Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 04/05/2025 11:05

Tin nóng

Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ thăm Liên bang Nga, dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng tại Nga

Quần thể nghiến cổ thụ ở Tuyên Quang được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng khởi công vào cuối năm 2025

Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Nguy cơ cao cháy rừng ở nhiều nơi khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ

Việt Nam – Nhật Bản: Đẩy mạnh hợp tác ứng phó thiên tai, biến đổi khí hậu

Thúc đẩy hợp tác song phương về chuyển dịch năng lượng giữa Việt Nam và Nhật Bản

Tổng Bí thư đề xuất các định hướng hợp tác chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản

Huy động doanh nghiệp có năng lực tham gia phát triển công nghiệp đường sắt

Hà Giang: 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng kêu gọi các quốc gia đoàn kết, hợp tác ứng phó biến đổi khí hậu

Tăng cường công tác bảo đảm an ninh, trật tự dịp nghỉ Lễ 30/4

Quần thể 17 cây cổ thụ ở huyện đảo Cồn Cỏ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Các nước nêu quan điểm tại P4G Việt Nam – 2025

Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc: Việt Nam được nhấn mạnh đi đầu về năng lượng sạch

P4G được kỳ vọng trở thành ‘vườn ươm ý tưởng’ về tăng trưởng xanh

Tổng Bí thư: Thể chế xanh là nền tảng quyết định, công nghệ xanh là động lực đột phá

Lễ đón các đoàn khách quốc tế dự Hội nghị P4G 2025

Nhiều nước muốn áp dụng cơ chế giao dịch tín chỉ carbon với vận tải biển

P4G – Dịp để Việt Nam khẳng định cam kết chuyển đổi xanh, phát triển bền vững

Chủ nhật, 04/05/2025

Thái Nguyên: Phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn

Thứ bảy, 03/05/2025 06:05

TMO - Với tiềm năng phong phú về cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử và văn hóa trà đặc sắc, Thái Nguyên đang tập trung nguồn lực để phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Tỉnh đẩy mạnh liên kết vùng, thu hút đầu tư và nâng cao chất lượng dịch vụ, nhằm xây dựng hình ảnh điểm đến hấp dẫn, thân thiện trên bản đồ du lịch quốc gia.

Với con số 3,4 triệu lượt khách đến với Thái Nguyên năm 2024 và tổng thu từ hoạt động du lịch đạt gần 3.100 tỷ đồng, ngành Du lịch Thái Nguyên đã có một năm bứt phá, tạo dấu ấn sâu sắc với du khách bằng những trải nghiệm mới lạ. Du lịch tại Thái Nguyên đã và đang khẳng định vị thế trên bản đồ điểm đến du lịch của Việt Nam. Với những kết quả đó, năm 2025, tỉnh đề ra mục tiêu đón 6,2 triệu lượt khách, trong đó có 250.000 khách quốc tế; tổng doanh thu từ du lịch đạt 6.120 tỷ đồng.

Để hiện thực hóa mục tiêu quan trọng này, ngành Du lịch đã và đang nỗ lực triển khai nhiều giải pháp. Thái Nguyên sở hữu nguồn tài nguyên du lịch phong phú, với trên 1.000 di tích lịch sử, văn hóa đã được kiểm kê; trên 550 di sản văn hóa phi vật thể được kiểm đếm. Đặc biệt, nhiều giải pháp đồng bộ về phát triển du lịch được tỉnh triển khai quyết liệt; các cấp, ngành, địa phương, các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vục du lịch đồng thuận ủng hộ.

Tất cả yếu tố trên tạo thành sức mạnh tổng hợp đưa ngành Du lịch tỉnh từng bước phát triển xứng tầm. Lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thái Nguyên cho biết, những năm gần đây, ngành Du lịch tỉnh đã có nhiều đột phá quan trọng cả về lượng khách và doanh thu. Sự nỗ lực vào cuộc trực tiếp của các tổ chức, cá nhân làm du lịch đã làm thay đổi bản đồ du lịch Việt Nam nói chung, tỉnh Thái Nguyên nói riêng.

 Nhiều du khách trong nước, quốc tế bắt đầu “đặt vé” đến Thái Nguyên tham quan, trải nghiệm, nhất là vào các dịp cao điểm. Nhiều sản phẩm du lịch độc đáo, đặc trưng, có thương hiệu và khả năng cạnh tranh cao được hình thành, tạo được điểm nhấn thu hút du khách du lịch.

Đặc biệt từ cuối tháng 4/2025 một sản phẩm du lịch mới: “Thái Nguyên City tour” chính thức vận hành phục vụ du khách. Cùng với các hoạt động thông tin truyền truyền, tổ chức lễ hội, chương trình văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao và tăng cường các hoạt động tạo ra sản phẩm du lịch mới để thu hút du khách.

Năm nay còn có một điểm nhấn quan trọng là nhiều khu, điểm đến của tỉnh tham gia chương trình kích cầu du lịch. Lãnh đạo Hiệp hội Du lịch tỉnh Thái Nguyên, cho biết: Chương trình kích cầu du lịch được triển khai với mục đích mang lại nhiều lợi ích hơn cho du khách; tăng cường quảng bá hình ảnh vùng đất, con người Thái Nguyên đến bạn bè trong nước, quốc tế… Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có 535 cơ sở lưu trú du lịch, gồm 7 khách sạn 3 sao, 6 khách sạn 2 sao, 1 khách sạn 1 sao, 45 khách sạn đạt tiêu chuẩn và 476 cơ sở lưu trú hạng nhà nghỉ, nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê. Số lượng phòng nghỉ khoảng 7.000 phòng, với gần 10.000 giường.

Những đồi chè xanh mướt tại Thái Nguyên trở thành điểm đến thu hút du khách. 

Vào các kỳ nghỉ cao điểm, nhiều khách sạn, cơ sở lưu trú khách đặt kín phòng. Điều này thể hiện chiến lược phát triển du lịch của tỉnh đã bước đầu thành công... Hiện nay, Hiệp hội Du lịch tỉnh đã nhận được đăng ký tham gia gói kích cầu du lịch của 46 đơn vị, gồm: 7 công ty lữ hành, 11 cơ sở lưu trú, 15 cơ sở dịch vụ ăn uống, mua sắm, 13 khu, điểm du lịch; với các gói kích cầu từ tháng 4 đến tháng 9-2025, tổng giá trị ưu đãi tương đương gần 22,5 tỷ đồng. Trong cơ chế thị trường, việc các doanh nghiệp tham gia chương trình kích cầu du lịch không phải vì mục đích cạnh tranh khách, mà vì sự phát triển chung của ngành Du lịch tỉnh.

Hiệp hội Du lịch tỉnh Thái Nguyên đặc biệt coi việc nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch năm 2025 là hoạt động trọng tâm để thu hút du khách. Với ngành Du lịch, có nhiều khách để phục vụ cũng là cơ hội tăng doanh thu, đồng thời là niềm vui của người làm du lịch...

Bên cạnh đó, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng các sở, ban, ngành, địa phương tích cực phối hợp triển khai thực hiện Nghị quyết số 25/2021/NQ-HĐND ngày 10/12/2021 của HĐND tỉnh và Quyết định số 05/2022/QĐ-UBND ngày 04/4/2022 của UBND tỉnh quy định về thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2022 - 2025, Nghị quyết số 21/2022/NQ-HĐND ngày 28/10/2022 của HĐND tỉnh quy định một số nội dung, mức hỗ trợ từ nguồn vốn sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025;

Chủ động phối hợp thực hiện lồng ghép các nguồn lực từ Đề án xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 và Dự án số 06 “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 để tập trung nguồn lực thực hiện Đề án phát triển du lịch tỉnh Thái Nguyên.

Ngoài ra, Đề án phát triển du lịch tỉnh Thái Nguyên đã đặt ra mục tiêu giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, tỉnh Thái Nguyên trở thành trung tâm du lịch của vùng Việt Bắc với sản phẩm du lịch đặc trưng gắn với văn hóa trà, có thương hiệu và sức cạnh tranh cao. Du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh với hệ thống hạ tầng đồng bộ, sản phẩm du lịch đa dạng, chất lượng ngày càng được nâng cao.

 

 

 

Hải Linh

 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline