Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 18/01/2025 12:01

Tin nóng

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Thứ bảy, 18/01/2025

Phố cổ Hoa Lư: Văn hóa Đại Việt xưa giữa lòng thành phố

Chủ nhật, 20/10/2024 13:10

TMO - Hành trình trở về quá khứ, đắm mình trong không gian văn hóa ngàn năm được tái hiện lại ở giữa trung tâm thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình.

(Cầu đá băng qua hồ Kỳ Lân, vào khu vực chính của Phố cổ.  Ảnh: Ngọc Anh)

Phố cổ Hoa Lư tọa lạc trong khuôn viên hồ Kỳ Lân - chùa Bạc tại phường Tân Thành, thành phố Ninh Bình. Được đầu tư và khởi công vào cuối năm 2019 bởi Doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường, chính thức khánh thành vào tháng 1 năm 2022. Điểm đến văn hoá này nhanh chóng trở thành một biểu tượng kết hợp giữa truyền thống và du lịch bền vững, đóng góp không nhỏ vào nền kinh tế du lịch toàn tỉnh, thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước.

Cổ kính giữa thời hiện tại

Văn hóa, lịch sử thời Đại Việt thế kỷ thứ 10 đã được tái hiện thông qua kiến trúc và không gian truyền thống đặc sắc, với những ngôi nhà lợp mái ngói đỏ, cột gỗ, và trang trí đèn lồng rực rỡ.  Không gian nơi đây mang đến sự hài hòa giữa quá khứ và hiện tại, với các gian hàng trưng bày sản phẩm thủ công từ các làng nghề nổi tiếng như gốm Bồ Bát, thêu ren Văn Lâm, tranh Đông Hồ,...

(Gian hàng bày bán sản phẩm gốm Bồ Bát. Ảnh: Ngọc Anh)

(Gian hàng cho thuê Việt Phục, phục vụ du khách có nhu cầu chụp ảnh với trang phục truyền thống. Ảnh: Ngọc Anh)

Thời gian mở cửa từ 7h00 đến 23h00, Phố cổ nhộn nhịp từ sáng đến đêm với nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc như đi du thuyền, thả đèn hoa đăng, hát xẩm, hát chèo, múa rối nước và các trò chơi dân gian.

(Tối cuối tuần, rất nhiều gia đình cho con em đến Phố cổ Hoa Lư để tham gia các trò chơi dân gian, tiếp xúc với văn hoá truyền thống. Ảnh: Ngọc Anh)

Ngay từ khi ra mắt, khu du lịch này đã thu hút một lượng đông đảo du khách thập phương, đặc biệt vào các dịp Lễ, Tết hay cuối tuần, nhất là vào buổi tối. Du khách đến đây không chỉ để tham quan, chụp ảnh mà còn để trải nghiệm văn hóa, ẩm thực.

(Vào buổi tối, bến thuyền hồ Kỳ Lân càng thêm lung linh với ánh sáng từ đèn lồng. Ảnh: Ngọc Anh)

(Đường vào tháp Tứ Ân tọa lạc giữa hồ Kỳ Lân. Đi sâu vào bên trong còn có Bảo Tháp Kỳ Lân Tự (Chùa Bạc) với kiến trúc tương tự. Ảnh: Ngọc Anh)

(Vẻ đẹp của tháp Tứ Ân ở một góc độ khác. Ảnh: Ngọc Anh)

(Bức tường “check in” nổi tiếng ở khu vực Phố cổ. Ảnh: Ngọc Anh)

Đặc biệt, trong khuôn viên của khu Phố cổ còn có chùa Kỳ Lân nằm trên đỉnh núi Kỳ Lân, được ví như một “hòn đảo xanh" của thành phố. Ngôi chùa được mệnh danh là một trong “Tứ đại danh sơn" bên cạnh núi Ngọc Mỹ Nhân, núi Non Nước và núi Lớ của mảnh đất cố đô. 

(Chuông chùa Kỳ Lân nằm trên đỉnh núi cao 50m. Ảnh: Ngọc Anh)

(Tiền sảnh ban thờ Phật chùa Kỳ Lân. Ảnh: Ngọc Anh)

Ngoài ra, bên cạnh khu tham quan và bày bán sản phẩm, tại khu ẩm thực, du khách không chỉ được thưởng thức các món ăn truyền thống, đặc sản địa phương mà còn có thể thưởng nhiều loại ẩm thực quốc tế.

(Các nhà hàng phục vụ đa dạng từ ẩm thực Việt Nam đến ẩm thực quốc tế. Ảnh: Ngọc Anh)

Cùng với chỉ đạo từ Sở Du Lịch tỉnh Ninh Bình, một trong những ưu tiên hàng đầu của Phố cổ Hoa Lư là bảo vệ môi trường, giữ gìn và bảo tồn cảnh quan thiên nhiên xanh-sạch-đẹp. Ghi nhận của Phóng viên Tạp chí điện tử Thiên nhiên và Môi trườngBan quản lý đã lắp đặt thùng rác tại nhiều khu vực và đảm bảo việc dọn dẹp vệ sinh hàng ngày, giúp không gian luôn thoáng đãng và sạch sẽ, tạo ấn tượng và trải nghiệm tốt cho du khách.

(Thùng rác được bố trí tại khu vực các quán ăn. Ảnh: Ngọc Anh)

(Khu vực đi bộ sạch sẽ, thoáng đãng dù có nhiều khách du lịch tới thăm. Ảnh: Ngọc Anh)

Nỗ lực phát triển du lịch

Không chỉ miễn phí vé vào cửa, Ban quản lý khu du lịch này còn được tạo điều kiện và hợp tác từ các Cơ quan, Sở ban ngành của tỉnh để thường xuyên tổ chức các sự kiện nghệ thuật, lễ hội lớn, các chương trình ca nhạc truyền thống cũng như hoạt động biểu diễn vào các dịp lễ và mỗi cuối tuần. Trong số đó, có nhiều lễ hội, sự kiện được tài trợ hoặc tổ chức theo kế hoạch của Sở Du Lịch tỉnh. Điều này nhằm thu hút, quảng bá và tiếp cận du lịch văn hoá truyền thống đến du khách trong nước và quốc tế. Góp phần đưa địa điểm này trở thành một trong những điểm đến du lịch hấp dẫn của Ninh Bình. 

(Show diễn thời trang “Tinh hoa Cố đô"  được tổ chức vào 9/9/2023 nằm trong dự án quảng bá văn hoá - du lịch. Ảnh: internet)

(Sự kiện âm nhạc “rực rỡ Hoa Lư” được tổ chức vào dịp 30/4 vừa qua, gây tiếng vang lớn. Ảnh: internet)

Tác động tích cực đến du lịch toàn tỉnh

Điểm đến văn hoá Phố cổ Hoa Lư đóng vai trò quan trọng trong việc đa dạng hóa trải nghiệm du lịch tại Ninh Bình, vốn đã nổi tiếng với các điểm đến tự nhiên như Tràng An và Tam Cốc. Nơi đây không chỉ tăng cường thu hút khách du lịch vào trung tâm thành phố, mà còn thúc đẩy các ngành nghề truyền thống và dịch vụ địa phương phát triển. 

Theo Cục thống kê tỉnh Ninh Bình, trong những tháng đầu năm 2024, số lượng khách du lịch đến Ninh Bình đã tăng đáng kể, và Phố cổ Hoa Lư đóng góp một phần không nhỏ vào thành công này. Tính đến tháng 9/2024, toàn tỉnh đón 414,7 nghìn lượt khách, tăng 25,39% so với cùng kỳ năm trước.

Mặc dù chịu ảnh hưởng của cơn bão số 3(YAGI) đổ bộ vào đầu tháng 9 vừa qua, hoạt động du lịch tại Phố cổ Hoa Lư nói riêng và trên toàn tỉnh Ninh Bình nói chung, vẫn được duy trì ổn định nhờ sự chủ động ứng phó của các cấp chính quyền và đơn vị quản lý các khu, điểm du lịch. Nhờ đó, thiệt hại do mưa bão gây ra đã được giảm thiểu đến mức thấp nhất.

Phố cổ Hoa Lư là một điểm đến tiềm năng, góp phần đưa du lịch toàn tỉnh trở thành một trong những trung tâm du lịch hấp dẫn của cả nước. Điều này là sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan ban ngành và doanh nghiệp quản lý, đảm bảo cho Phố cổ duy trì không gian xanh-sạch-đẹp và hoạt động ổn định, thúc đẩy du lịch bền vững tại Ninh Bình trong tương lai.

 

 

Ngọc Anh

 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline