Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 19/04/2024 23:04

Tin nóng

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Sôi nổi hoạt động 'Cây Di sản Việt Nam'

Thứ sáu, 19/04/2024

Tái chế chất thải nhựa thành các sản phẩm hữu dụng

Thứ ba, 18/10/2022 07:10

TMO - Trước những thách thức về môi trường từ chất thải nhựa Siliconized PET, nhóm sinh viên liên ngành thuộc khoa Hóa và khoa Điện, Trường Đại học Bách Khoa, Đại học Đà Nẵng đã nghiên cứu tìm ra giải phải tái chế chất thải trên thành các sản phẩm hữu ích, góp phần giảm tác hại môi trường do chất thải này gây ra.

Trải qua gần 2 tháng kể từ lúc thành lập nhóm cho đến lúc lên ý tưởng thực hiện đề tài “Tái chế nhựa Siliconized PET trong các ngành công nghiệp điện tử”, nhóm sinh đã tập trung nghiên cứu để tìm ra giải pháp bền vững nhằm tái chế nhựa Siliconized PET. Trong các ý tưởng được thực hiện nhóm đã tìm ra được một giải pháp hữu ích và bền vững đó là tái chế nhựa Siliconized PET thành hỗn hợp sử dụng trong các sản phẩm gia dụng. 

Chất thải nhựa Siliconized PET sử dụng trong ngành công nghiệp điện tử đã và đang gây ra vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng tại Việt Nam do chủ yếu được xử lý bằng phương pháp đốt hoặc chôn lấp. Xác định được thực trạng trên, đề tài trên nhằm tìm ra giải pháp tối ưu hơn, hiệu quả hơn để vừa có thể giải quyết được vấn đề rác thải nhựa Si-PET, vừa có thể tận dụng chúng để tái chế thành một sản phẩm hữu ích hơn.

Đề tài tái chế chất thải nhựa Siliconized PET thành sản phẩm gia dụng của nhóm sinh viên đã xuất sắc giành được giải thưởng cao 

Ban đầu, nhóm thu gom Si-PET về, làm sạch và cắt nhỏ. Số Si-PET đã làm sạch được nấu và đưa vào khuôn hình. Khi nhựa đã chảy đều trên khuôn, nhóm cho thêm tác nhân gia cường như sợi thủy tinh với một số lượng phù hợp. Sau đó đem ép hỗn hợp nhựa chảy trong khuôn đã bổ sung sợi thủy tinh dưới một máy ép nhiệt.

Sản phẩm cuối cùng thu được sau tái chế có đủ độ bền, chịu lực tốt và bảo đảm an toàn để sử dụng trong gia đình. Bằng cách này, bài toán về rác thải Si-PET được giải quyết giúp giảm tải tình trạng ô nhiễm môi trường, sản phẩm thu được có thể tái sử dụng. 

Với cách thể hiện sáng tạo, đầy thuyết phục tại Vòng Chung Kết và trưng bày sản phẩm cuộc thi Dự án Đổi mới Sáng tạo Kỹ thuật eProjects được tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh vào cuối tháng 9 vừa qua, nhóm sinh viên đã xuất sắc giành cú đúp với giải thưởng sáng tạo “Trình bày dự án xuất sắc nhất” và “Poster xuất sắc nhất” dựa theo số lượng bình chọn của người tham dự cho dự án. 

Chia sẻ sau cuộc thi, nhóm sinh viên cho biết: “Đề tài Recyclability of Siliconized PET used in electronics industry (Khả năng tái chế của Siliconized PET được sử dụng trong ngành công nghiệp điện tử) của nhóm tuy khá mới lạ nhưng vẫn mang tính cấp thiết, đặc biệt là đối với những quốc gia đang là thị trường tiềm năng cho ngành công nghiệp điện tử như Việt Nam. Từ giai đoạn triển khai ý tưởng cho đến vòng thi chung kết, chúng em đều nhận được những sự trợ giúp và tư vấn vô cùng có tâm và hữu ích từ phía doanh nghiệp và thầy cô.”

EProjects là chương trình đổi mới sáng tạo kỹ thuật, trong đó giảng viên và mentor đến từ doanh nghiệp hướng dẫn nhóm sinh viên giải quyết vấn đề thông qua các dự án. Trong quá trình tham gia, sinh viên sẽ học được các kỹ năng cứng như: thiết kế, xây dựng, thử nghiệm mẫu cùng với các kỹ năng mềm như làm việc nhóm và quản lý dự án.

Từ đó, sinh viên có thể học được nhiều kiến thức, kỹ năng và tự tin hơn trong quá trình trở thành kỹ sư chuyên nghiệp trong tương lai. Trong những năm qua, eProjects đã thúc đẩy hợp tác giữa trường đại học và doanh nghiệp thông qua chương trình BUILD-IT (Dự án Thúc đẩy hợp tác Trường Đại học - Doanh nghiệp thông qua Đổi mới và Công nghệ). Đây là chương trình do Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và Chương trình STEM của Dow Việt Nam tài trợ.

 

 

Đặng Văn

(Phóng viên tại Đà Nẵng) 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline