Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 19/04/2024 19:04

Tin nóng

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Sôi nổi hoạt động 'Cây Di sản Việt Nam'

Thứ sáu, 19/04/2024

Tăng cường nghiên cứu khoa học trong công tác bảo vệ tài nguyên nước

Thứ hai, 28/11/2022 02:11

TMO - Thời gian qua, với yêu cầu cấp thiết trong việc nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ tài nguyên nước trước tác động của biến đổi khí hậu, Viện Khoa học Tài nguyên nước (Bộ Tài nguyên và Môi trường) đã đẩy mạnh nghiên cứu về tài nguyên nước, môi trường nước... tham gia thực hiện các chương trình dự án, đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ về môi trường, khí tượng thủy văn, hải dương học...

Biến đổi khí hậu, hoạt động khai thác và sử dụng nước đầu nguồn sông xuyên biên giới, khai thác và sử dụng nước kém hiệu quả, phân bổ tài nguyên nước chưa hợp lý có tác động trực tiếp đến số lượng, chất lượng tài nguyên nước và có nguy cơ làm gia tăng những tác hại do nước gây ra. Do vậy, để có thể quản lý hiệu quả tài nguyên nước, công tác nghiên cứu khoa học về tài nguyên nước là một nội dung cốt lõi và nhiệm vụ quan trọng.

Trong giai đoạn 2017-2022, công tác nghiên cứu khoa học của Viện Khoa học Tài nguyên nước  được một số kết quả nổi bật: Đề xuất giải pháp ứng phó sự cố vỡ đập, tính huống xả lũ khẩn cấp cho các đập khu vực Bắc Trung Bộ; xây dựng hệ thống chỉ tiêu kiểm kê tài nguyên nước. Áp dụng thử nghiệm ở lưu vực sông Ba; nghiên cứu xác định nguyên nhân sạt lở bờ sông và đề xuất công nghệ cảnh báo, dự báo mức độ sạt lở bờ sông tại một số khu vực sạt lở trọng điểm ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Đồng thời, xây dựng hệ thống cảnh báo lũ, ngập lụt theo thời gian thực; hệ thống giám sát, cảnh báo hạn cho vùng Tây Nguyên; xây dựng công nghệ giám sát hồ chứa ngoài lãnh thổ sử dụng số liệu viễn thám, đánh giá ảnh hưởng của hồ chứa ngoài lãnh thổ đến dòng chảy vào Việt Nam; xây dựng bản tin cảnh báo tài nguyên nước cho Đồng bằng sông Cửu long; đề xuất giải pháp trữ nước cho Đồng bằng sông Cửu Long.

Ảnh minh họa 

Với các nhóm nghiên cứu mũi nhọn là quy hoạch và dự báo tài nguyên nguyên nước, công nghệ và kỹ thuật tài nguyên nước, kinh tế tài nguyên nước, Viện sẽ tập trung vào các hướng chính như ứng dụng công nghệ thông tin mới (IOT, Big data, thực tế ảo, AI...) trong dự báo, cảnh báo, và quản lý tài nguyên nước; Xây dựng hệ thống giám sát thời gian thực và cảnh báo sớm tài nguyên nước trên các lưu vực sông; Nghiên cứu công nghệ vận hành hợp lý hệ thống hồ chứa lớn nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên nước; Nghiên cứu về kinh tế tài nguyên nước gắn với sử dụng hiệu quả nguồn nước, kinh tế tuần hoàn; Nghiên cứu công nghệ phục vụ đảm bảo an ninh tài nguyên nước. Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin, các mô hình tính toán trong công tác nghiên cứu Xây dựng cơ sở dữ liệu khoa học về các lĩnh vực nghiên cứu của Viện. Tăng cường hoạt động hợp tác, giao lưu, trao đổi học thuật quốc tế song phương và đa phương trong lĩnh vực tài nguyên nước.

Ngoài ra, việc tăng cường hợp tác trong nghiên cứu khoa học và công nghệ với các Viện nghiên cứu, các đơn vị trực thuộc Bộ để thực hiện trong lĩnh vực tài nguyên nước cũng được chú trọng. Viện đã chủ động gặp gỡ, trao đổi với các đối tác quốc tế hợp tác đa phương và song phương tiếp tục ghi nhận sự chủ động thúc đẩy, tăng cường mạnh mẽ với các đối tác chủ chốt như Cơ quan Quản lý tài nguyên nước quốc gia Cuba, Đại sứ quán Hà Lan, Bộ Môi trường Hàn Quốc....

Bộ TN&MT đánh giá, các kết quả nghiên cứu đã đóng góp vào các nỗ lực trong việc hoàn thiện Luật Tài nguyên nước (sửa đổi), cung cấp luận cứ cho việc thực hiện xây dựng quy hoạch tài nguyên nước quốc gia và quy hoạch tài nguyên nước lưu vực sông liên tỉnh; cung cấp công cụ hỗ trợ việc điều chỉnh quy trình vận hành liên hồ chứa theo thời gian thực và nhiều nhiệm vụ khác.

Để tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được trong thời gian qua và đảm bảo thực hiện được các nhiệm vụ chính trị trong giai đoạn tới, Bộ TN&MT đề nghị Viện Khoa học Tài nguyên nước rà soát, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị trực thuộc Viện với phương châm đảm bảo bộ máy tinh gọn nhưng vẫn giữ vững sự ổn định. Rà soát hệ thống văn bản pháp luật trong lĩnh vực tài nguyên nước và các lĩnh vực liên quan để có kế hoạch đề xuất bổ sung, hoàn thiện trong thời gian tới.

Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với các đơn vị trong lĩnh vực tài nguyên nước và các đơn vị có liên quan trong và ngoài Bộ, mở rộng quan hệ với các địa phương, nắm bắt các yêu cầu thực tiễn quản lý tài nguyên nước ở Trung ương và địa phương, đề xuất được các nhiệm vụ khoa học công nghệ đáp ứng các yêu cầu thực tiễn. Ngoài ra, tiếp tục nghiên cứu ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ trong nước và quốc tế để thực hiện tốt hơn các nhiệm vụ được giao.

 

 

Thu Trang 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline