Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 24/11/2024 08:11

Tin nóng

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Bão giật cấp 17 có thể suy yếu khi gần bờ

Theo dõi chặt chẽ, triển khai các biện pháp ứng phó bão Yinxing

Tiểu vùng Mekong mở rộng: Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo với 3 trụ cột

Bão giật cấp 17 sắp vào Biển Đông

Trong 10 tháng, thiên tai gây thiệt hại trên 78 nghìn tỷ đồng

Việt Nam – UAE: Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế thương mại, văn hóa xã hội

Quảng Nam: Bão số 6 áp sát gây mưa lớn, gió giật cấp 10

Cảnh báo nguy cơ mưa lớn khu vực miền Trung do bão Trà Mi

Quảng Ngãi: Cấm biển từ 10h ngày hôm nay ứng phó bão Trà Mi

Theo dõi sát diễn biến của bão Trà Mi

Phấn đấu tăng trưởng GDP giai đoạn 2026-2030 bình quân khoảng 7,5-8,5%

Chủ nhật, 24/11/2024

Tây Nguyên: Di cư tự do tác động thế nào đến phát triển kinh tế-xã hội?

Thứ hai, 11/04/2022 08:04

TMO – Khu vực Tây Nguyên gồm 5 tỉnh (Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk và Lâm Đồng) với diện tích khoảng 54 nghìn km2, dân số khoảng trên 6 triệu người, 54 thành phần dân tộc. Trong đó, dân tộc thiểu số chiếm trên 36%.

Khu vực Tây Nguyên luôn có các biến động dân cư với quy mô lớn, số lượng tăng nhanh nhất cả nước. Năm 1976, dân số Tây Nguyên chỉ có 1,23 triệu người thì đến năm 1993, dân số toàn vùng là 2,37 triệu người và đến năm 2018 dân số khoảng 6 triệu người với 54 dân tộc anh em.

Thống kê, giai đoạn 2005 – 2017, các tỉnh Tây Nguyên có tới 58.846 hộ di dân tự do với khoảng 220.000 nhân khẩu, cao gấp nhiều lần so với các khu vực còn lại trong cả nước. Cụ thể, chỉ tính từ năm 2005 – 2017, tổng số dân di cư tự do đến địa bàn khoảng 25.732 hộ với 91.703 khẩu, chủ yếu là đồng bào các dân tộc miền núi phía Bắc. Trong đó, tỉnh Kon Tum có 7.243 hộ, với 21.708 khẩu; tỉnh Gia Lai 6.250 hộ với 23.624 khẩu; tỉnh Đắc Nông 5.391 hộ với 8.038 khẩu; tỉnh Lâm Đồng 3.862 hộ với 14.639 khẩu và tỉnh Đắc Lắc 2.986 hộ với 8.038 khẩu4. Mặc dù so với giai đoạn trước, những năm gần đây tình trạng di dân tự do có giảm, song hằng năm tình trạng di cư vẫn diễn ra, tuy số lượng có giảm nhưng tính phức tạp có chiều hướng gia tăng. Việc di cư diễn ra suốt năm, nhưng mạnh nhất thường vào thời điểm trước và sau dịp Tết Nguyên đán.

Nước sinh hoạt là một trong những nhu cầu bức thiết để người dân ổn định cuộc sống tại nơi ở mới.

Người di cư thường đi thành từng nhóm nhỏ, vào thăm người thân, ở tá túc với người di cư tự do đã đến trước, sau đó dựng nhà tạm và tiếp tục đưa cả gia đình vào sinh sống, lập làng. Các hộ di cư tự do thường sống theo các nhóm hộ, có cùng dân tộc, huyết thống, đến định cư tại các vùng riêng lẻ trong rừng, dưới các thung lũng, dọc khe suối và ít có mối tương tác với bên ngoài.

Lý giải nguyên nhân dẫn đến tình trạng di cư tự do, các chuyên gia cho rằng, một bộ phận đời sống khó khăn, thiếu đất sản xuất, khí hậu tại nơi cũ khắc nghiệt nên muốn tìm đến Tây Nguyên để sinh sống. So với các khu vực khác, mật độ dân số ở các tỉnh Tây Nguyên còn thấp, đất đai phì nhiêu, thuận lợi cho cư trú và sản xuất nông nghiệp nên nhiều hộ dân từ những nơi khác đã kéo đến Tây Nguyên sinh sống, mong có cơ hội làm ăn, sản xuất, cải thiện đời sống. Chính các hộ đã di cư tự do vào Tây Nguyên trước đây đều có cuộc sống ổn định, phát triển đã gián tiếp tạo sự liên kết, thúc đẩy quá trình di cư nhất là trong quan hệ gia đình, dòng tộc.

Theo các chuyên gia, di cư tự do tác động hai chiều đến quá trình phát triển kinh tế-xã hội của các địa phương trên địa bàn Tây Nguyên. Di cư tự do tạo ra một số tác động tích cực cho khu vực Tây Nguyên như làm gia tăng dân số, góp phần hình thành, phát triển các khu dân cư, vùng sản xuất mới; góp phần điều tiết mật độ dân số, sức ép việc làm tại các tỉnh có dân đi, dân đến; góp phần bổ sung nguồn nhân lực; khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên, mở rộng diện tích, sản lượng sản xuất nông nghiệp; thúc đẩy quá trình hòa nhập, phát triển cho các dân tộc tại chỗ; bổ sung thêm bản sắc văn hóa từ sự có mặt của một số thành phần dân tộc từ các địa phương khác đến khu vực Tây Nguyên; góp phần bảo đảm an ninh quốc phòng trong khu vực, nhất là vùng biên giới.

Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng di cư tự do đã và đang gây ra nhiều hệ lụy trên nhiều phương diện ở Tây Nguyên như: Vỡ quy hoạch, kế hoạch sắp xếp dân cư, sử dụng đất, phát triển kinh tế - xã hội. Xuất hiện thêm nhiều điểm dân cư ngoài quy hoạch của dân di cư tự do (đa số trong vùng lõi rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, xa trung tâm). Các điểm dân cư tự phát chưa được quy hoạch, chưa được đầu tư các cơ sở hạ tầng thiết yếu; điều kiện sinh hoạt, nhất là việc học tập của trẻ em, khám, chữa bệnh và giao thông, sinh hoạt gặp rất nhiều khó khăn.

Áp lực về ổn định chỗ ở cho người dân di cư tự do đã gây ra tình trạng quá tải, vỡ quy hoạch các dự án. Trong khi đó, Tây Nguyên vẫn còn rất nhiều cụm dân cư tự do tự phát không nằm trong quy hoạch, tuy đã được rà soát, nhưng chưa có điều kiện bố trí, sắp xếp, bổ sung. Hàng ngàn hộ chưa được bố trí chỗ ở ổn định trong vùng quy hoạch, gây hệ lụy xấu như phá rừng, an ninh trật tự, đói nghèo, gây bức xúc với người dân sở tại.

Di cư tự do dẫn đến hàng loạt các vấn đề an sinh xã hội. Đồng bào dân tộc thiểu số nói chung và di cư tự do là những người yếu thế, số đông là nghèo đói, khó khăn, dân trí thấp, do vậy, người ta phải rời quê hương bản quán để tìm cơ hội mưu sinh. Tình trạng nhiều hộ thiếu đói, bệnh sốt rét, tiêu chảy, vệ sinh môi trường, nạn tảo hôn và sinh nhiều con; rất khó khăn trong giải quyết các tranh chấp về đất đai, chặt phá, lấn chiếm rừng làm nương rẫy; khai thác lâm sản, mua bán, sang nhượng trái phép đất nông, lâm nghiệp. Một số điểm dân di cư tự do xuất hiện các tệ nạn xã hội, tiềm ẩn các yếu tố gây mất đoàn kết, mất ổn định về an ninh, chính trị, quốc phòng trên địa bàn khu vực biên giới. Đời sống của các hộ dân gặp nhiều khó khăn, phần lớn chưa có hộ khẩu cho nên chưa được hưởng các chính sách an sinh xã hội; thiếu đất ở, đất sản xuất, thiếu nước và điện sinh hoạt, nơi ở tạm bợ, không ổn định, chưa có việc làm; tỷ lệ đói nghèo cao, tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp về trật tự, trị an.

Gây khó khăn cho chính quyền địa phương trong công tác quản lý. Di cư tự do đến các tỉnh Tây Nguyên tiềm ẩn những yếu tố phức tạp, xuất hiện những điểm nóng, kéo dài, khó quản lý: việc phá rừng, lấn chiếm đất rừng, mua bán, tranh chấp đất đai, khai thác lâm sản trái phép… Chính quyền địa phương gặp nhiều khó khăn trong quản lý hộ khẩu, nhân khẩu vì thiếu giấy tờ chứng minh. Tác động lớn đến công tác bảo vệ rừng tại Tây Nguyên. Tình trạng đốt nương làm rẫy, chặt phá rừng lấy đất sản xuất thường xuyên xảy ra. Rừng bị tàn phá nghiêm trọng (chủ yếu là rừng tự nhiên, rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng vùng lõi các vườn quốc gia); đa dạng sinh học bị phá vỡ, nhiều loại thực vật, động vật quý hiếm bị xâm hại; môi trường sinh thái bị tác động, biến đổi, gây ra các hiện tượng thiên tai mới ở Tây Nguyên. Nhiều năm qua, tình trạng xâm hại phá rừng, áp lực dân di cư tự do khiến rừng Tây Nguyên đang ngày một thu hẹp.

(Còn nữa)

Đức Nam

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline