Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 19/04/2025 18:04

Tin nóng

Quần thể 17 cây cổ thụ ở huyện đảo Cồn Cỏ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Các nước nêu quan điểm tại P4G Việt Nam – 2025

Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc: Việt Nam được nhấn mạnh đi đầu về năng lượng sạch

P4G được kỳ vọng trở thành ‘vườn ươm ý tưởng’ về tăng trưởng xanh

Tổng Bí thư: Thể chế xanh là nền tảng quyết định, công nghệ xanh là động lực đột phá

Lễ đón các đoàn khách quốc tế dự Hội nghị P4G 2025

Nhiều nước muốn áp dụng cơ chế giao dịch tín chỉ carbon với vận tải biển

P4G – Dịp để Việt Nam khẳng định cam kết chuyển đổi xanh, phát triển bền vững

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Những nổi bật trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc

Trung ương thống nhất cả nước có 34 tỉnh, thành phố sau sáp nhập

Gần 150 cây cổ thụ đủ tiêu chuẩn công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Tây Ban Nha: Hướng đến quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện

Quảng Nam: Găng néo gần 700 năm tuổi được công nhận Cây di sản Việt Nam

Công trình, nhà ở khu vực vùng núi cần tính toán tác động thiên tai

TP. HCM đón hơn 8 triệu lượt khách du lịch trong 3 tháng đầu năm 2025

Dự kiến trước tháng 6/2025 sẽ thí điểm triển khai sàn giao dịch carbon

Nhiều cổ thụ từ 250 - 800 năm tuổi ở Phú Quốc được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Nhiều dự án bất động sản ở Hà Nội trong diện kiểm toán

Động đất ở Myanmar: Ghi nhận hơn 1.000 người thiệt mạng, thế giới cam kết sát cánh

Thứ bảy, 19/04/2025

Tập trung nguồn lực, tái định cư cho hàng nghìn người dân vùng sạt lở

Thứ năm, 17/04/2025 06:04

TMO - Hiện nay, tỉnh Quảng Nam đang tập trung nguồn lực để di dời, bố trí tái định cư cho hàng nghìn hộ dân nằm trong vùng sạt lở và nguy cơ cao. Nhiều khu tái định cư mới đang được xây dựng khẩn trương, với mục tiêu ổn định đời sống người dân trước mùa mưa bão, đồng thời đảm bảo an toàn lâu dài trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp.

Đơn cử tại huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam, trong năm 2024 địa phương tiếp tục đối mặt với nhiều đợt thiên tai nghiêm trọng, đặc biệt là tình trạng sạt lở đất tại các khu vực miền núi. Một trong những sự cố đáng chú ý xảy ra tại thôn 56B, xã Đắc Pre, nơi xuất hiện vết nứt dài 123m, sâu từ 1,5 đến 5m, đe dọa trực tiếp đến sự an toàn của 11 hộ dân với 41 nhân khẩu. Trước nguy cơ sạt lở cao, chính quyền địa phương đã khẩn trương di dời toàn bộ các hộ dân đến nơi an toàn, đồng thời triển khai kế hoạch tái định cư với tổng kinh phí hơn 6 tỷ đồng, bao gồm hỗ trợ khoảng 115 triệu đồng cho mỗi hộ để xây dựng nhà ở mới. Theo đó, tại huyện miền núi Nam Giang, tỉnh Quảng Nam, nhiều hộ nghèo là đồng bào dân tộc Cơ Tu được cấp kinh phí để làm nhà mới.

Theo chia sẻ của người dân ở tổ dân phố Dung, thị trấn Thạnh Mỹ, cho biết, trước đây gia đình sống trong căn nhà xập xệ. Nhờ nguồn kinh phí hỗ trợ của tỉnh, rồi bà con trong làng Mực cùng góp ngày công, giúp gia đình ông có được căn nhà kiên cố. Liên tiếp các đợt thiên tai xảy ra tại khu vực miền núi tỉnh Quảng Nam thời gian qua khiến tình trạng sạt lở diễn biến khó lường, đe dọa tính mạng và đời sống của hàng ngàn hộ dân.

Lãnh đạo UBND huyện Nam Giang cho biết, ngoài nguồn ngân sách của huyện và tỉnh, địa phương còn sử dụng nguồn kinh phí của Dự án 2 về “Quy hoạch, sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng  đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi để di dời hàng ngàn hộ dân đến các khu dân cư tập trung.

Lãnh đạo huyện Nam Giang khẳng định, những khu tái định cư tại huyện Nam Giang được Nhà nước đầu tư đầy đủ điện, đường, trường, trạm, việc bố trí tái định cư, hỗ trợ người dân làm nhà cần nguồn vốn rất lớn nên chúng tôi phải lồng ghép nhiều nguồn lực từ các chương trình mục tiêu quốc gia mới đáp ứng được nguồn lực và kịp thời triển khai thực hiện.

Với địa hình có độ dốc cao, sông suối chia cắt mạnh cùng với phong tục tập quán, nhiều khu dân cư của đồng bào các dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Nam nằm rải rác ở lưng chừng núi. Nhiều nơi nằm trong vùng “trước núi sau sông” hoặc “trước sông sau núi” nên thường xuyên đối mặt với nguy cơ sạt lở núi và lũ quét. Nhiều năm qua, cùng với đầu tư cơ sở hạ tầng để phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Quảng Nam đã nỗ lực ứng phó hiệu quả với thiên tai, ổn định cuộc sống lâu dài cho đồng bào.

Thi công kè sông Trường (huyện Bắc Trà My).(Ảnh: ĐHT). 

Ngoài ra, để cải thiện cuộc sống người dân, giảm thiểu tối đa thiệt hại cho các hộ gia đình sống trong vùng có nguy cơ sạt lở trên địa bàn huyện Bắc Trà My, theo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Quảng Nam, tỉnh đã đầu tư gần 95 tỷ đồng để xây mới, nâng cấp các tuyến đê kè tại những vị trí xung yếu và đoạn thường xuyên bị ngập lũ với chiều dài hơn 2,4km nhằm ngăn chặn sạt lở, bảo vệ cơ sở hạ tầng, tài sản và hoa màu cho người dân ở khu vực xung yếu hai bên bờ sông Trường thuộc xã Trà Giang và thị trấn Trà My.

Kè sông Trường được xem là công trình cấp bách, tuy nhiên ban đầu công trình gặp khó khăn về giải phóng mặt bằng; đến nay, mặc dù chưa hoàn thiện toàn bộ, song công trình đã phát huy hiệu quả bước đầu trong công tác phòng ngừa, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra, nhờ vậy nhận được sự đồng thuận của người dân trong vùng dự án.

Khi hoàn thành, tuyến kè sẽ bảo vệ cho hàng trăm hộ dân trong khu vực và hàng nghìn ha đất canh tác của người dân thị trấn Trà My. Ngoài chống sạt lở, kè sông Trường còn góp phần mở rộng quỹ đất để địa phương chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị về hướng sông Trường, tạo quỹ đất bố trí tái định cư ổn định lâu dài cho đồng bào.

Năm 2024, huyện Bắc Trà My chịu ảnh hưởng của nhiều loại hình thiên tai, tần suất dày nhất là lốc sét, mưa lớn, gây sạt lở đất. Sau mùa mưa lũ năm 2024, ở huyện xuất hiện thêm 41 vị trí sạt lở núi nơi có dân cư sinh sống, đưa tổng số điểm sạt lở trong toàn huyện lên đến 136 vị trí; trong đó, có 95 vị trí được lập bản đồ, 41 vị trí mới phát hiện sẽ được kiện toàn bản đồ trong Phương án phòng ngừa thiệt hại do sạt lở núi năm 2025.

Đối với những hộ bị ảnh hưởng bởi thiên tai trong năm 2024, ngay sau khi mưa lũ đi qua, bằng nhiều nỗ lực của địa phương, sự giúp đỡ kịp thời của tỉnh và sự cưu mang của bà con trong cả nước, huyện Bắc Trà My kịp thời di chuyển 247 gia đình ở những khu vực bị sạt lở, nơi có nguy cơ sạt lở núi cao đến nơi ở an toàn. Những hộ di dời nói trên đã và đang được làm lại nhà ở theo Chương trình xóa nhà ở tạm, nhà dột nát giai đoạn 2023-2025.

Tỉnh Quảng Nam có 8 huyện miền núi. Lãnh đạo tỉnh yêu cầu các địa phương miền núi tiến hành khảo sát, đánh giá chọn vị trí, lên phương án quy hoạch, sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư cho khoảng 3.300 hộ.

Quảng Nam chú trọng xây dựng khu tái định cư cho người dân vùng sạt lở để đảm bảo an toàn cho Nhân dân. (Ảnh: CH).

Tỉnh Quảng Nam đã huy động nguồn lực, nhất là nguồn kinh phí từ Dự án 2 về Quy hoạch, sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư ở những nơi cần thiết thuộc "Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi" và nguồn lực từ chương trình xoá nhà tạm để giúp các hộ nghèo miền núi sớm an cư. Từ năm 2016 đến nay, tỉnh Quảng Nam bố trí ngân sách hàng trăm tỷ đồng để tổ chức di dời, tái định cư cho khoảng 7.000 hộ dân từ nơi chịu ảnh hưởng thiên tai đến nơi ở mới an toàn.

Từ nguồn vốn của Đề án sắp xếp, bố trí dân cư của tỉnh, mỗi hộ tái định cư được hỗ trợ mặt bằng, tiền mua vật liệu và xây dựng các công trình phụ trợ khác với tổng kinh phí 120 triệu đồng. Lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, tỉnh sẽ tiếp tục huy động nguồn lực để sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư cho khoảng 3.300 hộ dân sống tại khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở núi, lũ ống, lũ quét. Bên cạnh đó, tỉnh Quảng Nam sẽ rà soát lại nguồn lực từ dự án 1 và dự án 2 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, nếu huyện nào chưa triển khai hoặc chưa có khối lượng để giải ngân thì sẽ điều chuyển đến các địa phương đang bị đe doạ bởi sạt lở để khẩn trương tái định cư.

Phương án lâu dài trong ứng phó thiên tai để người dân không còn nỗi lo mất an toàn, khi mưa bão đến thì tỉnh sẽ huy động nguồn lực để khẩn cấp xây dựng các khu tái định cư an toàn.

Chính quyền tỉnh Quảng Nam đã và đang tích cực triển khai các biện pháp phòng, chống thiên tai, bao gồm việc rà soát, cập nhật phương án ứng phó theo cấp độ rủi ro, tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng, và ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác chỉ đạo, điều hành để giảm thiểu thiệt hại do thiên tai, đảm bảo an toàn cho người dân và phát triển kinh tế-xã hội khu vực miền núi.

 

Đức Giang

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline