Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 03/05/2024 01:05

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 03/05/2024

Sơn La phát triển chuỗi cung ứng nông, thủy sản an toàn

Thứ hai, 01/04/2024 07:04

TMO - Tỉnh Sơn La tiếp tục duy trì và phát triển ổn định các chuỗi cung ứng thực phẩm nông, thủy sản an toàn được cơ quan có thẩm quyền xác nhận. Phấn đấu phát triển diện tích, sản lượng nông, thủy sản thực phẩm an toàn áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt VietGAP, GlobalGAP và các tiêu chuẩn tương tự.   

Thời gian qua, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sơn La, UBND các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Sơn La đã phối hợp tuyên truyền quảng bá, giới thiệu sản phẩm trên phương tiện thông tin đại chúng; thông qua công tác kiểm tra, thẩm định tiến hành lồng ghép nội dung tuyên truyền, phổ biến về các hành vi bị cấm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm, vận động, hướng dẫn nhân dân phát triển sản xuất theo hướng an toàn, tạo được sự đồng thuận và nâng cao nhận thức của nhân dân trong việc thực hiện chủ trương của tỉnh, của huyện về phát triển các chuỗi cung ứng nông, thủy sản an toàn. 

Trong quý I/2024, tiếp tục duy trì 280 chuỗi cung ứng nông sản, thủy sản an toàn trong đó: trong đó: 38 chuỗi rau an toàn, diện tích 318 ha, sản lượng 12.646 tấn/năm; 175 chuỗi quả an toàn (xoài, nhãn, mận, chanh leo, bơ, cam, bưởi, dâu tây, thanh long...) diện tích 4.226 ha, sản lượng 48.484 tấn/năm; 05 chuỗi cà phê diện tích 2160 ha, sản lượng 4.518 tấn/năm; 10 chuỗi chè diện tích 544 ha, sản lượng 7.535 tấn/năm; 02 chuỗi gạo diện tích 130 ha, sản lượng 1.930 tấn/năm.

Bên cạnh đó, địa phương này tiếp tục duy trì 04 chuỗi thịt lợn quy mô 35.000 con, sản lượng 4.350 tấn/năm; 03 chuỗi thịt gà an toàn quy mô 62.500 con, sản lượng 80 tấn/năm; 07 chuỗi mật ong an toàn với số lượng 6.854 đàn ong, sản lượng 438 tấn/năm; 21 chuỗi thủy sản nuôi 2.939 lồng bè trên lòng hồ thủy điện Sơn La, sản lượng 1.743 tấn/năm; 02 chuỗi thịt hun khói với sản lượng 3 tấn/năm; 11 chuỗi chế biến nông sản, thuỷ sản an toàn sản lượng 468 tấn/năm; 02 chuỗi kinh doanh nông sản, sản lượng 165 tấn/năm.

Các địa phương tập trung nâng cao chất lượng nông sản cung ứng cho thị trường. Ảnh: ND. 

Trong quý I/2024, toàn tỉnh đã cấp được 06 mã số vùng trồng nâng tổng số lên 300 mã số trong đó: 07 mã số vùng trồng lĩnh vực trồng trọt diện tích 96,2 ha; 293 mã số vùng trồng xuất khẩu, đang duy trì 211 mã số với diện tích 3.085,05 ha, thu hồi 82 mã số do không đáp ứng điều kiện mã số vùng trồng diện tích 56 ha. Trong 211 mã số vùng trồng xuất khẩu đang duy trì có: 126 mã số xuất khẩu sang Trung Quốc, 31 mã số xuất khẩu sang Hoa Kỳ, 39 mã số xuất khẩu sang Úc, 9 mã số xuất sang Newziland, 03 mã số EU, 03 mã số sang các thị trường khác. Trên các loại cây trồng: Xoài 76 mã số, nhãn 107 mã số, chuối 16 mã số, mận 5 mã số, mắc ca 1 mã số, thanh long 2 mã số, chanh leo 4 mã số. Tính đến nay các cơ sở đóng gói đã được cấp 43 mã số, hiện đang duy trì 10 mã số, thu hồi 33 mã số do không đáp ứng điều kiện cơ sở đóng gói.

Các ngành chức năng tỉnh tiếp tục phối hợp xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý bảo hộ các sản phẩm nông sản được tỉnh quan tâm triển khai thực hiện, tính đến nay đã có 27 sản phẩm được cấp bảo hộ nhãn hiệu mang địa danh của tỉnh, trong đó: 12 sản phẩm quả,; 05 sản phẩm chè; 01 nhãn hiệu chứng nhận rau an toàn Mộc Châu; 01 nhãn hiệu chứng nhận rau an toàn Vân Hồ; 01 nhãn hiệu chứng nhận lúa nếp tan Mường Và; 01 chỉ dẫn địa lý cà phê; 01 nhãn hiệu tập thể sản phẩm khoai sọ Thuận Châu; 02 nhãn hiệu chứng nhận sản phẩm cá (cá tầm Sơn La, cá Sông Đà Sơn La); 01 nhãn hiệu chứng nhận sản phẩm chuối Yên Châu; 01 nhãn hiệu chứng nhận mía tím Sông Mã; 01 nhãn hiệu chứng nhận gạo Phù Yên, tỉnh Sơn La.

Tỉnh tiếp tục duy trì, củng cố 280 chuỗi hiện có, tập trung sản xuất sản phẩm hàng hóa đa dạng, phong phú, bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm phục vụ thị trường trong tỉnh, trong nước và xuất khẩu. 

Trong thời gian tới, tỉnh Sơn La tiếp tục duy trì, củng cố 280 chuỗi hiện có, tập trung sản xuất sản phẩm hàng hóa đa dạng, phong phú, bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm phục vụ thị trường trong tỉnh, trong nước và xuất khẩu. Lựa chọn, hướng dẫn, hỗ trợ 28 doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã xây dựng vùng sản xuất tập trung áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt được. Tổ chức chứng nhận thẩm định, cấp giấy chứng nhận  VietGAP, GlobalGAP hoặc tiêu chuẩn tương tự; hỗ trợ liên kết sản xuất, cung ứng, tiêu thụ nông sản, thủy sản an toàn được cấp Giấy xác nhận sản phẩm chuỗi.

Hỗ trợ xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý và đăng kí mã số, mã vạch sản phẩm. Tiếp tục hỗ trợ truyền thông, quảng bá, xúc tiến thương mại, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn trên phương tiện thông tin đại chúng và các hình thức phù hợp. Hỗ trợ các hợp tác xã, doanh nghiệp tham gia chuỗi cung ứng nông sản, thủy sản an toàn mua bao bì đóng gói sản phẩm đưa đi tiêu thụ. Kiểm tra, thẩm định điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm các cơ sở tham gia chuỗi thực phẩm an toàn, trong quá trình kiểm tra lấy mẫu sản phẩm chuỗi cung ứng nông sản, thủy sản để kiểm nghiệm các chỉ tiêu an toàn thực phẩm theo quy định.

Đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu, phát triển thị trường sản phẩm nông sản, thủy sản an toàn: Hỗ trợ xây dựng các phóng sự, chuyên mục, tin, bài, clip tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá các chuỗi cung ứng thực phẩm nông sản, thủy sản an toàn tỉnh Sơn La phát trên phương tiện thông tin đại chúng. Giới thiệu, quảng bá sản phẩm tại hội chợ, triển lãm: Hướng dẫn, hỗ trợ hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, doanh nghiệp tham gia các phiên chợ, hội chợ, triển lãm, tuần hàng, hội nghị, hội thảo kết nối giao thương, giới thiệu, quảng bá, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm chuỗi cung ứng nông sản, thủy sản thực phẩm an toàn.

Chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn được hiểu là việc liên kết kiểm soát tất cả các khâu từ sản xuất ban đầu đến tiêu thụ sản phẩm như trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt đến thu gom, sơ chế, giết mổ, chế biến, đóng gói, vận chuyển và phân phối tiêu thụ sản phẩm. Tất cả các công đoạn đều áp dụng chương trình quản lý chất lượng theo kiểm soát mối nguy an toàn thực phẩm toàn bộ chuỗi, bảo đảm truy xuất nguồn gốc, có cam kết về đảm bảo an toàn.

Xây dựng, phát triển các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn sẽ góp phần tăng nguồn cung và từng bước đáp ứng nhu cầu tiêu thụ sản phẩm an toàn của người dân, từ đó nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, tạo điều kiện thúc đẩy nông nghiệp hàng hóa phát triển. Chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn tạo nên mô hình khép kín từ sản xuất đến tiêu thụ, được quản lý chặt chẽ bởi cơ quan chức năng và các bên tham gia đều được hưởng lợi ích. Trong chuỗi này, các đơn vị sản xuất sẽ được bảo đảm đầu ra cho nông sản, tránh được rủi ro trước biến động của thị trường, các đơn vị kinh doanh có được niềm tin từ người tiêu dùng dựa trên những cam kết, chứng nhận về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm đã được cơ quan quản lý Nhà nước kiểm định, cấp chứng nhận.

Năm 2023, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp 39 giấy xác nhận sản phẩm chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, đến nay toàn tỉnh đã xây dựng duy trì, phát triển 280 chuỗi hoàn thành 100% theo Kế hoạch số 217/KH-UBND ngày 05/9/2022 của UBND tỉnh Sơn La về phát triển chuỗi cung ứng thực phẩm nông sản, thủy sản an toàn tỉnh Sơn La trong đó: 38 chuỗi rau an toàn, diện tích 318 ha, sản lượng 12.646 tấn/năm; 175 chuỗi quả an toàn (xoài, nhãn, mận, chanh leo, bơ, cam, bưởi, dâu tây, thanh long...) diện tích 4.226 ha, sản lượng 48.484 tấn/năm; 05 chuỗi cà phê diện tích 2.160 ha, sản lượng 4.518 tấn/năm; 10 chuỗi chè diện tích 544 ha, sản lượng 7.535 tấn/năm; 02 chuỗi gạo diện tích 130 ha, sản lượng 1.930 tấn/năm.

 

 

Thu Hường 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline