Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 19/01/2025 09:01

Tin nóng

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Chủ nhật, 19/01/2025

Rừng trâm bầu – Báu vật của làng biển Thanh Bình

Thứ tư, 29/03/2023 09:03

TMO - Được người dân xem như “báu vật”, rừng trâm bầu cổ thụ tại làng biển Thanh Bình (huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) đã bảo vệ cho dân làng Thanh Bình khỏi gió bão, hạn hán bao đời nay. 

Cánh rừng trâm bầu chạy dọc bờ biển làng Thanh Bình, xã Quảng Xuân, huyện Quảng Trạch khoảng 4 km, rộng 400 m. Loài cây có tên khoa học là Combretum quadrangulare Kurz, thuộc cây thân gỗ cao 2-12 m, phân bố chủ yếu ở miền Nam và Trung. Cây đẻ nhiều nhánh ngay sát gốc, thân khúc khuỷu, uốn lượn.

Cánh rừng trâm bầu chạy dọc bờ biển làng Thanh Bình trở thành bức tường xanh bảo vệ người dân làng biển trước thiên tai. Ảnh: HT. 

Cây trâm bầu là loại cây có sức sống dẻo dai và phát triển rất nhanh. Người dân thường sử dụng lá, hạt làm vị thuốc dân gian để trị sán, giun, sốt rét rừng, đau bụng, tiêu chảy... Quả trâm bầu có vị ngọt, mát, hơi chan chát, là món ăn khoái khẩu của đám trẻ làng, nhiều người còn hái về ngâm rượu uống như một vị thuốc bổ.

Theo các cụ cao niên tại địa phương, rừng trâm bầu nơi đây không biết có từ bao giờ. Theo sử sách ghi chép lại, cụ tổ của làng là ông Dương Phúc Thái - Trung Lang Thần của đội quân tại Hải Dương, sung quân vào phía Bắc sông Gianh thuộc thời kỳ Trịnh Nguyễn phân tranh. Sau khi hoàn thành nghĩa vụ, cụ Dương Phúc Thái đã dẫn toàn bộ con cháu và một số họ khác vào đây lập làng thì rừng trâm bầu đã có từ trước đó. Thấy khu vực này có địa thế đẹp, sau lưng là biển, trước mặt là đồng bằng, lại có rừng trâm bầu che chắn, cụ đã chọn làm nơi sinh sống. Và từ đấy, nối tiếp bao thế hệ người dân làng Thanh Bình luôn giữ gìn và bảo vệ rừng trong suốt gần 500 năm qua.

Cây trâm bầu được người dân địa phương tận dụng làm vị thuốc dân gian. 

Cho đến nay, rừng trâm bầu là bức tường xanh che chở dân làng qua bao mùa gió bão, chắn cát bay cát nhảy, giữ nguồn nước ngọt  của làng Thanh Bình đã phát triển rộng lớn, với diện tích khoảng chừng 150ha, cùng những bộ rễ đâm sâu vào lòng đất. Rừng trâm bầu còn là nơi có thảm thực vật vô cùng phong phú, đang trở thành vương quốc của các loài chim như sáo, chào mào, cu gáy, chim ưng… và hàng loạt loài bò sát lưỡng cư đang sinh trưởng, phát triển.

Ý thức được nguồn sống của làng một phần phụ thuộc vào cánh rừng trâm bầu, các bậc tiền nhân đã đặt ra nhiều quy định giữ rừng. Trưởng làng lựa chọn trai tráng vào đội giữ rừng, ai chặt cây, phá rừng bị bêu giữa đình làng, phạt thóc sung công. Đến năm 1959, làng thành lập hợp tác xã, đội giữ rừng chính thức ra đời. Dân làng quy định phạt tiền với những ai vào rừng chặt cây. Người dân chỉ được vào vơ lá rụng về làm chất đốt. Với người dân Thanh Bình công cuộc giữ rừng là cả làng cùng giữ, rừng là của chung, là tài sản của làng nên ai cũng có trách nhiệm. 

 

 

Lê Kiên 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline