Hotline: 0941068156

Thứ năm, 21/11/2024 14:11

Tin nóng

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Bão giật cấp 17 có thể suy yếu khi gần bờ

Theo dõi chặt chẽ, triển khai các biện pháp ứng phó bão Yinxing

Tiểu vùng Mekong mở rộng: Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo với 3 trụ cột

Bão giật cấp 17 sắp vào Biển Đông

Trong 10 tháng, thiên tai gây thiệt hại trên 78 nghìn tỷ đồng

Việt Nam – UAE: Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế thương mại, văn hóa xã hội

Quảng Nam: Bão số 6 áp sát gây mưa lớn, gió giật cấp 10

Cảnh báo nguy cơ mưa lớn khu vực miền Trung do bão Trà Mi

Quảng Ngãi: Cấm biển từ 10h ngày hôm nay ứng phó bão Trà Mi

Theo dõi sát diễn biến của bão Trà Mi

Phấn đấu tăng trưởng GDP giai đoạn 2026-2030 bình quân khoảng 7,5-8,5%

Thường trực Ban Bí thư Lương Cường giữ chức Chủ tịch nước

Hải Hà (Quảng Ninh): 2 đa cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ năm, 21/11/2024

Quảng Trị: Phát hiện thêm loài thực vật đặc hữu mới

Thứ năm, 21/11/2024 06:11

TMO - Mới đây, tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Đakrông (tỉnh Quảng Trị), các nhà khoa học đã phát hiện thêm một loài thực vật mới thuộc họ Thu hải đường, có tên Thu hải đường hoa thưa. Đây là kết quả của đợt điều tra bổ sung danh mục thực vật và các loài nguy cấp, quý hiếm tại khu bảo tồn này.

Thông tin từ Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF), sau 6 tháng tìm kiếm, các nhà khoa học đã phát hiện thực vật Thu hải đường hoa thưa tại Khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông (tỉnh Quảng Trị). Cụ thể, loài thực vật họ Thu hải đường (Begoniaceae), có tên Thu hải đường hoa thưa (Begonia laxiflora) do các nhà khoa học từ Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật (IEBR), Viện Điều tra, Quy hoạch rừng và Khu Bảo tồn Thiên nhiên Đakrông, tỉnh Quảng Trị phát hiện.

Đây là kết quả của đợt điều tra bổ sung danh mục thực vật, các loài nguy cấp, quý hiếm tại khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông thực hiện từ tháng 12/2023 đến tháng 6/2024 với sự hỗ trợ của Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID). Loài thực vật mới có tên thu hải đường hoa thưa (Begonia laxiflora) vừa được phát hiện tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Đakrông, góp phần quan trọng vào bảo tồn đa dạng sinh học. Trước đó, loài Thu hải đường hoa thưa được phát hiện mọc chủ yếu trên các sườn dốc đá granite ven suối tại khu bảo tồn.

Đây là loài đặc hữu của Việt Nam và có giá trị đặc biệt đối với sự phong phú của hệ sinh thái dãy núi Trường Sơn. Loài thực vật này có các cụm hoa dài và quả nang không lông, dễ dàng phân biệt với các loài Thu hải đường khác trong khu vực. Việc phát hiện loài mới này là một bổ sung quan trọng vào danh mục thực vật của Việt Nam, nâng cao hiểu biết về sự đa dạng sinh học phong phú tại khu vực rừng nhiệt đới miền Trung. Lãnh đạo Khu Bảo tồn thiên nhiên Đakrông, cho biết, việc phát hiện loài Thu hải đường hoa thưa tại Đakrông là minh chứng cho cam kết lâu dài của Khu bảo tồn trong việc bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học tại khu vực.

Đây là một trong những nơi hội tụ của nhiều luồng thực vật đặc trưng của Việt Nam, khu bảo tồn sẽ tiếp tục là nơi phát hiện nhiều loài mới, bổ sung cho khoa học và bảo vệ hệ sinh thái độc đáo của đất nước. Việc phát hiện loài mới này là một bổ sung quan trọng vào danh mục thực vật của Việt Nam.

Loài Thu hải đường hoa thưa mới được phát hiện tại Quảng Trị. (Ảnh: Nhóm dự án cung cấp). 

Lãnh đạo Văn phòng Biến đổi Khí hậu, Năng lượng và Môi trường (USAID Việt Nam) nhấn mạnh, USAID cam kết hỗ trợ Chính phủ Việt Nam trong việc bảo tồn đa dạng sinh học toàn cầu. Phát hiện này là minh chứng rõ ràng cho sự hợp tác hiệu quả của USAID với Bộ NN&PTNT cùng chính quyền các tỉnh trong việc nâng cao công tác quản lý các khu bảo tồn. Đại diện Hợp phần Bảo tồn Đa dạng sinh học của tổ chức WWF cho rằng, khả năng phát hiện thêm nhiều loài thực vật và động vật mới tại khu vực dãy núi Trường Sơn trong những năm tới là rất cao.

Điều quan trọng là cần tiếp tục tăng cường bảo vệ các khu vực rừng này, và sự quyết tâm của Chính phủ Việt Nam cùng với sự hợp tác của các tổ chức quốc tế sẽ là chìa khóa giúp bảo tồn đa dạng sinh học cho các thế hệ sau. Trong đó việc bảo tồn các loài thực vật quý hiếm, trong bối cảnh biến đổi khí hậu và sự suy giảm đa dạng sinh học đang là bước tiến quan trọng trong việc bảo tồn hệ sinh thái toàn cầu.

Việc phát hiện loài Thu hải đường hoa thưa tại Quảng Trị mang ý nghĩa sâu sắc đối với công tác bảo tồn đa dạng sinh học của Việt Nam, vì đây không chỉ là một thành tựu trong nghiên cứu khoa học mà còn là bước tiến quan trọng trong việc bảo vệ hệ sinh thái quý giá của khu vực, góp phần vào sự phát triển bền vững của đất nước.

Điều này cũng giúp nâng cao ý thức cộng đồng về việc bảo vệ thiên nhiên và bảo tồn các loài thực vật quý hiếm, đặc biệt là trong bối cảnh biến đổi khí hậu và sự suy giảm đa dạng sinh học toàn cầu.

Được biết, Khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông (Quảng Trị) được thành lập từ năm 2002 với tổng diện tích tự nhiên là khoảng 37.640 ha. Tại đây có 597 loài thực vật, 45 loài động vật, trong đó có 4 loài thú, 4 loài chim đặc hữu duy nhất có ở Việt Nam. Khu vực này là nơi giao lưu của các loài thực vật Bắc Nam và khu vực Đông Dương. Đây cũng chính là nơi ghi nhận về sự có mặt của loài gà lôi lam mào trắng (Lophura edwardsi), có giá trị bảo tồn cao và đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.

Nhiều loại động thực vật ở đây có tên trong sách đỏ Việt Nam như Sao la, Mang Trường Sơn, Chà vá chân nâu, Voọc, Lim xanh... Khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông với đặc trưng sinh thái lá rộng, thường xanh trên đất thấp và được tổ chức Bảo tồn chim thế giới xếp vào vùng chim quan trọng.

 

Ngọc Thảo

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline