Hotline: 0941068156

Thứ ba, 17/09/2024 02:09

Tin nóng

Thêm 45 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam, có cây gần 800 năm tuổi

Thủ tướng: Đảm bảo an toàn mới cho học sinh đến trường, lưu ý giữ gìn vệ sinh môi trường

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp 100 tỷ đồng cho các địa phương khắc phục thiệt hại do bão số 3

Quảng Ninh và Hải Phòng dồn toàn lực ứng phó bão số 3

Xuân Trường (Nam Định): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ động ứng phó hiệu quả thiên tai, dịch bệnh trong các cơ sở giáo dục

[Cập nhật bão số 3] Bão có thể giật trên cấp 17, khu vực miền Bắc sẽ có mưa lớn

Bão giật cấp 14: Các địa phương khẩn trương triển khai phương án ứng phó

Hải Phòng: Cây thị gần 300 năm tuổi được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Nghi Xuân (Hà Tĩnh): Cây muỗm cổ thụ hơn 360 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Thêm 3 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái làm Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường

Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm 3 Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026

Quảng Bình: Cây gạo cổ thụ hơn 500 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tân Sơn (Phú Thọ): Hai cây chò chỉ hơn nghìn năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Hóa: Cây muỗm cổ thụ hơn 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hàng nghìn cơ sở sản xuất kinh doanh phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính năm 2024

Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản: Đánh giá kỹ tác động của chính sách

Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản: Nước khoáng, nước nóng thiên nhiên là khoáng sản nằm trong nhóm III

Thứ ba, 17/09/2024

Tây Ninh tập trung thu hút đầu tư phát triển công nghiệp

Thứ ba, 03/09/2024 15:09

TMO - Tây Ninh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, với nhiều lợi thế đặc biệt là quỹ đất rộng để phát triển cùng với hệ thống giao thông dần hoàn thiện theo hướng thông minh, hiện đại, hệ thống thuỷ lợi tương đối hoàn chỉnh... đây cũng là điều kiện thuận lợi cho thu hút đầu tư phát triển công nghiệp.

Tỉnh Tây Ninh hiện có 6 khu công nghiệp (KCN) nằm trong quy hoạch KCN Việt Nam đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, với tổng diện tích 3.959 ha. Trong đó, có 5 KCN đã được cấp phép thành lập và hoạt động, gồm: KCN Trảng Bàng, Khu Chế xuất và Công nghiệp Linh Trung III, KCN Chà Là, KCN Phước Đông và KCN Thành Thành Công.

Tổng diện tích đất của 5 KCN này là 3.383,07 ha; diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê là 2.540,1 ha; đã cho thuê 1.709,87 ha, đạt tỷ lệ lấp đầy 67%. Diện tích đất công nghiệp có thể mời gọi đầu tư ngay là khoảng 350 ha, trong đó, lô đất có diện tích lớn nhất khoảng 50 ha; 1 KCN vừa được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư là KCN Hiệp Thạnh. Trên địa bàn tỉnh còn có 2 Khu kinh tế (KKT) cửa khẩu Mộc Bài quy mô 21.284 ha và Xa Mát quy mô 34.197 ha.  

Tỉnh Tây Ninh triển khai đồng bộ các giải pháp tạo môi trường đầu tư thông thoáng, đẩy mạnh phát triển công nghiệp. 

Theo Ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh Tây Ninh, hiện nay, các KCN đang hoạt động trên địa bàn tỉnh cơ bản đã hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng kỹ thuật để phục vụ cho hoạt động của các doanh nghiệp trong KCN. Năm 2023 thu hút vốn đầu tư vào các KCN, KKT đạt được 807,74 triệu USD, gồm cấp mới 27 dự án, trong đó, 25 dự án FDI vốn đăng ký 252,62 triệu USD và 2 dự án trong nước vốn đăng ký 47 tỷ đồng, 33 dự án điều chỉnh tăng vốn 461,02 triệu USD và 2.117,3 tỷ đồng, vượt chỉ tiêu so với năm 2022.

Trong 8 tháng năm 2024, tỉnh Tây Ninh đã thu hút đầu tư nước ngoài cấp mới được 22 dự án, với số vốn thu hút hơn 115 triệu USD; 16 lượt điều chỉnh tăng vốn với mức vốn tăng 143 triệu USD. Thu hút đầu tư trong nước cấp mới 15 dự án, với tổng vốn đăng ký là 4.756 tỷ đồng và 10 dự án điều chỉnh tăng vốn, với vốn tăng là 757 tỷ đồng.

Bên cạnh sự đột phá về thu hút vốn đầu tư, thực hiện chính sách của Nhà nước về bảo vệ môi trường đối với KCN và KKT, tỉnh Tây Ninh còn khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để mọi tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động bảo vệ môi trường; đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục pháp luật về môi trường; cương quyết xử lý các hành vi gây ô nhiễm môi trường trong KKT, KCN; ưu đãi về đất đai cho nhà máy xử lý chất thải trong KCN, tăng cường phát triển kết cấu hạ tầng bảo vệ môi trường tại các KKT, KCN. Do đó, hiện chất lượng môi trường ở các KCN, KKT Tây Ninh cơ bản được bảo đảm.

Ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh Tây Ninh cho biết, trong năm 2023, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh đã thực hiện chương trình kiểm tra, giám sát đối với 70 doanh nghiệp trong các KCN, KKT về công tác bảo vệ môi trường. Hầu hết các doanh nghiệp đều quan tâm thực hiện theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, vận hành thường xuyên các công trình bảo vệ môi trường đảm bảo chất thải được thu gom, xử lý đảm bảo quy chuẩn theo quy định trước khi thải ra nguồn tiếp nhận.

Theo UBND tỉnh, những năm qua, công tác quản lý Nhà nước và hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh tại các KCN được tỉnh quan tâm, chỉ đạo các sở, ngành, địa phương triển khai thực hiện có hiệu quả. Việc hình thành và phát triển các KCN là nhân tố quan trọng góp phần gia tăng giá trị sản xuất công nghiệp, mở rộng nguồn thu ngân sách; tạo hệ thống cơ sở hạ tầng mới trong và ngoài KCN có giá trị lâu dài tại địa phương. Đồng thời tác động tích cực đến việc hình thành đô thị mới và một số dịch vụ tại địa phương như tài chính, ngân hàng, lưu trú, ăn uống... tạo việc làm ổn định cho người dân, nâng cao dân trí. 

Tuy nhiên, việc phát triển các KCN thời gian qua còn những hạn chế: công tác quy hoạch, đầu tư và hoạt động của các KCN trên địa bàn tỉnh còn nhiều khó khăn, bất cập, thiếu tính ổn định; kết cấu hạ tầng trong các KCN chưa đồng bộ, chậm được đầu tư nâng cấp; các vướng mắc về lĩnh vực đất đai chậm được tháo gỡ, thiếu quỹ chỉ tiêu đất công nghiệp trong KCN để phát triển thêm một số khu KCN mới nhằm giới thiệu, thu hút đầu tư; hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong các KCN hiệu quả chưa cao.

Tỉnh tập trung huy động khai thác có hiệu quả các nguồn lực để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng KKT, các KCN.  

Đề án phát triển khu công nghiệp tỉnh giai đoạn 2021-2030, định hướng đến năm 2050 nhấn mạnh đến mục tiêu giai đoạn này là tập trung phát triển các KCN, tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp; từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng thu ngân sách Nhà nước, giải quyết việc làm; đầu tư có trọng điểm hạ tầng thiết yếu và mở rộng diện tích các KCN ở những nơi có hạ tầng đồng bộ, thuận lợi thu hút đầu tư gắn với nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp tham gia KCN.

Về phân kỳ đầu tư, phát triển các KCN, phấn đấu đến năm 2025, tỷ lệ lấp đầy của KCN Thành Thành Công đạt 100%; KCN Phước Đông giai đoạn 2 (giai đoạn đã đền bù) đạt 80%, giai đoạn 3 (giai đoạn chưa đền bù) triển khai đầu tư cơ sở hạ tầng để mời gọi đầu tư; thực hiện các thủ tục pháp lý tiếp theo để triển khai KCN Hiệp Thạnh. Giai đoạn 2026-2030, lấp đầy KCN Phước Đông; đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng KCN Hiệp Thạnh, đạt tỷ lệ lấp đầy ít nhất 30%; triển khai thực hiện KCN Thạnh Đức.

Sau năm 2030, triển khai đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng các KCN: Bến Củi, Hưng Thuận, KCN Thành Thành Công mở rộng. Đến năm 2050, tỉnh nghiên cứu thêm các khu vực có tiềm năng để phát triển KCN, nghiên cứu thêm một số KCN có điều kiện mở rộng; 100% KCN có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn trước khi hoạt động. 

Để đạt được các mục tiêu trên, tỉnh tập trung vào các giải pháp trọng tâm, trong đó, thực hiện quy hoạch bảo đảm đồng bộ, hiệu quả, nâng cao hiệu quả công tác lập quy hoạch phát triển các KCN; thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp về thu hồi đất, đẩy nhanh tiến độ bồi thường, giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất sạch thực hiện quy hoạch phát triển các KCN để thu hút đầu tư.

Đa dạng các hình thức xúc tiến đầu tư; tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nâng cao tinh thần trách nhiệm, chất lượng trong việc tư vấn, hướng dẫn, giải quyết các thủ tục cho nhà đầu tư. Bên cạnh đó, cơ cấu lại ngành công nghiệp, tập trung phát triển mạnh công nghiệp chế biến, chế tạo gắn với công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường, tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm sử dụng đất đai và lao động.

Tỉnh tập trung huy động khai thác có hiệu quả các nguồn lực để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu kinh tế, các KCN, trong đó tiếp tục huy động vốn đầu tư có trọng tâm, trọng điểm hạ tầng thiết yếu trong khu kinh tế tỉnh để phát triển mạnh kinh tế cửa khẩu, kinh tế biên mậu. Mặt khác, tăng cường kiểm tra, giám sát các hoạt động bảo vệ môi trường, các dự án khi đưa vào hoạt động phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện về bảo vệ môi trường theo quy định.

Xây dựng cơ chế chính sách, khuyến khích phát triển doanh nghiệp thuộc lĩnh vực công nghiệp. Theo đó, tỉnh thực hiện chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư kịp thời, đúng quy định của Chính phủ; cam kết bảo đảm những lợi ích chính đáng của nhà đầu tư, luôn dành những ưu đãi cao nhất và chỉ yêu cầu nhà đầu tư thực hiện những nghĩa vụ thấp nhất trong khung quy định chung của Nhà nước; hỗ trợ nhà đầu tư thực hiện nhanh các thủ tục để giảm chi phí và thời gian gia nhập thị trường. Ngoài ra, bổ sung và điều chỉnh các chính sách ưu đãi đầu tư phát triển các KCN phù hợp tình hình thực tiễn và quy định pháp luật theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp tham gia đầu tư trên địa bàn.

Thời gian tới, Tây Ninh đang triển khai xây dựng Khu kinh tế Mộc Bài, với các trụ cột phát triển là công nghiệp, đô thị, dịch vụ logistics để phát triển Khu kinh tế Mộc Bài trở thành Khu kinh tế cửa khẩu tiêu biểu, phát triển năng động, hiệu quả của vùng và quốc gia. Tỉnh cũng gấp rút triển khai dự án Cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Mộc Bài; nghiên cứu lập báo cáo tiền khả thi dự án sân bay Tây Ninh; xây dựng các tuyến đường liên tỉnh kết nối khu vực; quy hoạch mới, mở rộng các khu công nghiệp…Đây là tiềm năng, lợi thế, của Tây Ninh, mở ra cơ hội đầu tư mới mang tính kết nối, lan tỏa vùng, thúc đẩy kinh tế-xã hội phát triển nhanh, bền vững, sẽ là điểm đến đầu tư hấp dẫn, an toàn, thân thiện và hiệu quả.

 

Minh Tâm 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline