Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 23/11/2024 09:11

Tin nóng

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Bão giật cấp 17 có thể suy yếu khi gần bờ

Theo dõi chặt chẽ, triển khai các biện pháp ứng phó bão Yinxing

Tiểu vùng Mekong mở rộng: Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo với 3 trụ cột

Bão giật cấp 17 sắp vào Biển Đông

Trong 10 tháng, thiên tai gây thiệt hại trên 78 nghìn tỷ đồng

Việt Nam – UAE: Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế thương mại, văn hóa xã hội

Quảng Nam: Bão số 6 áp sát gây mưa lớn, gió giật cấp 10

Cảnh báo nguy cơ mưa lớn khu vực miền Trung do bão Trà Mi

Quảng Ngãi: Cấm biển từ 10h ngày hôm nay ứng phó bão Trà Mi

Theo dõi sát diễn biến của bão Trà Mi

Phấn đấu tăng trưởng GDP giai đoạn 2026-2030 bình quân khoảng 7,5-8,5%

Thứ bảy, 23/11/2024

Số hóa di tích góp phần quảng bá du lịch địa phương

Thứ năm, 12/09/2024 08:09

TMO - Di tích lịch sử có giá trị quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội của mỗi địa phương. Với mục tiêu bảo tồn và quảng bá rộng rãi các điểm di tích lịch sử đến với người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ, tỉnh Hà Nam đã tích cực ứng dụng công nghệ số trong “số hoá địa chỉ đỏ”. 

Thông tin từ Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, tính đến năm 2023 Hà Nam có 230 di tích được xếp hạng, trong đó có 2 di tích quốc gia được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt (chùa Đọi Sơn và đền Trần Thương), 95 di tích cấp quốc gia và 133 di tích cấp tỉnh.

Để giúp người dân, đặc biệt là các thế hệ trẻ, các đoàn viên thanh niên thể dễ dàng hơn trong tiếp cận và tìm hiểu những di tích lịch sử cách mạng, tỉnh Hà Nam đã phối hợp với các ngành thực hiện số hóa các tài liệu, hiện vật, thông tin về các địa danh lịch sử, địa chỉ đỏ. Các công trình này nhằm tuyên truyền, quảng bá giá trị văn hóa tại các địa chỉ đỏ, di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn và thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực văn hóa.

Đây được cho là một trong những giải pháp hiệu quả giúp nâng cao nhận thức, tư tưởng cho thế hệ trẻ và các tầng lớp nhân dân. Đơn cử như tại “địa chỉ đỏ” - Nhà truyền thống cách mạng xã Trác Văn, thị xã Duy Tiên vốn là khu Văn chỉ có đền thờ Khổng Tử, sau được xây dựng thành Trường Tổng Sư thuộc thôn Tường Thụy 2, xã Trác Văn. Cuối tháng 11/1929, Chi bộ Đông Dương Cộng sản Đảng tiền thân của Đảng bộ thị xã Duy Tiên ngày nay được thành lập tại ngôi trường này.

Việc thành lập Chi bộ Đông Dương Cộng sản Đảng diễn ra tại Trường Tổng Sư trong khuôn viên đền Đệ Tứ là dấu mốc quan trọng trong lịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân Duy Tiên nói riêng, tỉnh Hà Nam nói chung. Đây là chi bộ tiền thân của Đảng bộ thị xã Duy Tiên ngày nay.

Nhằm giáo dục lòng tự hào về truyền thống cách mạng của quê hương cho các tầng lớp nhân dân nhất là với thế hệ trẻ, ngôi Trường Tổng Sư làng Tường Thụy được sửa sang, tôn tạo thành “Nhà truyền thống cách mạng”. Nhà truyền thống cách mạng xã Trác Văn là một điểm đến - một địa chỉ đỏ có ý nghĩa to lớn, nhằm giữ gìn và bồi đắp truyền thống cách mạng của Đảng bộ, nhân dân thị xã Duy Tiên cũng như Đảng bộ, nhân dân xã Trác Văn.

Lãnh đạo Đoàn xã Trác Văn, thị xã Duy Tiên thông tin, hiện thanh niên xã Trác Văn đang hoàn thiện hồ sơ để số hóa di tích lịch sử “Nhà truyền thống cách mạng” này với mong muốn giúp cho mọi người, nhất là thế hệ trẻ dễ dàng tìm hiểu thông tin, tra cứu về di tích. Cùng với đó, Đoàn xã Trác Văn chú trọng giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ thông qua các hoạt động thực tiễn như tổ chức các buổi nói chuyện truyền thống; tổ chức hành trình đến với địa chỉ đỏ trong và ngoài xã...

Ghi nhận, đánh giá cao những đóng góp của Đoàn thanh niên xã nhà trong việc giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ, một số cựu chiến binh trên địa bàn xã Trác Văn, thị xã Duy Tiên nhận định, “Nhà truyền thống cách mạng” được Đảng bộ, chính quyền xã Trác Văn trùng tu, tôn tạo có giá trị giáo dục cho muôn đời sau. Việc đoàn thanh niên xã số hóa các thông tin, tư liệu, hình ảnh của nhà truyền thống góp phần đưa những minh chứng ấy trường tồn với thời gian, là hiện thân lịch sử cho những hy sinh, tinh thần đấu tranh bất khuất, kiên cường của các thế hệ cha anh đi trước.

Ra mắt công trình thanh niên số hóa Di tích thắng cảnh Bát Cảnh Sơn. (Ảnh minh hoạ: LH). 

Để giúp đoàn viên, thanh niên và người dân có thể dễ dàng hơn trong tiếp cận và tìm hiểu những di tích lịch sử cách mạng, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn Hà Nam đã chỉ đạo 100% đoàn các cấp tăng cường phối hợp  thực hiện số hóa các tài liệu, hiện vật, thông tin về những  địa danh lịch sử, địa chỉ đỏ đặt trước các địa danh, di tích lịch sử.

Bên cạnh đó, vào tháng 5/2024, nhằm quảng bá thông tin, hình ảnh Di tích thắng cảnh Bát Cảnh Sơn đến đông đảo du khách thập phương trong cả nước, được sự nhất trí và chỉ đạo sát sao của Thường trực Huyện ủy, Huyện đoàn Kim Bảng (tỉnh Hà Nam) cũng đã thực hiện công trình “Số hóa Di tích thắng cảnh Bát Cảnh Sơn”.

Sau gần 2 tháng triển khai thực hiện, công trình “Số hóa Di tích thắng cảnh Bát Cảnh Sơn” đã hoàn thành, các nội dung thông tin sử dụng để giới thiệu về di tích được các cơ quan của huyện thẩm định kỹ. Công trình sử dụng quét mã QRcode hoặc truy cập trang web: https://batcanhson.cargis.vn để xem video, hình ảnh 360 và nghe thuyết minh giới thiệu. Khi truy cập vào trang, du khách có cảm giác như đang trải nghiệm thực tế, dễ dàng tìm hiểu thông tin, tra cứu dựa vào tính năng chỉ đường.

Với việc số hóa các di tích, địa chỉ đỏ giúp đoàn viên, thanh niên cũng như du khách dễ dàng tìm hiểu văn hóa, lịch sử truyền thống trên địa bàn, phát huy các giá trị văn hóa, góp phần giáo dục lịch sử truyền thống cho các thế hệ mai sau. Trong thời gian tới, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn sẽ tiếp tục chỉ đạo các cấp bộ đoàn trong toàn tỉnh đẩy mạnh việc chuyển đổi số trong các hoạt động của đoàn, đặc biệt là việc số hoá 100% các di tích, tài liệu, hiện vật, thông tin về các địa danh lịch sử, địa chỉ đỏ trên địa bàn tỉnh.

Số hoá “địa chỉ đỏ” trên địa bàn tỉnh Hà Nam góp phần giúp người dân và du khách dễ dàng tìm hiểu lịch sử, thêm nhiều tư liệu để hiểu hơn về ý nghĩa, giá trị của các di tích, địa chỉ đỏ trên địa bàn. Đồng thời cung cấp thêm các kiến thức thực tiễn về văn hoá, lịch sử địa phương cho các em học sinh, đoàn viên, thanh niên, người dân tại hệ thống chung với nguồn tin chính xác của địa phương. Đây là một hoạt động có ý nghĩa thiết thực thể hiện vai trò xung kích, sáng tạo của tuổi trẻ tỉnh Hà Nam trong việc ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trên mọi lĩnh vực, góp phần thực hiện hiệu quả công tác Chuyển đổi số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

 

 

Bùi Nga

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline