Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 22/11/2024 23:11

Tin nóng

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Bão giật cấp 17 có thể suy yếu khi gần bờ

Theo dõi chặt chẽ, triển khai các biện pháp ứng phó bão Yinxing

Tiểu vùng Mekong mở rộng: Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo với 3 trụ cột

Bão giật cấp 17 sắp vào Biển Đông

Trong 10 tháng, thiên tai gây thiệt hại trên 78 nghìn tỷ đồng

Việt Nam – UAE: Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế thương mại, văn hóa xã hội

Quảng Nam: Bão số 6 áp sát gây mưa lớn, gió giật cấp 10

Cảnh báo nguy cơ mưa lớn khu vực miền Trung do bão Trà Mi

Quảng Ngãi: Cấm biển từ 10h ngày hôm nay ứng phó bão Trà Mi

Theo dõi sát diễn biến của bão Trà Mi

Phấn đấu tăng trưởng GDP giai đoạn 2026-2030 bình quân khoảng 7,5-8,5%

Thứ sáu, 22/11/2024

Tăng cường xúc tiến thương mại vào thị trường Nga

Thứ năm, 20/06/2024 07:06

TMO - Kể từ khi Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh kinh tế Á-Âu (EAEU) có hiệu lực, tăng trưởng kim ngạch thương mại giữa Việt Nam-Nga đã có bước tiến mạnh mẽ và là điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp hai bên tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư.  

Thiết lập quan hệ ngoại giao từ năm 1950 đến nay, Việt Nam-Liên bang Nga đã phát triển mạnh mẽ trên hầu hết các lĩnh vực và đã thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện năm 2012. Theo các chuyên gia, sau khi ký Hiệp định EAEU-FTA, kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Nga tăng nhanh, đạt 5,5 tỷ USD năm 2021, tăng gần 90% so với năm 2016; trong đó, xuất khẩu của Việt Nam sang Nga đạt 3,2 tỷ USD, tăng 100% so với năm 2016. Tuy nhiên, sau xung đột Nga-Ukraine (tháng 2/2022), tình hình địa chính trị-kinh tế không thuận lợi đã tác động tiêu cực tới thương mại song phương Việt Nam-Nga. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nga năm 2022 giảm trên 51% so với trước đó. 

Thời gian qua, Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Nga đã tích cực làm việc với các hiệp hội ngành hàng để cập nhật thông tin về tình hình thị trường và trao đổi các biện pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Đồng thời, phối hợp tổ chức nhiều buổi làm việc trực tuyến để kết nối hợp tác kinh doanh giữa doanh nghiệp Việt Nam và Nga trong lĩnh vực thủy sản, nông sản...

Ngoài ra, Thương vụ cũng thường xuyên trao đổi, tư vấn trực tiếp cho doanh nghiệp về tình hình thị trường, hợp tác với doanh nghiệp Nga; hỗ trợ tháo gỡ vướng mắc, khó khăn, tranh chấp trong thực hiện hợp đồng của doanh nghiệp hai nước; tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp Việt tham gia triển lãm tại Nga. Hiện nay, mặc dù vẫn chịu nhiều tác động từ biến động địa chính trị nhưng giao thương hàng hóa giữa Việt Nam và Nga trong năm 2023 đã có bước chuyển biến tích cực. 

Với lợi thế Hiệp định EAEU kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Nga tăng nhanh (Ảnh minh hoạ). 

Theo đó, trong năm 2023 kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai bên đạt 3,63 tỷ USD, tăng nhẹ 2,3% so với cùng kỳ năm 2022; trong đó, xuất khẩu của Việt Nam sang Nga đạt 1,74 tỷ USD, tăng 12%. Nhập khẩu của Việt Nam từ thị trường này đạt 1,89 tỷ USD, giảm 5,2%. Riêng trong 5 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa giữa hai bên đạt 1,96 tỷ USD, tăng 51,4% so với cùng kỳ năm 2023; trong đó, xuất khẩu của Việt Nam sang Nga đạt 955,6 triệu USD, tăng 44,7%.

Nhập khẩu từ Nga về Việt Nam đạt 1 tỷ USD, tăng 58,4% so với cùng kỳ năm 2023. Các nhóm hàng xuất khẩu từ Việt Nam sang Nga có tăng trưởng cao gồm: hàng thủy sản đạt 76,4 triệu USD, tăng 87,8% so với cùng kỳ năm 2023; hạt điều đạt 28 triệu USD, tăng 82,4%; hạt tiêu đạt 12,5 triệu USD, tăng 96,2%; hàng dệt may đạt 490 triệu USD, tăng 125%; máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác đạt 90,1 triệu USD tăng 102%. Ở chiều ngược lại, những mặt hàng Việt Nam nhập khẩu tăng mạnh từ Nga gồm quặng và khoáng sản các loại đạt 9,7 triệu USD, than các loại, hóa chất, phân bón các loại, kim loại thường khác, linh kiện, phụ tùng ôtô...

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thương mại nông sản hai chiều giữa Việt Nam và Nga đã tăng gấp đôi trong 5 năm qua, hiện đang ở mức khoảng 1 tỷ USD/năm. Dẫn số liệu từ Tổng cục Hải quan, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết trong 5 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang Nga đạt 331,3 triệu USD, tăng 49,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, cà phê là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Nga lớn nhất, đạt 161,6 triệu USD, tăng 39% so với cùng kỳ năm 2023.

Tiếp đến là thủy sản đạt 76,4 triệu USD, tăng 87,7%; hạt điều đạt 28 triệu USD, tăng 81,8%; rau quả đạt 26,8 triệu USD, tăng 25,2%. Xuất khẩu cao su sang thị trường này cũng ghi nhận mức tăng 23,8%, gỗ và sản phẩm gỗ tăng 47,6%, xuất khẩu gạo tăng gấp đôi, còn hạt tiêu tăng mạnh, tới 96,9%. So với cùng kỳ năm ngoái, chỉ có mặt hàng chè ghi nhận tăng trưởng âm 12%.

Cà phê là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực tại thị trường Nga. 

Hiện nay, vận tải hàng hóa từ Việt Nam sang Nga đã thuận lợi hơn. Các tập đoàn vận tải Nga mở tuyến vận tải thẳng từ TP.HCM - Hải Phòng - Vladivostok (Nga); đã có một số hãng tàu khác chạy tuyến mới, giúp việc vận chuyển hàng hóa trở nên nhanh hơn, thời gian vận chuyển ngắn hơn. Ngoài ra, hệ thống vận tải đường sắt hỗ trợ giao hàng với Nga nên việc vận tải hàng hóa trở nên đa dạng. Những ưu đãi về thuế quan sau khi nước ta ký kết Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh Kinh tế Á - Âu vào năm 2015 cũng giúp các mặt hàng nông sản của Việt Nam tăng sức cạnh tranh tại thị trường này, trong đó có Nga.

Thời gian qua, đã diễn ra nhiều hoạt động trao đổi về nông nghiệp giữa hai quốc gia. Cụ thể, tháng 7/2023, Cục Bảo vệ thực vật Việt Nam đã cử đoàn sang Nga để kiểm tra hệ thống chất lượng, an toàn ngũ cốc nhằm tăng cường hợp tác và kiểm soát xuất khẩu lúa mì của Nga sang Việt Nam. Theo Thông tư số 04/2023/TT-BNNPTNT ngày 15/8/2023 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cỏ kế đồng đã được miễn kiểm dịch, tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhập khẩu lúa mì từ Nga.

Ngày 27-29/9/2023, Cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã tham dự Diễn đàn quốc tế về công nghiệp thủy sản lần thứ VI và Triển lãm công nghệ thủy hải sản tại Nga. Nhân sự kiện này, đoàn đã làm việc với Cục thủy sản Liên bang Nga để thúc đẩy hợp tác song phương, thương mại thủy hải sản và thảo luận sửa đổi một số nội dung về hợp tác nghề cá theo Nghị định thư năm 1994 giữa hai Chính phủ. Ở chiều ngược lại, Cơ quan Kiểm dịch động thực vật Liên bang Nga (FSVPS) hiện đã công nhận 57 cơ sở chế biến thủy sản Việt Nam đủ điều kiện an toàn thực phẩm để xuất khẩu sang Liên bang Nga và Liên minh Kinh tế Á - Âu.

Nhằm đẩy mạnh xúc tiến thương mại với thị trường Nga, Bộ Công Thương khuyến cáo: Việc đăng ký tham dự hội chợ triển lãm là biện pháp xúc tiến thương mại hiệu quả nếu doanh nghiệp có chuẩn bị tốt. Bởi vậy, để tìm hiểu thị trường, tìm kiếm khách hàng tại Nga, doanh nghiệp nên trực tiếp trưng bày sản phẩm hoặc tham quan triển lãm chuyên ngành lớn tại thị trường này.

Bộ Công Thương cho biết, tới đây Bộ sẽ chú trọng nghiên cứu có biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp tự chủ động tổ chức hoạt động xúc tiến thương mại. Đồng thời, khuyến khích địa phương/hiệp hội/doanh nghiệp tổ chức các đoàn xúc tiến thương mại (khoảng 5-10 doanh nghiệp) tham dự triển lãm chuyên ngành cụ thể. Chẳng hạn như may mặc, đồ gỗ, hàng tiêu dùng, thực phẩm, đồ uống, cà phê, chè, công nghiệp cơ khí chế tạo tại Nga trong năm 2024 giúp doanh nghiệp thâm nhập sâu hơn vào thị trường tiềm năng và giúp xuất khẩu Việt Nam-Nga tăng trưởng bền vững.

 

 

Hồng Anh 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline