Hotline: 0941068156

Thứ ba, 15/04/2025 11:04

Tin nóng

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Những nổi bật trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc

Trung ương thống nhất cả nước có 34 tỉnh, thành phố sau sáp nhập

Gần 150 cây cổ thụ đủ tiêu chuẩn công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Tây Ban Nha: Hướng đến quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện

Quảng Nam: Găng néo gần 700 năm tuổi được công nhận Cây di sản Việt Nam

Công trình, nhà ở khu vực vùng núi cần tính toán tác động thiên tai

TP. HCM đón hơn 8 triệu lượt khách du lịch trong 3 tháng đầu năm 2025

Dự kiến trước tháng 6/2025 sẽ thí điểm triển khai sàn giao dịch carbon

Nhiều cổ thụ từ 250 - 800 năm tuổi ở Phú Quốc được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Nhiều dự án bất động sản ở Hà Nội trong diện kiểm toán

Động đất ở Myanmar: Ghi nhận hơn 1.000 người thiệt mạng, thế giới cam kết sát cánh

Việt Nam và Brazil hướng đến mục tiêu kim ngạch thương mại đạt 15 tỷ USD

Động đất 7,7 độ rung chuyển Myanmar, Hà Nội và TP. HCM bị rung lắc

Việt Nam – Brazil: Thúc đẩy hợp tác mạnh mẽ trong các lĩnh vực thế mạnh

Tổng thống Brazil thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam

Việt Nam và Singapore: Nhiều thuận lợi mở rộng hợp tác an ninh lương thực

Hà Nội triển khai quyết liệt các giải pháp chặn gia tăng ô nhiễm

Việt Nam – Singapore: Tiếp tục thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực then chốt

Giờ Trái đất 2025: Tiết kiệm hơn 942 triệu đồng sau 1 giờ tắt đèn

Thứ ba, 15/04/2025

Sinh sản nhân tạo thành công giống cá trà sóc

Thứ ba, 11/02/2025 06:02

TMO - Qua thời gian triển khai mô hình nghiên cứu giống cá trà sóc quý hiếm,  các nhà khoa học thuộc Trường Thủy sản (Đại học Cần Thơ) đã nghiên cứu sinh sản nhân tạo thành công giống cá đặc sản của vùng Tây Nguyên, đem lại hiệu quả tích cực.

Cá trà sóc (tên khoa học là Probarbus jullieni, hay còn gọi là cá sọc dưa) có thân thon dài, dẹp hai bên với 6-7 sọc đen chạy dọc từ sau nắp mang đến gốc vây đuôi; có thể đạt kích thước gần 1,7 m, nặng 70 kg, tuổi thọ 50 năm. Cá trà sóc phân bố ở Việt Nam, Lào, Campuchia, Malaysia, Thái Lan. Loại cá này chủ yếu sống trong các lưu vực sông, hồ lớn có đáy sâu, nước chảy xiết, nhiều thác ghềnh, nền đáy là đá và cát.

Tại Việt Nam, chúng cư trú chủ yếu ở lưu vực sông Sê San và Sêrêpôk ở Tây Nguyên. Tại miền Tây, có ghi nhận loài cá này, song trữ lượng không cao do ảnh hưởng bởi nền đáy sông bùn cát. Để nhân rộng và phát triển loài cá quý hiếm, mới đây các giảng viên, nhà khoa học thuộc Khoa Công nghệ nuôi thủy sản, Trường Thủy sản (Đại học Cần Thơ), đã triển khai đề tài sinh sản nhân tạo thành công giống cá trà sóc. “Cá trà sóc sinh sản" là kết quả của đề tài nghiên cứu do đơn vị phối hợp cùng Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Kon Tum và doanh nghiệp, thực hiện từ năm 2023 đến nay.

Mục tiêu của đề tài là phát triển công nghệ giống và nuôi thương phẩm cá trà sóc bản địa ở vùng sinh thái lưu vực tỉnh Kon Tum nhằm bảo tồn nguồn gene cá quý hiếm có giá trị kinh tế cao.

Nhóm nghiên cứu cũng xây dựng quy trình công nghệ tái tạo nguồn giống, phục vụ nuôi thương phẩm loài cá này nhằm phát triển kinh tế cho người dân, doanh nghiệp. Theo trưởng nhóm nghiên cứu, năm 2023 nhóm bắt đầu tuyển chọn nguồn cá giống bố mẹ từ tự nhiên qua các ngư dân đánh bắt và thương lái thu mua tại Tây Nguyên. Khoảng 40 cá bố mẹ sau đó được nuôi dưỡng, đến nay đạt trọng lượng mỗi con từ 12-16 kg.

Cá trà sóc – loài cá quý hiếm, đặc sản của vùng đất Tây Nguyên. (Ảnh minh hoạ). 

Nhóm nghiên cứu đã sử dụng các loại thuốc kích thích để cá sinh sản. Hiện có hai cá cái vừa được kích thích đẻ trứng với số lượng khá lớn, tương đương khoảng 5.000 trứng trên mỗi kg trọng lượng. Đây là loại trứng chìm, đường kính 1,4 - 1,5mm; tỷ lệ thụ tinh đạt khá cao, khoảng 90%. Các nhà nghiên cứu đang chăm sóc để sau hai tháng sẽ có lứa cá giống đầu tiên.

Theo chia sẻ của nhóm nghiên cứu, khâu quan trọng nhất là cho cá bố mẹ sinh sản và thụ tinh đạt tỷ lệ cao. Đây là thành công rất lớn, vấn đề còn lại là chăm sóc, phát triển cá bột thành cá giống và nuôi thương phẩm. Thực tế, các nhà nghiên cứu đã nuôi thử nghiệm cá trà sóc từ nguồn giống tự nhiên (loại 40-50/kg). Sau 10 tháng nuôi tại tỉnh Kon Tum, trọng lượng cá thương phẩm đạt khoảng 1-1,4 kg mỗi con.

Sau thời gian này, trọng lượng cá tăng trưởng nhanh hơn. Hiện nhóm thực hiện đề tài tiếp tục cho sinh sản đối với số lượng cá bố mẹ còn lại và nghiên cứu hoàn thiện quy trình nuôi thương phẩm.

Việc cho sinh sản nhân tạo thành công sẽ có ý nghĩa rất lớn trong việc góp phần bảo tồn nguồn gene, tái tạo nguồn giống cá trà sóc quý hiếm có giá trị kinh tế cao, góp phần phát triển kinh tế. Năm 2008, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có quyết định công nhận các loài cá hô, cá tra dầu, cá vược, cá sủ, cá anh vũ, cá trà sóc (sọc dưa)... đều thuộc loài thủy sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng cao ở Việt Nam, cần được bảo vệ, phục hồi và phát triển.

Với việc sinh sản nhân tạo thành công giống cá trà sóc sẽ mở ra nhiều triển vọng để phát triển nuôi loài cá đặc sản có giá trị kinh tế cao này trong tương lai. Điều này không chỉ hướng đến mục tiêu xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo cá trà sóc để góp phần đa dạng đối tượng thủy sản nuôi mà còn là cơ sở, tiền đề cho định hướng khai thác, bảo tồn loài cá quý hiếm này trong tự nhiên.

 

 

Trung Thành

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline