Hotline: 0941068156

Thứ tư, 05/02/2025 13:02

Tin nóng

Chậm nhất đến năm 2031 phải hoàn thành Nhà máy điện hạt nhân

Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Giám sát chặt chẽ các địa phương thực hiện có hiệu quả phong trào trồng cây

Hàng nghìn người đi lễ đền Trần ngày Mùng 2 Tết

[Tết trồng cây Xuân Ất Tỵ 2025] Các địa phương cần tổ chức thiết thực, hiệu quả

Chào năm mới Ất Tỵ 2025

Người dân ùn ùn đổ về trung tâm xem bắn pháo hoa đón Giao thừa

Hà Nội dừng trình diễn drone trong đêm đón Giao thừa Tết Ất Tỵ

Hà Nội tổ chức 30 điểm bắn pháo hoa đêm Giao thừa

Giấy phép khai thác khoáng sản lòng sông phải thể hiện thời gian được phép hoạt động khai thác

Kiểm tra, xử lý nghiêm vi phạm ATTP dịp Tết Nguyên đán và Lễ hội xuân 2025

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Thứ tư, 05/02/2025

Tăng cường bảo vệ các vùng đất ngập nước

Thứ ba, 04/02/2025 06:02

TMO - Vùng đất ngập nước ở Việt Nam đang góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội. Tuy nhiên, chất lượng đa dạng sinh học của các hệ sinh thái đất ngập nước đang đối mặt với nguy cơ suy thoái. Do đó, cần đẩy mạnh, tăng cường bảo vệ các vùng đất ngập nước góp phần phát triển bền vững kinh tế - xã hội, lưu trữ carbon, ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường…

Không chỉ có chức năng và vai trò đặc biệt đối với sự phát triển của quốc gia, vùng đất ngập nước còn là nguồn sinh kế của cộng đồng người dân địa phương. Tuy nhiên, đây cũng là khu vực dễ bị tổn thương khi phát triển kinh tế quá mức gây ô nhiễm môi trường và khai thác tận diệt. Để bảo tồn và sử dụng bền vững vùng đất ngập nước, những năm qua, Việt Nam đã rất nỗ lực trong xây dựng hệ thống thể chế, chính sách và triển khai nhiều hành động thực tiễn. Theo Cục Bảo tồn thiên nhiên và Đa dạng sinh học (Bộ Tài nguyên và Môi trường), tổng diện tích đất ngập nước của Việt Nam khoảng 11,85 triệu ha, chiếm 37% tổng diện tích đất tự nhiên của cả nước.

Các hoạt động hướng đến mục tiêu nhấn mạnh sự chung tay góp sức của cộng đồng bảo vệ các hệ sinh thái đất ngập nước để tất cả mọi người có thể tiếp tục hưởng lợi từ các dịch vụ mà đất ngập nước cung cấp. Đất ngập nước có vai trò quan trọng đối với con người và thiên nhiên bởi nó có thể lọc các chất độc hại; lưu trữ carbon giúp chống lại tác động của biến đổi khí hậu; giảm thiểu các tác động tiêu cực trong điều kiện thời tiết cực đoan; lưu trữ nước mưa, nước chảy tràn khi bão giúp giảm lũ lụt và hỗ trợ nước khi hạn hán; là môi trường sống của hơn 100 nghìn loài sinh vật; nguồn cung cấp thức ăn và tạo nguồn sinh kế cho con người.

Tại Việt Nam, Tây Nguyên là vùng có diện tích đất ngập nước nhỏ nhất, chỉ chiếm 3%, lớn nhất là Đồng bằng sông Cửu Long chiếm gần 49%. Đất ngập nước ở Việt Nam được phân thành 2 nhóm với 26 kiểu, gồm đất ngập nước nhân tạo, tự nhiên (nội địa và ven biển). Đất ngập nước nhân tạo chiếm tỷ lệ lớn nhất, tới 72% tổng diện tích đất ngập nước, trong đó riêng đất trồng lúa chiếm 67%, đất ngập nước ven biển 18%, còn lại 10% là đất ngập nước nội địa. Các dòng sông tạo nên vùng đồng bằng châu thổ rộng lớn và phì nhiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp như Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long. Các vùng đất ngập nước ven biển cung cấp nguồn lợi thủy sản cho nhiều cộng đồng dân cư từ nhiều đời nay.

Các hệ sinh thái đất ngập nước còn có vai trò điều hòa môi trường, chống lại tác động của biến đổi khí hậu… (Ảnh minh hoạ). 

Cùng với giá trị kinh tế không nhỏ, các hệ sinh thái đất ngập nước còn có vai trò điều hòa môi trường, hỗ trợ chống lại các tác động của thiên tai và biến đổi khí hậu; là nguồn cội của nhiều giá trị lịch sử, văn hóa lâu đời trong cộng đồng dân cư. Công ước về các vùng đất ngập nước (Công ước Ramsar) ra đời năm 1971 với sứ mệnh “bảo tồn và sử dụng khôn khéo các vùng đất ngập nước thông qua các hành động của địa phương, khu vực, quốc gia và hợp tác quốc tế nhằm góp phần đạt được mục tiêu phát triển bền vững trên toàn thế giới.”

Việt Nam đã phê chuẩn, trở thành thành viên thứ 50 của Công ước Ramsar từ năm 1989 và là nước đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á tham gia Công ước. Sau 36 năm tham gia Công ước Ramsar, Việt Nam đã có 9 khu bảo tồn được công nhận là vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế (khu Ramsar) với tổng diện tích hơn 120 nghìn ha bao gồm: 7 vườn quốc gia (Xuân Thủy, Nam Định; Ba Bể, Bắc Kạn; Bầu Sấu-Cát Tiên, Đồng Nai; Tràm Chim, Đồng Tháp; Mũi Cà Mau, Cà Mau; Côn Đảo, Bà Rịa-Vũng Tàu; U Minh Thượng, Kiên Giang) và 2 Khu bảo tồn thiên nhiên (Láng Sen, Long An và Vân Long, Ninh Bình). Đến nay, 23 tỉnh, thành phố đã có quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học và xác định rõ nhiều vùng đất ngập nước quan trọng cần được bảo vệ, quản lý dưới hình thức khu bảo tồn.

Tổng cộng có 47 khu đất ngập nước quan trọng được đưa vào Quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 theo Quyết định số 45/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 8/1/2014. Hưởng ứng Ngày Đất ngập nước thế giới năm 2025, Bộ Tài nguyên và Môi trường có Văn bản số 559/BTNMT-BTĐD gửi các bộ, cơ quan ngang bộ và cơ quan thuộc Chính phủ; cơ quan Trung ương của các ban, ngành và đoàn thể; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đề nghị tăng cường truyền thông, giáo dục và nâng cao nhận thức về giá trị và tầm quan trọng của các vùng đất ngập nước đối với sự sống của con người và thiên nhiên, các mối đe dọa tác động ảnh hưởng đến hệ sinh thái đất ngập nước.

Đồng thời lồng ghép nội dung bảo vệ, sử dụng bền vững đất ngập nước vào các chương trình giáo dục; kêu gọi mọi người dân cùng cam kết bảo vệ, sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước, tăng cường quản lý, phục hồi các hệ sinh thái đất ngập nước bị suy thoái. Các ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương thúc đẩy việc triển khai các quy định pháp luật về bảo tồn và sử dụng bền vững đất ngập nước; tiếp tục thực hiện hiệu quả Kế hoạch hành động quốc gia về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước giai đoạn 2021-2030 và tích hợp nội dung về bảo vệ giá trị đất ngập nước, quản lý, phục hồi và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước vào các chương trình, quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển của bộ, ngành và địa phương.

Vùng đất ngập nước còn tạo sinh kế cho người dân trong khu vực. (Ảnh minh hoạ). 

Cùng với đó đẩy mạnh các giải pháp dựa vào thiên nhiên, dựa vào cộng đồng, tiếp cận hệ sinh thái nhằm ba vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, các biện pháp thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu đối với các vùng đất ngập nước.

Bên cạnh đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đề nghị các ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương xây dựng và vận hành hệ thống cơ sở dữ liệu và cơ chế chia sẻ, trao đổi và quản lý thông tin về đất ngập nước; tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ; huy động và đa dạng hóa các nguồn lực, tăng cường hợp tác quốc tế và thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng nhằm quản lý, bảo tồn hiệu quả các vùng đất ngập nước trên địa bàn. Trong nhiều năm qua, công tác quản lý đất ngập nước ở Việt Nam đặt mục tiêu bảo tồn, phát triển bền vững cũng như duy trì đặc tính sinh thái của hệ sinh thái đất ngập nước; trong đó tập trung cho các vùng đất ngập nước có hệ sinh thái đặc thù, đa dạng sinh học cao, có chức năng duy trì nguồn nước và cân bằng sinh thái, có tầm quan trọng quốc tế, quốc gia.

Nghị định số 109/2003/NĐ-CP ngày 23/9/2003 là văn bản pháp lý đầu tiên quy định trực tiếp công tác bảo tồn, sử dụng bền vững đất ngập nước, góp phần thực hiện hiệu quả cam kết của Việt Nam là quốc gia thành viên Công ước Ramsar. Tháng 6/2021, Việt Nam thành lập Mạng lưới các khu Ramsar Việt Nam với thành viên là Sở Tài nguyên và Môi trường các địa phương có khu Ramsar và Ban quản lý các khu bảo tồn được công nhận khu Ramsar trong nước.

Tháng 11/2021, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quyết định số 1975/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước giai đoạn 2021-2030 với mục tiêu bảo tồn, sử dụng bền vững đa dạng sinh học và dịch vụ hệ sinh thái của các vùng đất ngập nước, góp phần phát triển bền vững kinh tế-xã hội, ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học và thực hiện các nghĩa vụ của quốc gia thành viên Công ước về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế.

Thời gian qua, việc bảo tồn và sử dụng các vùng đất ngập nước có ý nghĩa quan trọng trên toàn quốc. Năng lực và trang thiết bị cho các tổ chức, cá nhân làm công tác bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước quan trọng cũng được tăng cường. Trong những năm qua, vùng đất ngập nước đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu. Theo đó, vùng đất ngập nước góp phần cung cấp lương thực, thủy sản cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu nước ngoài.

Trong bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu, các vùng đất ngập nước làm tăng khả năng chống chịu của cộng đồng đối với thiệt hại do bão lụt và các hiện tượng cực đoan gây ra. Nhiều loại đất ngập nước như rừng ngập mặn, bãi cạn, rừng san hô và than bùn ven biển tạo thành những vùng đệm tự nhiên giúp chống lại các tác động của thời tiết, sạt lở và suy thoái ở nhiều khu vực. Từ đó ứng phó với biến đổi khí hậu và tạo sinh kế bền vững cho con người.

 

 

Khánh An

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline