Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 27/04/2024 00:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ bảy, 27/04/2024

[Sản phẩm thân thiện với môi trường] Hướng đi mới cho làng nghề tơ lụa

Thứ tư, 09/11/2022 21:11

TMO - Nhắc đến tơ lụa, bên cạnh Trung Quốc và Nhật Bản, Việt Nam cũng là một nước có sản phẩm tơ lụa có tiếng với lịch sử hàng nghìn năm. Ngày nay, nước ta vẫn còn nhiều làng nghề tơ lụa nổi tiếng như như Cổ Đô, Vạn Phúc (Hà Nội), Nha Xá (Hà Nam), Cổ Chất (Nam Định), Duy Duyên, Mã Châu (Quảng Nam), Tân Châu (An Giang)... Dù trải qua bao thăng trầm nhưng đến nay, các làng nghề tơ lụa vẫn được giữ gìn và phát triển.

Các làng nghề tơ lụa có tiềm năng rất lớn nhưng đang phải đối mặt với nhiều vấn đề tồn tại, hạn chế như chưa được đầu tư đồng bộ, thiếu không gian bảo tồn văn hóa làng nghề, sản xuất nhỏ lẻ thiếu liên kết, hạn chế về kỹ thuật, thiết kế sáng tạo và phát triển sản phẩm mới, xúc tiến thương mại chưa được phát triển. Đặc biệt, các sản phẩm chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế.

Ngoài ra, vấn đề lớn nhất của các làng nghề dệt hiện nay là tình trạng ô nhiễm. Những tác hại của nước thải dệt nhuộm tại các làng nghề là quá lớn ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như gây ô nhiễm môi trường. Trong thuốc nhuộm có cả những chất dễ phân giải vi sinh như bột sắn dùng hồ sợi dọc và những chất khó phân giải vi sinh như Polyvinyl axetat, thuốc nhuộm phân tán, thuốc nhuộm hoạt tính và các chất dùng tẩy trắng vải.

Ngoài việc gây ô nhiễm nguồn nước, khí thải của ngành dệt nhuộm phát tán ra môi trường như: Hơi, bụi bông, Cl, SO2, CO, CO2. NOx… ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của công nhân và người dân xung quanh. Hầu hết, các loại phẩm nhuộm đều có độc tính, một số loại còn có khả năng gây ung thư. Với đặc trưng ô nhiễm của làng nghề dệt nhuộm thì nguy cơ mắc các bệnh về về da, hô hấp như viêm mũi, viêm họng, tiêu hóa hay suy nhược thần kinh là rất cao.

(Ảnh minh hoạ)

Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề dệt nhuộm không những chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của con người mà còn gây ra những tổn thất nặng nề về mặt kinh tế và những xung đột môi trường trong cộng đồng nảy sinh ngày càng lớn. Do đó, việc đổi mới công nghệ sản xuất, đầu tư vào công nghệ xử lý nước thải tại các làng nghề là việc rất cần thiết và quan trọng. Điều này cũng giúp các doanh nghiệp hướng tới phát triển bền vững.

Sản phẩm thân thiện với môi trường

Là ngành hàng có nhiều lợi thế về sản phẩm xanh do nguồn nguyên liệu ban đầu đã hướng tới thiên nhiên, các doanh nghiệp ngành lụa khi tăng được năng suất chất lượng và thân thiện với môi trường sẽ rất có tiềm năng và có chỗ đứng vững chắc trên thị trường cũng như gây được thiện cảm với người tiêu dùng.

Việt Nam có sản lượng xuất khẩu lụa thứ 3 châu Á và thứ 6 trên thế giới thế nhưng có một nghịch lý là trên bản đồ tơ lụa thế giới không có tên Việt Nam: Không thể tìm được những tấm lụa óng ả với dòng chữ “Made in Vietnam” bởi lụa Việt được xuất khẩu bằng tên của những thương hiệu lụa nổi tiếng thế giới.

Trong bối cảnh của dịch Covid-19, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng dệt lụa vẫn duy trì mức tăng trưởng khá. Cụ thể, trong 7 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu các sản phẩm thêu, dệt thủ công đạt 90 triệu USD, tăng 11%. Bên cạnh đó là những cơ hội lớn mở ra từ các hiệp định CPTPP và EVFTA đối với ngành hàng này. Theo các chuyên gia, Việt Nam có tiềm năng xuất khẩu hàng dệt lụa. Vấn đề là làm sao để thể hiện được những yếu tố này với người mua ngoài biên giới. Người tiêu dùng cũng ngày càng quan tâm hơn về các vấn đề liên quan đến môi trường và xã hội, trong đó đặc biệt là các vấn đề liên quan đến nguồn gốc và tính hợp pháp của nguyên liệu sử dụng, các vấn đề liên quan đến các tập quán lao động, an toàn và sức khỏe của công nhân, sản xuất sạch - thân thiện với môi trường…

Để nắm bắt cơ hội thị trường, các doanh nghiệp ngành lụa cần trang bị những nền tảng cơ bản theo yêu cầu thị trường. Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đang mở ra rất nhiều cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp ngành lụa. Do đó, để có thể mạnh mẽ vươn ra thế giới, ngành dệt lụa cần xác định chiến lược xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ giai đoạn 2021 – 2025. 

Khi nhắc đến sản phẩm dệt lụa, nhiều người sẽ mặc định cho rằng sản phẩm này có tính thân thiện với môi trường do nguyên liệu đầu vào đều từ tự nhiên. Tuy nhiên, bản chất của sản phẩm thân thiện với môi trường không chỉ dừng lại ở yếu tố nguyên liệu. Sản phẩm thân thiện với môi trường là nhóm sản phẩm mà quá trình sản xuất, tiêu thụ và thải bỏ không ảnh hưởng tiêu cực đối với môi trường (hoặc nếu có thì cũng nhẹ hơn so với tác động tới môi trường của các sản phẩm tương tự cùng loại). Xét trong chừng mực nào đó, các sản phẩm thân thiện với môi trường đôi khi còn có ảnh hưởng tích cực tới môi trường.

Một số ý kiến cho rằng, một sản phẩm được xem là xanh phải đáp ứng được một trong bốn tiêu chí: Thứ nhất, Sản phẩm được tạo ra từ các vật liệu thân thiện với môi trường. Nếu sản phẩm chứa các vật liệu tái chế thay vì sử dụng vật liệu mới, thô, nó có thể được xem là một sản phẩm xanh. Ví dụ, một sản phẩm tái chế nhanh như tre hay bần (sử dụng để lót nồi) là những sản phẩm thân thiện với môi trường vì là sản phẩm được tạo ra từ vật liệu phế phẩm nông nghiệp như rơm hoặc dầu nông nghiệp.

Thứ hai, Sản phẩm đem đến những giải pháp an toàn đến môi trường và sức khỏe thay cho các sản phẩm độc hại truyền thống. Ví dụ, các vật liệu thay thế chất bảo quản gỗ như creosote, được biết là một hợp chất gây ung thư.

Thứ ba, Sản phẩm giảm tác động đến môi trường trong quá trình sử dụng (ít chất thải, sử dụng năng lượng tái sinh, ít chi phí bảo trì). Người tiêu dùng châu Âu nhiều năm qua đã quay lại sử dụng chai sữa thủy tinh và giảm tỉ lệ sử dụng loại sữa đựng trong chai nhựa sử dụng một lần rồi bỏ. Chai thủy tinh có thể sử dụng nhiều lần, dễ dàng tái chế.

Thứ tư, Sản phẩm tạo ra một môi trường thân thiện và an toàn đối với sức khỏe. Vật liệu xây dựng xanh là những sản phẩm tạo ra một môi trường an toàn trong nhà bằng cách không phóng thích những chất ô nhiễm quan trọng như sơn có dung môi hữu cơ bay hơi thấp, bám chắc, loại bỏ hoặc ngăn ngừa sự lan truyền chất ô nhiễm như sản phẩm từ sự thông gió hoặc bộ lọc không khí trong máy lạnh (bụi, nấm mốc, vi khuẩn) và cải thiện chất lượng chiếu sáng.

Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường 2014 có đưa ra định nghĩa sản phẩm thân thiện với môi trường tại Điều 3, khoản 9. Theo đó, “sản phẩm thân thiện với môi trường là sản phẩm đáp ứng các tiêu chí nhãn sinh thái và được chứng nhận nhãn sinh thái”. Theo định nghĩa này, một sản phẩm được xác định là sản phẩm thân thiện với môi trường khi đáp ứng các tiêu chí nhãn sinh thái và được chứng nhận nhãn sinh thái. Tiêu chí “đáp ứng các tiêu chí nhãn sinh thái” là tiêu chí cần và tiêu chí “được chứng nhận nhãn sinh thái” là tiêu chí đủ để một sản phẩm được xác định là sản phẩm thân thiện với môi trường.

Với sự hình thành và phát triển của nền kinh tế thị trường cùng với áp lực khi gia nhập các tổ chức quốc tế đã đòi hỏi các nhà sản xuất và xuất khẩu kết hợp với bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Đồng thời, nhu cầu của thị trường trong nước cũng chuyển dần từ cung cấp đủ hàng hóa sang những yêu cầu cao hơn về chất lượng. Cùng với sự cạnh tranh toàn cầu ngày càng gay gắt, các yếu tố môi trường đang có nguy cơ bị lợi dụng để làm các rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế.

Chính vì vậy, việc nâng cao hiểu biết về các sản phẩm sinh thái là vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp Việt Nam, bởi nó sẽ giúp cho doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp xuất khẩu nắm bắt được các thách thức về thương mại tại các thị trường nhập khẩu để có chiến lược kinh doanh thích hợp, khắc phục được các khó khăn tiềm tàng xảy ra trong tương lai có liên quan đến vần đề môi trường. Ngoài ra, việc xóa bỏ các hàng rào thuế quan, tự do hóa thương mại làm cho các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải chú trọng đến các yếu tố môi trường. Mặc dù sản phẩm sinh thái không mang tính chất bắt buộc nhưng lại hướng đến mục tiêu rộng lớn, đó là thông qua nó sẽ làm biến đổi hành vi của toàn xã hội theo hướng thân thiện với môi trường.

Khi vấn đề môi trường đang có nguy cơ bị lợi dụng để làm các rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế, nhiều nước đã và đang triển khai chương trình sử dụng các sản phẩm sinh thái, việc cam kết thực hiện chương trình này đã dần trở thành xu hướng của các quốc gia phát triển và đang phát triển. Nhiều thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam, trên thực tế đã yêu cầu phải xét đến vấn đề sinh thái trong sản phẩm. Các sản phẩm này cho phép doanh nghiệp đạt được mục tiêu về lợi nhuận và năng suất cao trong khi vẫn bảo vệ được môi trường.

Lụa có phải là chất liệu thân thiện với môi trường?

Vì sao nói lụa tơ tằm là chất liệu thân thiện với môi trường? Như đã biết, sợi tơ tằm có được thông qua quá trình con tằm được nuôi dưỡng, nhả tơ và tạo kén. Bản thân sợi tơ được tạo nên bởi nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên, không có sự pha lẫn, can thiệp của vật liệu hóa học hoặc nhựa, dễ phân hủy và không gây hại khi thải ra môi trường.

Trước đây, việc trồng dâu nuôi tằm chủ yếu theo kinh nghiệm nhưng ngày nay, khoa học kỹ thuật phát triển nên việc trồng dâu, nuôi tằm, bắt kén được các doanh nghiệp áp dụng các phương tiện kỹ thuật vào nhằm bảo vệ môi trường, giảm công lao động và nâng cao hiệu quả nuôi tằm.

Ngày nay, kỹ thuật nhuộm hiện đại bằng máy móc đem lại cho lụa tơ tằm những màu sắc đa dạng và rực rỡ hơn. Nhưng dù sao trong sâu thẳm tâm hồn người dân Việt, những màu sắc mộc mạc thiên nhiên vẫn được ưu ái. Chính vì vậy, lụa mộc thay vì nhuộm bằng màu công nghiệp sẽ được “phủ” bằng nước trà, nước trầu không, nhựa cây, lá bàng, than, gạch. Đây đều là những nguyên liệu thiên nhiên bảo đảm độ bền màu cho sản phẩm, không độc hại cho người sử dụng và thân thiện môi trường.

Khách hàng ngày nay không chỉ lựa chọn sản phẩm dựa trên kiểu dáng mà còn rất quan tâm tới chất liệu, đặc biệt là những chất liệu thân thiện với môi trường. Vải không chỉ được nhuộm màu tự nhiên mà ngay từ quá trình trồng dâu cũng không sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu hóa học. Đặc tính của lụa là thoáng mát và tạo sự thoải mái cho người mặc. Vải lụa bền lâu và có thể phân hủy tự nhiên. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là lụa thân thiện tuyệt đối với môi trường.

Phát triển sản phẩm từ lụa theo hướng thân thiện môi trường

Một chương trình cho các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm xanh bao gồm rất nhiều hoạt động như thiết kế sản phẩm bền vững, sản xuất sạch hơn, marketing xanh, ngoài ra còn áp dụng các tiêu chuẩn môi trường quốc tế như Hệ thống quản lý môi trường ISO 14001 hay áp dụng tiêu chuẩn dán nhãn sinh thái… Tuy nhiên, trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu liên quan đến các doanh nghiệp tại các làng nghề lụa, với quy mô và đặc thù sản phẩm, nhóm xin đề xuất một số hoạt động cụ thể và dễ áp dụng hơn gồm các hoạt động về thiết kế sản phẩm, sản xuất sạch hơn, bao bì xanh.

Thứ nhất, về thiết kế sản phẩm bền vững. Đây là bước đầu tiên giúp doanh nghiệp phát triển các sản phẩm của mình. Điểm yếu hiện nay của các làng nghề lụa là thiết kế sản phẩm. Ngoại trừ vải, các sản phẩm khác như quần áo, khăn… chưa tạo được điểm nhấn để thu hút khách hàng, mặc dù giá của những sản phẩm này khá cao so với mặt bằng chung. Nên chăng các doanh nghiệp này cần đầu tư hơn vào khâu thiết kế để có được những sản phẩm mang tính thương hiệu của đơn vị mình cũng như kích thích nhu cầu mua của người tiêu dùng. Thiết kế sản phẩm theo hướng phát triển bền vững là sự tích hợp tiêu chí phát triển bền vững (lợi nhuận, con người và trái đất) vào quá trình thiết kế và phát triển sản phẩm. Từ cách tiếp cận này, thiết kế hướng tới phát triển bền vững là “kéo dài” và “nâng cao” chất lượng sản xuất sạch hơn, là mối tương tác chặt chẽ giữa doanh nghiệp với thị trường.

Thứ hai, về sản xuất sạch hơn. Sản xuất sạch hơn có ý nghĩa hết sức quan trọng bởi đó là một trong những giải pháp phòng ngừa ô nhiễm hiệu quả nhất.

Theo định nghĩa của Chương trình môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP), sản xuất sạch hơn là việc áp dụng liên tục chiến lượng phòng ngừa tổng hợp về môi trường vào các quá trình sản xuất, sản phẩm và dịch vụ nhằm nâng cao hiệu suất sinh thái và giảm thiểu rủi ro cho con người và môi trường.

Đối với quá trình sản xuất: sản xuất sạch hơn bao gồm bảo toàn nguyên liệu và năng lượng, loại trừ các nguyên liệu độc hại, giảm lượng và tính độc hại của tất cả các chất thải ngay tại nguồn thải.

Đối với sản phẩm: sản xuất sạch hơn bao gồm việc giảm các ảnh hưởng tiêu cực trong thiết kế và phát triển các dịch vụ. Sản xuất sạch hơn không chỉ đơn thuần là thay đổi thiết bị mà còn là các thay đổi trong vận hành và quản lý của một doanh nghiệp. Quy trình sản xuất sạch hơn có thể chia làm ba nhóm: Giảm chất thải tại nguồn, tuần hoàn và cải tiến sản phẩm.

Mô hình tóm tắt các bước thực hiện sản xuất sạch hơn theo ba nhóm.

Thứ ba, marketing xanh hay marketing môi trường, marketing sinh thái. Đây là những thuật ngữ để chỉ hoạt động marketing các loại sản phẩm được cho là tốt cho môi trường. Marketing xanh bao gồm hàng loạt các hoạt động từ thay đổi thiết kế sản phẩm, quy trình sản xuất, bao bì, đóng gói, kể cả hoạt động quảng cáo… nhằm đáp ứng “nhu cầu xanh” của người tiêu dùng và xã hội, từ đó tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp trước các đối thủ.

Có thể chia marketing xanh làm hai công đoạn chính: chuẩn bị và đưa sản phẩm ra thị trường. Công đoạn chuẩn bị bao gồm các hoạt động thu thập thông tin dữ liệu, định vị và phát triển “sản phẩm xanh”. Đây là một quá trình phức tạp nhưng đóng vai trò tiên quyết cho sự thành công của chiến lược marketing xanh, gồm ba khâu chính là thiết kế, sản xuất và đóng gói sản phẩm xanh. Trong khâu thiết kế, doanh nghiệp cần chú ý tới nguyên tắc 3R (Reduction – giảm thiểu vật liệu và nhiên liệu đầu vào, Reuse – tái sử dụng và Recycling – tái chế). Trong khâu sản xuất, doanh nghiệp cần đảm bảo sử dụng công nghệ và kỹ thuật sạch, không ô nhiễm, sản phẩm sản xuất ra không có hại cho môi trường và sức khỏe con người. Còn với khâu đóng gói, cần sử dụng loại bao bì không gây độc hại và có khả năng tái chế.

Công đoạn đưa sản phẩm ra thị trường bao gồm một loạt các hoạt động như ấn định “mức giá xanh”, thiết lập các “kênh phân phối xanh” và tiến hành các hoạt động hỗ trợ marketing xanh.

Nhìn chung, các nguyên tắc của marketing xanh đều phải dựa trên các nguyên tắc marketing thông thường. Tuy nhiên, để marketing xanh có hiệu quả các doanh nghiệp cần phải hiểu rõ khách hàng, trao quyền cho người tiêu dùng, trong sạch, cam đoan với người mua và cân nhắc tới giá cả.

Một số doanh nghiệp tại các làng nghề lụa hướng tới sản phẩm thân thiện với môi trường

Công ty Cổ phần Lụa Nha Xá (Nhaxasilk) là công ty cung cấp và phân phối các dòng sản phẩm vải lụa tơ tằm truyền thống Nha Xá. Thành lập vào tháng 04/2016 tại làng nghề dệt lụa Nha Xá, xã Mộc Nam, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Với lịch sử làng nghề truyền thống làm lụa hàng trăm năm, Lụa Nha Xá mang trong mình dòng máu truyền thống với khát khao vươn mình trưởng thành trong thời đại mới. Nhaxasilk hướng tới giữ gìn những nét văn hóa lâu đời của làng nghề lụa Nha Xá, Duy Tiên, Hà Nam cũng như phát triển hơn nữa tinh hoa lụa Nha Xá nói riêng và lụa Việt Nam nới chung. Với lụa Nha Xá, từ bao đời nay, công thức nhuộm màu bằng phương pháp thủ công, sử dụng những nguyên liệu từ thiên nhiên vẫn luôn được bảo tồn và phát huy. Tạo nên những cây lụa đẹp nhất, màu sắc tươi tắn nhất và bền màu nhất. Thay vì sử dụng những nguyên liệu màu hóa học như nhiều đơn vị khác, lụa Nha Xá vẫn giữ nguyên nét truyền thống, nhuộm màu bằng các nguyên liệu tự nhiên như lá bàng, lá tre, lá thiên lý, lá xà cừ, lá găng, ngải cứu, lá bạch đàn, lá chè, vỏ cây xà cừ, lá trầu không, cánh kiến…. và một số loại cỏ, củ, trái cây làm dung dịch màu để tạo nên những cây lụa đẹp nhất, màu sắc độc đáo nhất và an toàn với sức khỏe, thân thiện với môi trường.

Sản phẩm của lụa Nha Xá được nhuộm từ lá cây với kỹ thuật riêng tạo ra những mảng màu độc đáo.

Vụn Art là một mô hình kinh tế tập thể tạo tác động, được thành lập năm 2017 bởi anh Lê Việt Cường. Vụn Art được ra đời với mong muốn giữ gìn và giới thiệu văn hóa truyền thống, tạo việc làm cho người khuyết tật và tận dụng các nguyên liệu thừa trong quá trình sản xuất để bảo vệ môi trường. Nét độc đáo của Vụn là tái sử dụng vải vụn đặc biệt lụa Vạn Phúc, cùng với đôi bàn tay khéo léo và sự cần cù, sáng tạo của người khuyết tật, tạo nên những sản phẩm độc đáo, đầy màu sắc và mang đậm tính nghệ thuật.

 

 

Vũ Thị Xen

(Trung tâm Ươm tạo Công nghệ và Doanh nghiệp Khoa học Công nghệ)

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline