Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 27/04/2024 13:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ bảy, 27/04/2024

Tăng cường xuất khẩu tôm sang thị trường Australia

Thứ tư, 13/03/2024 08:03

TMO - Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam, hai tháng đầu năm 2024, tôm chiếm hơn 60% kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Australia. 

Nhu cầu tiêu thụ tôm chế biến của thị trường Australia đang ngày một cao. Để giữ được vị thế xuất khẩu, ngành tôm Việt Nam cần phát huy thế mạnh là chế biến sâu, đa dạng sản phẩm chế biến sâu nhằm tận dụng cơ hội, xuất khẩu tôm sang thị trường này. Thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khầu Thủy sản Việt Nam, hai tháng đầu năm nay, Australia là một trong những thị trường thủy sản Việt Nam có mức tăng trưởng xuất khẩu cao khi tăng 33% so với cùng kỳ năm ngoái. 

Riêng trong tháng 1/2024, xuất khẩu thủy sản sang Australia bứt phá mạnh mẽ với mức tăng gần 90% so với cùng kỳ, đã phản ánh được sức hút của thị trường này với doanh nghiệp Việt Nam cũng như sự hồi phục nhu cầu của thị trường với thủy sản Việt Nam. Tôm, cá tra và một số loài cá biển là nhóm ngành hàng chủ lực xuất khẩu sang thị trường Australia.

Trong đó, tôm chiếm trên 60% với kim ngạch trên 34 triệu USD trong 2 tháng đầu năm nay, tăng 20% so với cùng kỳ. Xuất khẩu cá tra sang Australia tăng gần 70% trong 2 tháng, đạt hơn 6 triệu USD, xuất khẩu các mặt hàng cá biển khác (trừ cá ngừ) tăng mạnh 72%. Giai đoạn năm 2019 - 2022, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Australia tăng trưởng liên tục từ 127 triệu USD năm 2019 lến 272 triệu USD năm 2022 với tỷ trọng trong tổng xuất khẩu tôm Việt Nam tăng từ 3,7% năm 2019 lên 6,3% năm 2022. 

Tuy nhiên, đến năm 2023, trong xu hướng sụt giảm chung của toàn cầu, xuất khẩu tôm sang Australia cũng chịu ảnh hưởng tiêu cực do lạm phát tăng cao khiến sức mua suy giảm. Xuất khẩu tôm Việt Nam sang Australia năm 2023 chỉ đạt 233 triệu USD, giảm 14% so với năm 2022. Mặc dù vậy, mức sụt giảm này vẫn thấp hơn so với các thị trường chính khác như Nhật Bản, EU, Hàn Quốc, Cananda…

Ngành tôm Việt Nam cần phát huy thế mạnh là chế biến sâu, đa dạng sản phẩm chế biến sâu nhằm tận dụng cơ hội, xuất khẩu tôm sang thị trường Australia. 

Trong cơ cấu sản phẩm tôm của Việt Nam xuất sang Australia, tôm chân trắng chiếm tỷ trọng lớn nhất 95%; tôm sú chiếm tỷ trọng nhỏ 0,2%; còn lại là tôm loại khác chiếm 4,8%. Trong tổng các sản phẩm tôm xuất khẩu sang Australia, tôm chế biến giá trị gia tăng (mã HS 16) chiếm 40% tổng giá trị xuất khẩu các sản phẩm tôm sang thị trường này. Các sản phẩm tôm chế biến xuất khẩu sang thị trường này chủ yếu là há cảo tôm, sủi cảo tôm gừng, tôm thẻ thịt duỗi tẩm bột chiên đông lạnh, tôm thẻ xiên que đông lạnh,…

Các chuyên gia tại VASEP nhận định, dù chỉ là thị tường tiêu thụ tôm đứng thứ 5 của Việt Nam nhưng Australia được coi là thị trường tiềm năng, đặc biệt là khi nhu cầu tiêu thụ tôm chế biến của thị trường này ngày một cao. Trong khi trình độ chế biến tôm của các doanh nghiệp Việt Nam đang không ngừng phát triển, với mặt hàng ngày càng đa dạng, phong phú. Australia là nền kinh tế lớn thứ 13 trên thế giới với kim ngạch nhập khẩu hàng hoá gần 250 tỷ USD/năm.

Thời gian qua, quan hệ Việt Nam-Australia không ngừng phát triển, hiệu quả trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là hợp tác kinh tế, thương mại đã có những bước phát triển vượt bậc. Australia hiện là 1 trong 7 đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, ngược lại, Việt Nam cũng đang là đối tác thương mại lớn thứ 10 của Australia. Việt Nam và Australia là thành viên chung của ít nhất 3 hiệp định thương mại tự do (FTA), bao gồm: FTA ASEAN-Australia-New Zealand (AANZFTA), Hiệp định Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và mới đây nhất là Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP).

Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp kết nối giao thương, phát triển thị trường tại Australia, thời gian vừa qua, Thương vụ Việt Nam tại Australia đã triển khai nhiều hoạt động quảng bá, kết nối với các đối tác Australia. Thương vụ Việt Nam tại Australia phối hợp chặt chẽ với Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công thương trong quá trình xây dựng dự thảo tài liệu Hội nghị, cung cấp thông tin cập nhật về tình hình thị trường Australia, những cơ hội, thách thức khi xuất khẩu sang thị trường, đồng thời đưa ra những khuyến nghị hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tăng cường năng lực, sức cạnh tranh, thương hiệu để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu sản phẩm, hàng hoá Việt Nam sang thị trường Australia.

Trong quý II/2024, Thương vụ Việt Nam tại Australia sẽ triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tối đa lợi thế của các Hiệp định thương mại tự do để thúc đẩy xuất khẩu vào Australia. Tuy nhiên, theo Thương vụ Việt Nam tại Australia, để đảm bảo xuất khẩu thủy sản vào quốc gia này, các doanh nghiệp Việt Nam cần chú ý nhiều quy chuẩn, quy định riêng của Australia. Cụ thể như thủy sản nhập khẩu vào Australia cần phải đảm bảo tiêu chuẩn khắt khe về an toàn sinh học, tuân thủ các quy định về an toàn sinh học trong đạo luật An toàn sinh học 2015. Đồng thời, mặt hàng thủy sản phải cũng phải đảm bảo về an toàn thực phẩm theo Luật Kiểm soát thực phẩm nhập khẩu năm 1992 và bộ luật tiêu chuẩn thực phẩm của Australia – Newzealand.

Tuy có nhiều điểm thuận lợi, song Australia cũng là thị trường khó tính với hệ thống quy định, tiêu chuẩn chặt chẽ và nghiêm ngặt đối với hàng hóa nhập khẩu. Bên cạnh đó, khoảng cách địa lý cũng dẫn đến giá thành logistics cao, thời gian vận chuyển dài cũng là một thách thức với doanh nghiệp thủy sản Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường này. Vì vậy, doanh nghiệp phải có sự chủ động trong khai thác, phát triển thị trường, có kế hoạch kinh doanh dài hơi để thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Australia. 

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản nhấn mạnh, nhờ lợi thế từ Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Australia là thị trường có dư địa tốt cho doanh nghiệp thủy sản Việt Nam. Mối quan hệ hợp tác tốt và sự quan tâm tích cực của chính phủ 2 nước cho hoạt động thương mại, trong đó có giao thương thủy sản. Sau khi CPTPP có hiệu lực, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Australia tăng trưởng liên tục từ 197 triệu USD năm 2018 lên 365 triệu USD năm 2022. Trong bối cảnh sụt giảm chung của thế giới, kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang thị trường này xuống mức 312 triệu USD năm 2023. Ngoài ra, Australia cũng là đối tác cung cấp thủy sản cho doanh nghiệp Việt Nam, với sản phẩm chủ đạo là tôm hùm đá với khối lượng nhập khẩu khoảng 40.000 tấn/năm.

 

 

Nguyễn Mai

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline