời tiết ngày 7/5: Bắc Bộ nắng nóng cục bộ, nhiều nơi trên 38°C

[Nghị quyết 68-NQ/TW] Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế

Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ thăm Liên bang Nga, dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng tại Nga

Quần thể nghiến cổ thụ ở Tuyên Quang được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng khởi công vào cuối năm 2025

Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Nguy cơ cao cháy rừng ở nhiều nơi khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ

Việt Nam – Nhật Bản: Đẩy mạnh hợp tác ứng phó thiên tai, biến đổi khí hậu

Thúc đẩy hợp tác song phương về chuyển dịch năng lượng giữa Việt Nam và Nhật Bản

Tổng Bí thư đề xuất các định hướng hợp tác chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản

Huy động doanh nghiệp có năng lực tham gia phát triển công nghiệp đường sắt

Hà Giang: 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng kêu gọi các quốc gia đoàn kết, hợp tác ứng phó biến đổi khí hậu

Tăng cường công tác bảo đảm an ninh, trật tự dịp nghỉ Lễ 30/4

Quần thể 17 cây cổ thụ ở huyện đảo Cồn Cỏ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Các nước nêu quan điểm tại P4G Việt Nam – 2025

Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc: Việt Nam được nhấn mạnh đi đầu về năng lượng sạch

Thứ bảy, 10/05/2025

Tháng Chạp, vào mùa tát ao làng

Thứ ba, 27/12/2022 16:12

(Ảnh minh họa: A.D) 

Nơi tôi sinh ra là một vùng quê thuộc ngoại ô thành phố và dẫu nơi đây đã, đang trong đà đô thị hoá nhưng vẫn còn khá nhiều ao, hồ. Đối với trẻ thơ chúng tôi ngày thơ bé, thì ao làng còn là nơi tắm mát, đùa nghịch của những buổi trưa hè oi ả, nóng bức…

Với người dân quê tôi nói riêng cũng như hết thảy những làng quê Việt Nam nói chung thì có lẽ hình ảnh cái ao làng luôn rất gần gũi, rất thân thương, bởi lẽ những cái ao là nơi cung cấp nước tưới cho cây cối trong vườn nhà; ao là nơi thoát nước trong những ngày mưa triền miên; và ao cũng là nơi cung cấp nguồn thực phẩm là cá, tôm cho con người, cũng như làm nơi thả bèo dùng cho việc chăn nuôi gia cầm gia súc....

Vâng, bất cứ ai sinh ra và lớn lên ở làng quê thì hình ảnh cái ao làng đều rất đỗi thân quen. Với riêng tôi, ao làng để lại nhiều kỷ niệm hơn cả đó là vào dịp cuối năm khi mà mùa tát ao đến. Như một thông lệ, cứ vào khoảng cuối tháng 11, đầu tháng 12 Âm lịch là các làng quê lại tất bật bước vào mùa tát ao.

Từ ao nhỏ có khoảng diện tích khoảng vài sào, cho tới những ao to rộng hàng mẫu cũng đều được tát hết. Sở dĩ người ta hay tát ao vào mùa cuối năm là vì đây là mùa khô, không có mưa rào nên mực nước ở các ao đều rất thấp, và việc tát ao vì thế cũng dễ dàng hơn. Khi tát ao, cá được thu hoạch và làng quê dịp này luôn có nguồn thực phẩm từ tôm cá dồi dào. Nhà nào cũng có cá tươi ăn thường xuyên, kể cả các hộ không có ao họ cũng luôn cải thiện bằng cá tươi do giá thành nhiều loại cá lúc này giảm đáng kể. Những hộ nuôi nhiều cá thì ngoài việc bán ra thị trường họ còn chế biến cá để ăn dần quanh năm như làm cá mắm ướp muối, cá phơi khô, cá nướng phên…

Nhà tôi không có ao riêng, nhưng ngày nhỏ, mỗi khi các ao làng vào mùa tát là mấy đứa cùng xóm chúng tôi lại rủ nhau đi hôi (bắt mót) cá, cua khi chủ ao đã thu hoạch xong rồi. Vì ao làng thường có nhiều bùn, lội sâu tới tận đầu gối, đùi non nên gia chủ hay bắt sót nhiều cá và bọn chúng tôi hôi được khá nhiều cá, tôm, cua, ốc. Những con cá quả, cá rô ta to tướng đen xì được moi lên từ bùn sâu giãy đành đạch, làm bùn đất bắn tung toé khiến đứa nào đứa nấy mặt mũi, đầu tóc lấm lem. Ham đi hôi cá nên hễ nghe tin có cái ao nào tát cạn là chúng tôi lại rủ nhau đến. Có buổi đi hôi, tôi gom được cả mấy kg cá, vài kg cua…, và do nhà ăn không hết nên mẹ tôi thường rửa sạch bỏ vào vại sành ướp muối để dành ăn dần.

Nhiều năm, riêng món cá ướp muối, cá phơi khô mà tôi đi hôi được, cả nhà tôi ăn tới mấy tháng mới hết. Ngoài mục đích thu hoạch cá để bán ra thì mùa tát ao làng cũng là dịp để các hộ dân có ao thu gom cá to để dành bán cho người dân ăn Tết, cũng như lựa chọn cá chép loại nhỏ dành bán cho lễ cúng ngày Ông Táo về… Trời nhằm ngày 23 tháng Chạp! Sau khi ao được hút hết nước đi, chủ ao thường để một khoảng nhỏ be bờ cao có một chút nước ở đó thả những con cá thịt để dành, cá chép chờ bán sau. Toàn bộ mặt đáy của ao sau khi đã được sát trùng làm vệ sinh bằng vôi bột rắc xuống đều được tận dụng để cấy rau cần. Bùn ao nhiều, màu mỡ nên rau cần lên rất nhanh và chỉ sau khoảng mấy chục ngày là người ta có thể nhổ bán. Một khoảng ao chừng 200-300 mét vuông cũng mang lại cho chủ ao nguồn thu đáng kể…

Lại một mùa tát ao làng nữa tới và mỗi năm qua đi, từng cái ao làng lại biến mất do đà đô thị hoá diễn ra nhanh, mạnh mẽ cùng những cơn sốt đất luôn bủa vây. Vẫn biết rằng giá trị kinh tế của những khoảng diện tích ao làng là không cao, nếu mang so với khi nó được lấp đi để phục vụ vào nhiều mục đích khác, thế nhưng sự biến mất dần, và tương lai là mất hết của những cái ao nơi làng quê ít nhiều cũng để lại một nỗi buồn man mác, nhất là đối với các thế hệ người đã từng sinh ra lớn lên và gắn liền với biết bao ký ức, kỷ niệm đẹp với những cái ao làng thân thương…

 

 

Ghi chép của Trịnh Viết Hiệp

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline