Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 21/02/2025 23:02

Tin nóng

Thủ tướng: Chú trọng phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn

Ông Nguyễn Chí Dũng và Mai Văn Chính làm Phó Thủ tướng Chính phủ

Các địa phương cần chủ động phương án ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

 Bắc Giang: Gạo cổ thụ 160 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Dương: Duối cổ thụ hơn 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản

Kỳ họp bất thường lần thứ 9: Cần tư duy mới, cách làm mới, đột phá về thể chế

Đến năm 2030 hoàn thiện cơ chế chính sách ứng dụng năng lượng nguyên tử

Rét đậm, rét hại có thể kéo dài, các địa phương cần chủ động ứng phó

Lào Cai: Đa cổ thụ gần 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tình hình sản xuất nông, lâm, thủy sản và công nghiệp tháng 1/2025

18 địa phương được giao mục tiêu tăng trưởng GRDP năm 2025 từ 10% trở lên

Hành động quyết liệt để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên

Chậm nhất đến năm 2031 phải hoàn thành Nhà máy điện hạt nhân

Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Giám sát chặt chẽ các địa phương thực hiện có hiệu quả phong trào trồng cây

Hàng nghìn người đi lễ đền Trần ngày Mùng 2 Tết

[Tết trồng cây Xuân Ất Tỵ 2025] Các địa phương cần tổ chức thiết thực, hiệu quả

Chào năm mới Ất Tỵ 2025

Người dân ùn ùn đổ về trung tâm xem bắn pháo hoa đón Giao thừa

Hà Nội dừng trình diễn drone trong đêm đón Giao thừa Tết Ất Tỵ

Thứ sáu, 21/02/2025

Tăng cường kiểm soát, quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên

Thứ ba, 11/02/2025 06:02

TMO - Bảo tồn thiên nhiên (BTTN) là cách thức hiệu quả nhất duy trì đa dạng sinh học giúp cân bằng cán cân sinh thái giữa con người và yếu tố tự nhiên. Trong thời gian qua, Bộ Khoa học và Công Nghệ đã liên tục đưa ra những giải pháp giúp quản lý các khu BTTN hoạt động bền vững.

Theo thống kê của Tổ chức BTTN quốc tế (IUCN), nước ta hiện có 178 khu BTTN, bao gồm: 34 vườn quốc gia; 59 khu dự trữ thiên nhiên; 23 khu bảo tồn loài; 9 khu dự trữ sinh quyển; 62 khu bảo vệ cảnh quan. Các khu BTTN đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo tồn đa dạng sinh học động/thực vật. Qua đó, nâng cao vai trò của cộng đồng trong công tác bảo vệ rừng, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.

Theo báo cáo quốc gia lần thứ sáu đối với Công ước Đa dạng sinh học, Việt Nam hiện có khoảng 51.400 loài sinh vật đã được xác định; trong đó, nhiều loài có giá trị lớn cho việc bảo tồn, đóng góp cho khoa học và khẳng định tầm quan trọng toàn cầu của đa dạng sinh học Việt Nam. Trong thời gian qua, hệ thống pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ các loài hoang dã tiếp tục có sự thay đổi, điều chỉnh một cách toàn diện.

Gần đây nhất, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1352/QĐ-TTg ngày 8/11/2024 phê duyệt Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Quy hoạch đặt mục tiêu cụ thể là mở rộng, nâng cấp và nâng cao hiệu quả quản lý hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên; chuyển tiếp 178 khu bảo tồn hiện có (trong đó mở rộng 27 khu bảo tồn); thành lập mới 61 khu bảo tồn; nâng tổng diện tích hệ thống khu bảo tồn trên phạm vi toàn quốc khoảng 6,6 triệu héc-ta.

Bên cạnh đó, củng cố và phát triển hệ thống cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, hành lang đa dạng sinh học, vùng đất ngập nước quan trọng; chuyển tiếp 13 cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học hiện có, cấp giấy chứng nhận 9 cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học; chuyển tiếp 3 hành lang đa dạng sinh học hiện có, hình thành 7 hành lang đa dạng sinh học; hình thành 10 vùng đất ngập nước quan trọng cấp quốc gia.

Đồng thời, hình thành hệ thống khu vực đa dạng sinh học cao, cảnh quan sinh thái quan trọng gồm 22 khu vực đa dạng sinh học cao với tổng diện tích khoảng 2 triệu héc-ta, 10 cảnh quan sinh thái quan trọng với tổng diện tích khoảng 4 triệu héc-ta. Tầm nhìn đến năm 2050, các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng, các loài nguy cấp, quý, hiếm, các nguồn gien có giá trị bảo tồn được phục hồi, bảo tồn hiệu quả.

Việt Nam được đánh giá là quốc gia có hệ thống động thực vật đa dạng, phong phú. (Ảnh minh hoạ). 

Đa dạng sinh học và dịch vụ hệ sinh thái được lượng giá, sử dụng bền vững và mang lại lợi ích thiết yếu trong phát triển kinh tế-xã hội, góp phần bảo đảm an ninh môi trường, chủ động ứng phó biến đổi khí hậu, phát triển bền vững đất nước... Định hướng Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học thời kỳ 2021-2030 theo 8 vùng sinh thái trên phạm vi cả nước gồm: Vùng Đông Bắc; vùng Tây Bắc; vùng Đồng bằng sông Hồng; vùng Bắc Trung Bộ; vùng Nam Trung Bộ; vùng Tây Nguyên; vùng Đông Nam Bộ; vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Đáng chú ý, quyết định đưa ra các giải pháp thực hiện Quy hoạch gồm: Cơ chế, chính sách; đào tạo, tăng cường năng lực; tài chính, đầu tư; tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng; hợp tác quốc tế; tổ chức thực hiện và giám sát thực hiện quy hoạch. Trong đó, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học về bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học.

Tập trung nghiên cứu ứng dụng phát triển các mô hình gây nuôi và tái thả các loài hoang dã vào tự nhiên; bảo tồn các loài đặc hữu, nguy cấp, ngăn chặn sự suy thoái của các loài có nguy cơ bị tuyệt chủng ngoài tự nhiên; các mô hình du lịch sinh thái hiệu quả; phát triển, tiếp nhận chuyển giao công nghệ mới về bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học...

Thời gian qua, Bộ Khoa học và Công nghệ đẩy mạnh tuyên truyền mục đích, ý nghĩa của công tác bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ các loài hoang dã; ban hành, triển khai nhiều chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia nhằm bảo tồn nguồn gen, đa dạng sinh học và bảo vệ các loài hoang dã. Lãnh đạo Bộ cho biết, thời gian tới, tiếp tục triển khai các nhiệm vụ, cụm nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia nhằm giải quyết tổng thể các vấn đề lớn như bảo tồn và phát triển nguồn gien; bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ các loài hoang dã….

Đồng thời triển khai các nhiệm vụ nghiên cứu gắn với nhu cầu phát triển kinh tế của các địa phương có các khu bảo tồn, vườn quốc gia và gắn với doanh nghiệp; tăng cường đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong công tác này, nhất là nhân lực chất lượng cao thông qua các nhiệm vụ cấp quốc gia, cấp bộ, ngành; đẩy mạnh hợp tác quốc tế với các nước có thế mạnh về khoa học và công nghệ bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ các loài hoang dã; tiếp tục tăng cường, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị, nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ phục vụ công tác bảo tồn, lưu giữ, đánh giá nguồn gen, bảo tồn đa dạng sinh học...

Việt Nam xác định bảo vệ tính đa dạng sinh học là nhiệm vụ trọng tâm. (Ảnh minh hoạ). 

Đại diện Viện Địa lý nhân văn cho rằng, cần quản lý hệ thống các khu BTTN một cách toàn diện, chặt chẽ trong việc bảo tồn tại các khu sinh thái. Các trạm kiểm lâm cần được đặt tại những vị trí chiến lược nhằm hỗ trợ tốt nhất cho hoạt động quản lý rừng, duy trì được sự giám sát và kiểm soát những khu vực trọng yếu và điều phối hoạt động quản lý dựa vào cộng đồng.

Tạo điều kiện để người dân địa phương tham gia như một đối tác trong việc phát triển các khu bảo tồn mới được đồng quản lý, phát triển chiến lược sử dụng bền vững các khu vực trước đây được khoanh vùng bảo vệ chung. Mặt khác, xây dựng cơ sở dữ liệu hệ thống thông tin địa lý để lưu giữ, giám sát đa dạng sinh học và lập bản đồ các vụ vi phạm khi giám sát các loài động vật.

Cần quan tâm đến sinh kế của người dân nhằm tạo dựng mối liên kết giữa các lợi ích phát triển và sự cần thiết phải bảo tồn. Xác định công tác phát triển dân sinh vùng lõi và vùng đệm là nhiệm vụ trung tâm của hoạt động bảo tồn, ban quản lý các khu bảo tồn tích cực tiếp cận với các tổ chức trong nước và ngoài nước, tìm nguồn tài trợ cho các dự án hỗ trợ người dân xây dựng các mô hình sản xuất.

Cải thiện kinh tế cho các hộ, thông qua sản xuất nông nghiệp theo hướng thâm canh và đa dạng hóa sản phẩm, giúp cải thiện sinh kế và giảm áp lực lên rừng và tài nguyên thiên nhiên. Tăng cường hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các cán bộ kiểm lâm, cán bộ ban quản lý và người dân về bảo tồn đa dạng sinh học là then chốt.

Ngoài ra, Việt Nam cũng được đánh giá là một trong những khu vực quan trọng bậc nhất trong mạng lưới các tuyến đường bay chim di cư và các loài chim đặc hữu với 63 vùng chim quan trọng toàn cầu, 07 vùng chim đặc hữu. Đặc biệt, về hệ động thực vật, đến nay, Việt Nam có khoảng 62.600 loài sinh vật đã được xác định, trong đó khoảng 3.500 loài động vật không xương sống và cá nước ngọt, 1.932 loài động vật có xương sống trên cạn và có trên 11.000 loài sinh vật biển.

Hàng năm, nhiều loài mới tiếp tục được phát hiện và ghi nhận có tồn tại Việt Nam. Diện tích rừng cũng ngày càng tăng lên, nếu như năm 1995 (ngay sau khi Việt Nam gia nhập Công ước Đa dạng sinh học), độ che phủ rừng chỉ đạt 28,2% thì đến nay, độ che phủ đã lên tới 42,02%.

Nhận xét về mức độ đa dạng sinh học của Việt Nam, Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) đánh giá Việt Nam là một trong những quốc gia có mức độ đa dạng sinh học cao nhất thế giới với nhiều hệ sinh thái khác nhau, bao gồm núi, rừng nhiệt đới, núi đá vôi/khoáng, hệ sinh thái biển và ven biển; với hơn 100 loài chim và hơn 10% các loài thực vật của Việt Nam có tính đặc hữu. Việc triển khai, tăng cương công tác quản lý,bảo tồn, bảo vệ các khu BTTN là cơ hội để nước ta tiếp tục nỗ lực hơn nữa nhằm khôi phục những hệ sinh thái đang mất đi và bảo tồn những hệ sinh thái hiện tại của Việt Nam.

 

 

Hoàng Ngân

 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline