Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 18/10/2024 13:10

Tin nóng

Hải Hà (Quảng Ninh): 2 đa cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Diện tích rừng bị thiệt hại trong 9 tháng của năm 2024 giảm 9,3%

Dừng tiếp nhận tác phẩm tham gia Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Đưa quan hệ Việt Nam - Cuba sang giai đoạn mới, phát triển thực chất, bền vững

Hải Phòng: Cây thị gần 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

An Giang: Cây gõ mật đầu tiên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thị và mù u cổ thụ ở Thừa Thiên-Huế được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão, cơn bão số 4

Thêm 45 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam, có cây gần 800 năm tuổi

Thủ tướng: Đảm bảo an toàn mới cho học sinh đến trường, lưu ý giữ gìn vệ sinh môi trường

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp 100 tỷ đồng cho các địa phương khắc phục thiệt hại do bão số 3

Quảng Ninh và Hải Phòng dồn toàn lực ứng phó bão số 3

Xuân Trường (Nam Định): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ động ứng phó hiệu quả thiên tai, dịch bệnh trong các cơ sở giáo dục

[Cập nhật bão số 3] Bão có thể giật trên cấp 17, khu vực miền Bắc sẽ có mưa lớn

Bão giật cấp 14: Các địa phương khẩn trương triển khai phương án ứng phó

Hải Phòng: Cây thị gần 300 năm tuổi được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Nghi Xuân (Hà Tĩnh): Cây muỗm cổ thụ hơn 360 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Thêm 3 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 18/10/2024

Sa Pa khôi phục, thúc đẩy phát triển du lịch sau bão lũ

Thứ năm, 10/10/2024 07:10

TMO - Sau ảnh hưởng của cơn bão số 3 ngành du lịch thị xã Sa Pa (tỉnh Lào Cai) đã triển khai nhiều giải pháp nhằm khôi phục và ổn định trở lại. 

Những ngày đầu tháng 9/2024, thị xã Sa Pa đã phải tạm dừng đón khách du lịch, dừng tổ chức các hoạt động ngoài trời để đảm bảo an toàn cho khách du lịch do ảnh hưởng của cơn bão số 3. Hoàn lưu bão số 3 tại thị xã Sa Pa đã làm sạt lở đất gần 80% các tuyến đường giao thông, gây ách tắc cục bộ.

Mưa lớn gây gãy, đổ nhiều cột viễn thông, làm gián đoạn, vô hiệu hóa thông tin liên lạc, gây khó khăn cho việc liên lạc, tìm và nhận hỗ trợ, giúp đỡ của khách du lịch. Phần lớn các khu-điểm du lịch trên địa bàn thị xã đều nằm ở khu vực nguy cơ bị ảnh hưởng bởi thiên tai do nằm trên các triền núi, bên thác nước và dọc các dòng suối, khe nước, vì vậy đã phải tạm dừng hoạt động từ ngày 8-13/9.

Phần lớn các khu-điểm du lịch trên địa bàn thị xã đã phải tạm dừng hoạt động từ ngày 8-13/9  do ảnh hưởng của bão lũ. 

Các tuyến trekking được du khách quốc tế rất yêu thích đã bị tạm dừng hoạt động do nằm ở khu vực có địa hình phức tạp, không bảo đảm an toàn cho khách du lịch. Nhiều chương trình sự kiện văn hóa du lịch quy mô lớn đã phải hủy như: lễ hội trăng rằm và lùi thời gian tổ chức Giải VMM 2024; chương trình tập huấn văn hóa cơ sở toàn quốc tại Sa Pa của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch…

Khu vực trung tâm thị xã mặc dù không hạn chế hoạt động du lịch, nhưng lượng khách du lịch sử dụng dịch vụ vẫn thấp do tuyến đường kết nối Sa Pa và các trung tâm du lịch trong khu vực (đặc biệt là Hà Nội) và các vùng phụ cận bị ảnh hưởng và tâm lý lo sợ mất an toàn của khách du lịch.

Ngày 13/9, trên cơ sở khảo sát thực tế về mức độ an toàn và theo cam kết của các cơ sở kinh doanh điểm đến, UBND thị xã Sa Pa đã ban hành thông báo số 467/TB-UBND về việc khôi phục lại hoạt động du lịch của 8 khu điểm du lịch trên địa bàn gồm Cáp treo Fansipan, Cát Cát, Hàm Rồng, Suối vàng-Thác tình yêu, Thác Bạc, Vườn Hồng Mộng Mơ, Vườn đá Tả Phìn, Thung lũng xanh.

Đối với các điểm du lịch còn lại (Đồi hoa hồng cổ, Thung lũng Mường Hoa, thôn Sín Chải (Tổ 3-Ô Quý Hồ) sẽ tiếp tục theo dõi mức độ an toàn trước khi khôi phục lại hoạt động.  Đến nay lượng khách đến với Sa Pa đã đạt được 70% lượng khách bình quân/tuần trong năm 2024.

Anh Dương Quốc Hiếu (chủ một cửa hàng cà phê ở Bản Tả Van, thị xã Sa Pa) cho biết: Hiện nay, hoạt động du lịch của Sa Pa đang dần khôi phục sau cơn bão số 3. Nhưng lượng khách đến tham quan chủ yếu vẫn là khách nước ngoài vì bây giờ đang là mùa khách Tây. Theo anh Hiếu, trung bình mỗi ngày cửa hàng của anh đón tiếp khoảng 4.000-5.000 lượt du khách ghé thăm, bằng khoảng 50% so với trước bão, nhưng có những ngày không có khách. Nguyên nhân là đường xuống Tả Van còn chưa thông hẳn, tình trạng sạt lở vẫn xảy ra nên du khách ít xuống.

Anh Nguyễn Trung Kiên, Quản lý khu du lịch Cát Cát cho biết, hoạt động đón khách du lịch đến với bản Cát Cát hiện bắt đầu hồi phục. Lượng khách đến tham quan tăng dần nhờ thị xã có nhiều giải pháp thúc đẩy, thu hút du khách.

Thị xã Sa Pa đang triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm khôi phục, thúc đẩy phát triển du lịch sau bão lũ. 

Để thúc đẩy du lịch tăng trưởng trong các tháng cuối năm 2024, lãnh đạo Sa Pa và các cấp ngành liên quan đã đưa ra một loạt giải pháp chính như sau: Đối với cơ sở hạ tầng gồm các tuyến đường trọng điểm kết nối các điểm du lịch trên địa bàn thị xã Sa Pa và kết nối thị xã Sa Pa và các trọng điểm du lịch trong khu vực trên các trục đường Quốc lộ 4D, tỉnh lộ 152 và 155; các tuyến trekking đang được các đơn vị lữ hành khai thác phục vụ khách du lịch, thị xã cố gắng khôi phục và trả lại nguyên bản như trước. Thị xã lập danh sách và công bố các cơ sở an toàn và sẵn sàng phục vụ khách; Đề xuất giải pháp và lộ trình khắc phục đối với các cơ sở chưa bảo đảm an toàn phục vụ khách du lịch.

Tổ chức đánh giá mức độ an toàn và điều kiện cơ sở vật chất của các cơ sở lưu trú, homestay, dịch vụ ăn uống, quà tặng… tại các điểm du lịch cộng đồng - đặc biệt là khu vực bị ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3; Lập danh sách và công bố các cơ sở an toàn và sẵn sàng phục vụ khách.

Giải pháp về truyền thông và xây dựng hình ảnh cũng được Sa Pa đặc biệt quan tâm. Thị xã sẽ xây dựng chiến lược truyền thông phục hồi du lịch, tổ chức đón 02 đoàn Famtrip và Mediatrip với chủ đề phục hồi du lịch của Sa Pa; quảng bá về điểm đến, sản phẩm du lịch và các chương trình du lịch tiêu biểu, đặc sắc của Sa Pa trên các kênh truyền thông của thị xã; APP và website Sa Pa Tour; kênh của Hiệp hội du lịch, các cơ sở kinh doanh du lịch và dịch vụ trên địa bàn; các trang mạng xã hội; mời các blogger, vlogger nổi tiếng để lan tỏa thông điệp an toàn và quyến rũ của Sa Pa.

Khôi phục sản phẩm du lịch “Cung đường di sản văn hóa Dao”; Đầu tư khai thác sản phẩm du lịch “Di sản văn hóa Giáy”; đưa vào khai thác Không gian văn các dân tộc Sa Pa; đưa vào khai thác Khu Chạm khắc đá cổ Sa Pa; Tổ chức Giải đua xe đạp “Chinh phục Séo Mý Tỷ - Hồ nhân tạo cao nhất Đông Nam Á”; Tổ chức chuỗi sự kiện Lễ hội mùa Đông Sa Pa là 06 hoạt động chính được triển khai.

Hoàn lưu bão số 3 (bão Yagi) ảnh hưởng rất lớn đến chỉ tiêu phấn đấu của ngành du lịch Lào Cai. Năm 2024, ngành du lịch tỉnh phấn đấu đạt mục tiêu đón 8,5 triệu lượt khách, tuy nhiên ước tính từ nay đến hết năm chỉ đạt 7,5 triệu lượt du khách. Để khôi phục và thúc đẩy du lịch phát triển, ngành du lịch tỉnh đang nỗ lực triển khai nhiều biện pháp thu hút du khách, nhất là từ nay đến cuối năm 2024 và đầu năm 2025.  

Tháng 9/2024, các cơ sở du lịch trong tỉnh gần như không phát sinh doanh thu; các tour du lịch bị hủy, chỉ còn khách lẻ; lượng khách giảm 72% so với tuần trước bão, riêng khu du lịch cáp treo Fansipan giảm 87%; doanh thu của các đơn vị du lịch giảm 80% so với cùng kỳ năm 2023. Thống kê sơ bộ ban đầu, tổng thiệt hại trực tiếp đối với ngành du lịch Lào Cai là khoảng 15 tỷ đồng.  

Ngay sau khi mưa lũ đi qua, Sở Du lịch tỉnh đã tổ chức hội thảo trao đổi thông tin với các cơ quan, đơn vị liên quan và các doanh nghiệp du lịch để tìm biện pháp khắc phục hậu quả thiên tai và phục hồi du lịch; tham mưu cho UBND tỉnh sớm chỉ đạo các sở, ngành và địa phương liên quan khắc phục tình trạng sạt lở đường, thông các tuyến giao thông đến các điểm du lịch.

Thời gian tới, Lào Cai sẽ tăng cường tổ chức các hoạt động xúc tiến, quảng bá nhằm thu hút du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng trong những tháng cuối năm 2024 và năm 2025. Sở Du lịch sẽ phối hợp với các đơn vị liên quan nghiên cứu xây dựng các tour du lịch trải nghiệm kết hợp tài trợ các bản làng bị thiệt hại nặng nề bởi thiên tai.

Ngoài ra, xây dựng các sản phẩm du lịch mới, như du lịch gắn với các hoạt động thiện nguyện, du lịch gắn với tham quan các vùng bị ảnh hưởng bởi thiên tai với chủ đề “Nơi mảnh đất hồi sinh”; đẩy mạnh phát triển du lịch MICE (một dạng du lịch chuyên biệt dành cho tổ chức các sự kiện, hội nghị, hội thảo hoặc triển lãm) với quy mô lớn. Đồng thời, đề nghị UBND thành phố Lào Cai, thị xã Sa Pa, huyện Bắc Hà tích cực triển khai xây dựng các sản phẩm du lịch về đêm để tạo thêm không gian trải nghiệm, tăng chi tiêu của du khách khi đến với Lào Cai.../.

 

Dương Hằng

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline