Hotline: 0941068156

Thứ tư, 05/02/2025 19:02

Tin nóng

Hành động quyết liệt để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên

Chậm nhất đến năm 2031 phải hoàn thành Nhà máy điện hạt nhân

Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Giám sát chặt chẽ các địa phương thực hiện có hiệu quả phong trào trồng cây

Hàng nghìn người đi lễ đền Trần ngày Mùng 2 Tết

[Tết trồng cây Xuân Ất Tỵ 2025] Các địa phương cần tổ chức thiết thực, hiệu quả

Chào năm mới Ất Tỵ 2025

Người dân ùn ùn đổ về trung tâm xem bắn pháo hoa đón Giao thừa

Hà Nội dừng trình diễn drone trong đêm đón Giao thừa Tết Ất Tỵ

Hà Nội tổ chức 30 điểm bắn pháo hoa đêm Giao thừa

Giấy phép khai thác khoáng sản lòng sông phải thể hiện thời gian được phép hoạt động khai thác

Kiểm tra, xử lý nghiêm vi phạm ATTP dịp Tết Nguyên đán và Lễ hội xuân 2025

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ tư, 05/02/2025

Tăng cường chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới thông minh

Thứ ba, 24/12/2024 06:12

TMO - Tỉnh Bắc Kạn đã tập trung đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ mới trong sinh hoạt, sản xuất để phát triển nông thôn, hình thành nên những vùng quê đáng sống. Từ đó nâng cao đời sống, tinh thần cho người dân địa phương.

Xác định chuyển đổi số nhiệm vụ trọng tâm giúp rút ngắn khoảng cách phát triển, thời gian qua, tỉnh Bắc Kạn đã có nhiều nỗ lực triển khai lĩnh vực này. Đặc biệt đối với vùng nông thôn, tỉnh đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách đi đôi với thực hiện các giải pháp cụ thể. Đồng thời, triển khai nhiều mô hình, cách làm để hướng dẫn, nhân rộng, tạo phong trào chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới.

Tỉnh cũng hỗ trợ, khuyến khích người dân trang bị, sử dụng điện thoại thông minh trong sử dụng dịch vụ công trực tuyến và các ứng dụng thông minh, thanh toán không dùng tiền mặt; tiếp cận, đưa các sản phẩm OCOP, nông sản lên các sàn thương mại điện tử…

Cụ thể, tỉnh Bắc Kạn đã dành nhiều nguồn lực để đầu tư nâng cấp hạ tầng viễn thông tại các xã, phường, thị trấn nhằm bảo đảm hoạt động thông tin liên lạc thông suốt. Chính quyền cấp cơ sở cũng được bổ sung, nâng cấp hệ thống thiết bị công nghệ thông tin, máy tính để bảo đảm cấu hình, yêu cầu của thiết bị phục vụ triển khai các ứng dụng cho cán bộ, công chức.

Đến nay, 100% xã, phường, thị trấn và 97% (1.250/1.292) thôn, bản được phủ sóng di động. Tổng số thuê bao điện thoại là 355.492 thuê bao; số thuê bao điện thoại thông minh (smartphone) đạt 293.080 thuê bao (chiếm 89.9% dân số); mật độ thuê bao điện thoại đạt 100,9 thuê bao/100 dân; số thuê bao truy nhập Internet băng rộng (bao gồm di động và cố định FTTH) đạt 366.897 thuê bao (đạt tỷ lệ 112% dân số).

Tỷ lệ hộ gia đình có băng rộng cáp quang đạt 71%; Bắt đầu từ năm 2023, tỉnh lựa chọn 8 xã, phường thực hiện thí điểm chuyển đổi số. Các xã điểm được Sở Thông tin và Truyền thông cùng 8 sở, ngành, 4 doanh nghiệp bưu chính-viễn thông và UBND các huyện, thành phố hỗ trợ với nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực như: Rà soát, hoàn thiện lại hệ thống mạng LAN, thiết bị CNTT; chứng thư số chuyên dùng phục vụ việc ký số điện tử cho cán bộ, công chức, trong đó tập trung là cán bộ công chức bộ phận 1 cửa để số hoá hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính theo quy định, mua sắm máy tính/máy scan cho bộ phận 1 cửa từ nguồn kinh phí UBND tỉnh giao.

Lắp đặt điểm wifi công cộng, tập trung tại bộ phận 1 cửa để phục vụ người dân, doanh nghiệp đến giao dịch hoặc các khu vực nhiều cửa hàng mua bán, cấp phát điện thoại thông minh; tổ chức Ngày hội chuyển đổi số; triển khai mô hình Chợ 4.0; tư vấn, hỗ trợ các hợp tác xã thúc đẩy hoạt động bán hàng online, bán hàng trên các sàn thương mại điện tử.

Hoạt động đã mang lại hiệu quả tích cực cho các đơn vị địa phương, thay đổi đáng kể nhận thức và tạo nên làn sóng chuyển đổi số trên nhiều lĩnh vực. Qua đó, mang lại những thay đổi trong triển khai xây dựng chính quyền số, phát triển kinh tế số, thúc đẩy xã hội số tại địa phương. Đặc biệt, tỉnh phát động chương trình quyên góp ủng hộ điện thoại thông minh cho người dân trưởng thành tại  8 xã, phường thí điểm chuyển đổi số.

Điện thoại thông minh hỗ trợ cho người dân được cài đặt, cập nhật đầy đủ các tính năng, ứng dụng cơ bản, đáp ứng tra cứu thông tin liên lạc nhanh chóng và trực quan; cập nhật thông tin nhanh chóng, sử dụng làm phương tiện nộp hồ sơ thủ tục hành chính trực tuyến thông qua các dịch vụ công trực tuyến của tỉnh và thanh toán trực tuyến tiện lợi, sử dụng ứng dụng chữ ký số công cộng và các ứng dụng số thông minh, tham gia mua bán trực tuyến và làm phương tiện học tập, làm việc từ xa hiệu quả, qua đó sử dụng được dịch vụ viễn thông 3G/4G góp phần xây dựng chính quyền số và đảm bảo an toàn thông tin cá nhân trên môi trường số. Trong năm 2024, UBND tỉnh chủ trương duy trì và nhân rộng mô hình xã điểm chuyển đổi số tại 11 xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh nhằm tiếp tục phát huy những hiệu quả đạt được trong mô hình chuyển đổi số cấp xã của năm 2023.

Chuyển đổi số đã giúp người dân Bắc Kạn thuận lợi hơn trong giải quyết thủ tục hành chính. (Ảnh minh hoạ). 

Các xã được chọn làm điểm mô hình chuyển đổi số tiếp tục được các sở ngành hỗ trợ về cơ sở vật chất, hạ tầng, đào tạo bồi dưỡng nâng cao kiến thức kỹ năng cho người dân trong chuyển đổi số. Nhằm tập trung nguồn lực, thực hiện đồng bộ các nhóm nội dung, giải pháp về chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, tháng 10/2023, tỉnh Bắc Kạn đã ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2023- 2025. Cụ thể hóa kế hoạch này, cuối năm 2023, Ngành Nông nghiệp tỉnh đã lựa chọn 2 hợp tác xã để triển khai thí điểm mô hình chuyển đổi số trong lĩnh vực trồng trọt tại một số Hợp tác xã (HTX) trên địa bàn xã Hiệp Lực, huyện Ngân Sơn và HTX trên địa bàn xã Nam Cường, huyện Chợ Đồn.

Đây đều là những HTX phát triển nông nghiệp theo hướng liên kết và xây dựng hệ thống sản xuất khép kín từ giống đến bao tiêu sản phẩm nông nghiệp. Sau một thời gian hoạt động, 2 HTX này đều đã đạt những thành tựu đáng kể. Hiện cả hai HTX này đều đang mở rộng diện tích trồng các loại cây như bí xanh, dưa lưới, dâu tây trên địa bàn và các xã lân cận. Trên cơ sở khảo sát thực tế, Ngành Nông nghiệp đã hỗ trợ lắp đặt cho HTX hệ thống các thiết bị hiện đại như Bộ điều khiển IOT, quạt  đảo (kiểm soát độ ẩm), hệ làm mát (cooling Par), đèn led bổ sung ánh sáng, hệ thống tưới tự động (phun sương, nhỏ giọt)...

Sau khi được lắp đặt và đưa vào hoạt động, hệ thống thiết bị hiện đại đã góp phần đẩy mạnh chuyển đổi số trong sản xuất của các hợp tác xã theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, góp phần bước đầu hình thành khu sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, ổn định chất lượng sản phẩm, gia tăng giá trị và khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Song song với việc nâng cao chất lượng cây trồng, hai HTX cũng chú trọng chuyển đổi số trong khâu quảng bá và tiêu thụ sản phẩm, với nhiều hình thức bán sản phẩm qua mạng xã hội, các sàn thương mại điện tử.

Đồng thời từng bước thử nghiệm phát triển sản xuất gắn với du lịch nông thôn, qua đó mang lại hướng đi mới mẻ cho các hợp tác xã khác trong tỉnh. Trong năm 2024, Ngành Nông nghiệp Bắc Kạn tiếp tục khảo sát và hỗ trợ các HTX nông nghiệp khác của tỉnh ứng dụng công nghệ trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

Thời gian tới, tỉnh Bắc Kạn tiếp tục xây dựng các mô hình thí điểm xã nông thôn mới thông minh theo lĩnh vực nổi trội để tập trung chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện. Xây dựng mô hình nông thôn thông minh đáp ứng các tiêu chí thuộc Bộ tiêu chí xã nông thôn mới kiểu mẫu tỉnh Bắc Kạn.

Đồng thời, đẩy mạnh quá trình số hóa, xây dựng bản đồ số nông nghiệp nông thôn, tạo lập cơ sở dữ liệu, thực hiện quản lý thông tin, quản lý mã số vùng nguyên liệu, truy xuất nguồn gốc đối với các sản phẩm nông nghiệp, nông thôn chủ lực.

Thực tế cho thấy, chuyển đổi số đã từng bước hình thành nông thôn mới thông minh, nâng cao hiệu quả hoạt động của cộng đồng, góp phần xây dựng nông thôn mới Bắc Kạn đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững.

 

Lê Thao

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline