Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 25/04/2025 14:04

Tin nóng

Thủ tướng kêu gọi các quốc gia đoàn kết, hợp tác ứng phó biến đổi khí hậu

Tăng cường công tác bảo đảm an ninh, trật tự dịp nghỉ Lễ 30/4

Quần thể 17 cây cổ thụ ở huyện đảo Cồn Cỏ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Các nước nêu quan điểm tại P4G Việt Nam – 2025

Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc: Việt Nam được nhấn mạnh đi đầu về năng lượng sạch

P4G được kỳ vọng trở thành ‘vườn ươm ý tưởng’ về tăng trưởng xanh

Tổng Bí thư: Thể chế xanh là nền tảng quyết định, công nghệ xanh là động lực đột phá

Lễ đón các đoàn khách quốc tế dự Hội nghị P4G 2025

Nhiều nước muốn áp dụng cơ chế giao dịch tín chỉ carbon với vận tải biển

P4G – Dịp để Việt Nam khẳng định cam kết chuyển đổi xanh, phát triển bền vững

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Những nổi bật trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc

Trung ương thống nhất cả nước có 34 tỉnh, thành phố sau sáp nhập

Gần 150 cây cổ thụ đủ tiêu chuẩn công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Tây Ban Nha: Hướng đến quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện

Quảng Nam: Găng néo gần 700 năm tuổi được công nhận Cây di sản Việt Nam

Công trình, nhà ở khu vực vùng núi cần tính toán tác động thiên tai

TP. HCM đón hơn 8 triệu lượt khách du lịch trong 3 tháng đầu năm 2025

Dự kiến trước tháng 6/2025 sẽ thí điểm triển khai sàn giao dịch carbon

Nhiều cổ thụ từ 250 - 800 năm tuổi ở Phú Quốc được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 25/04/2025

Quảng Ngãi triển khai nhiều giải pháp phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn

Thứ năm, 24/04/2025 14:04

TMO - Những năm gần đây, phát huy lợi thế về nông nghiệp, làng nghề, môi trường sinh thái của các địa phương, hoạt động du lịch cộng đồng nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Quảng Ngãi phát triển hiệu quả. Qua đó, nâng cao đời sống của người dân, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.

Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Ngãi, với những tiềm năng phát triển các sản phẩm về du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch biển đảo…những năm qua, lượng khách du lịch đến Quảng Ngãi liên tục tăng. Cụ thể, nếu năm 2010, chỉ có 330.000 lượt khách, thì năm 2015 đạt 650.000 lượt, năm 2018 cán mốc 1 triệu lượt, đến năm 2019 tăng lên 1,14 triệu lượt. Đến năm 2024 tỉnh đã đón hơn 1,44 triệu lượt khách.

Với nhiều cảnh quan đẹp, sản phẩm nông nghiệp đặc trưng, sản phẩm OCOP đa dạng, các phong tục tập quán đặc sắc, ẩm thực, làng nghề truyền thống khá phong phú là những ưu điểm để Quảng Ngãi phát triển loại hình du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn. Hiện nay, nhiều điểm du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn đã và đang được hình thành. Các điểm đến như Khu du lịch cấp tỉnh Suối Chí, làng du lịch cộng đồng Gò Cỏ, Bình Châu, Tịnh Khê... đã dần khẳng định sức hút, góp phần làm phong phú thêm bức tranh du lịch của tỉnh.  

Thời gian qua, Làng du lịch cộng đồng Bình Thành, xã Hành Nhân (huyện Nghĩa Hành) thu hút khá nhiều du khách đến tham quan. Ngoài việc ngắm cảnh và chụp ảnh, du khách có thể tham gia vào nhiều hoạt động thú vị như đạp xe trên con đường ở cánh đồng lúa, tận hưởng không khí trong lành và ngắm nhìn các loại hoa được trang trí đủ sắc màu.

Vẻ đẹp bình yên tại Làng du lịch cộng đồng Bình Thành, xã Hành Nhân (huyện Nghĩa Hành) (Ảnh: TP). 

Tại thôn An Nhơn, xã Nghĩa Thắng (huyện Tư Nghĩa), điểm nông trại mang tên “Cánh đồng điện ảnh” rộng 5.000m2 đã và đang thu hút nhiều du khách, nhất là các bạn trẻ đến trải nghiệm vui chơi và chụp ảnh. Nông trại này được đầu tư nhiều tiểu cảnh bắt mắt, có view” bên đồng lúa mênh mông và nhiều chòi lưu trú mộc mạc, thân thiện, hòa quyện cùng thiên nhiên. Điểm du lịch  đưa vào sử dụng đầu năm 2025, nông trại với mô hình homestay và khu trải nghiệm gồm nhiều loại cây ăn quả, các loài hoa và động vật như dê, cừu, đại bàng, khỉ... là nơi phù hợp cho các gia đình và các bạn trẻ đến trải nghiệm, nghỉ ngơi cuối tuần.

Tuy nhiên, việc phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng còn quy mô nhỏ; chưa khai thác được các tiềm năng du lịch; chưa gắn kết giữa ngành du lịch, ngành nông nghiệp và các ngành khác. Sản phẩm du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng còn đơn điệu, chưa đặc sắc. Việc liên kết điểm, tuyến du lịch còn hạn chế, chưa kết nối các điểm du lịch lại với nhau nên chưa kéo dài được thời gian lưu trú của du khách.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong việc phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng và du lịch ở vùng núi Quảng Ngãi là thiếu sự liên kết, hợp tác giữa nhà nước, cộng đồng. Thực tế này đã đặt ra, chúng ta phải áp dụng một phương pháp quản lý mới hiệu quả để phát triển kinh tế địa phương theo hướng bền vững.

Địa phương này chú trọng đến việc phát triển các sản phẩm du lịch đặc trưng trên cơ sở khai thác giá trị văn hóa Sa Huỳnh, Ba Tơ, Lý Sơn…

Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh cho biết, thời gian tới để du lịch phát triển mạnh mẽ và bền vững, địa phương sẽ tiếp tục sáng tạo trong xây dựng sản phẩm du lịch, nâng cao chất lượng trải nghiệm và tạo ra những điểm nhấn thu hút du khách; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ và nâng cao chất lượng truyền thông du lịch. Địa phương không chỉ tập trung vào việc tăng trưởng lượng khách, mà còn quan tâm đến bảo vệ môi trường, giữ gìn bản sắc văn hóa và mang lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng địa phương.

Tỉnh Quảng Ngãi đã phê duyệt đề án phát triển du lịch đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, trong đó có nội dung phát triển du lịch cộng đồng. Theo đó, tỉnh sẽ đầu tư, khai thác, phát triển du lịch cộng đồng tại các địa phương có tiềm năng, lợi thế. Đối với du lịch nông nghiệp, nông thôn, sẽ khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân nông thôn tham gia làm du lịch, kết hợp sản xuất nông nghiệp với du lịch theo mô hình OCOP. Phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn theo mô hình homestay, mô hình du lịch miệt vườn, du lịch gắn với nghề nông nghiệp. 

UBND tỉnh Quảng Ngãi yêu cầu các địa phương tập trung vốn của 3 Chương trình mục tiêu quốc gia để phát triển du lịch. Thu hút các doanh nghiệp, phát triển, đa dạng hóa các loại hình, sản phẩm du lịch nhằm phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh của du lịch Quảng Ngãi. Trong đó chú trọng đến việc phát triển các sản phẩm du lịch đặc trưng trên cơ sở khai thác giá trị văn hóa Sa Huỳnh, Ba Tơ, Lý Sơn… nâng cao sức cạnh tranh về giá cả và chất lượng dịch vụ; đa dạng hóa đi đôi với nâng cao chất lượng dịch vụ các sản phẩm du lịch để đáp ứng của nhiều thị trường khách hàng để tăng mức chi tiêu, kéo dài thời gian lưu trú của khách du lịch.

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần tập trung thực hiện các nội dung thỏa thuận liên kết hợp tác phát triển du lịch giữa TP. Hà Nội, TP.HCM và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung; xây dựng kế hoạch phát triển cụm du lịch Sơn Mỹ - Thiên Mã – rừng dừa nước Tịnh Khê – biển Mỹ Khê…để đón đầu, phục vụ cho lượng khách tăng mạnh khi khu văn hóa tâm linh Thiên Mã hoàn thành.

Đồng thời từng bước hình thành các mô hình chuỗi giá trị du lịch; liên kết, đẩy mạnh phát triển và tiêu thụ các sản phẩm OCOP, bảo tồn và phát triển các làng nghề nông thôn thông qua phát triển du lịch nông nghiệp nông thôn, du lịch xanh, an toàn, bền vững. Huy động các nguồn lực đầu tư, hoàn thiện và đồng bộ hóa hạ tầng du lịch, nâng cao khả năng kết nối giao thông tới khu du lịch, điểm du lịch; tổ chức quản lý tốt các khu, điểm du lịch, không để xảy ra tình trạng mất an toàn, ô nhiễm môi trường.../. 

 

Đức Thắng 

 

 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline