Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 28/04/2024 04:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ nhật, 28/04/2024

Phát triển sản phẩm du lịch nông thôn đặc trưng

Thứ tư, 20/03/2024 07:03

TMO - Thời gian tới, thành phố Đà Nẵng phát triển hệ thống điểm đến, sản phẩm du lịch nông thôn đặc trưng, có khả năng cạnh tranh cao của huyện Hòa Vang đáp ứng nhu cầu thị trường... 

Theo đó, địa phương này đẩy mạnh phát triển du lịch nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới, tăng cường phát huy lợi thế sinh thái tự nhiên, môi trường cảnh quan, giá trị văn hóa truyền thống, làng nghề của khu vực nông thôn Hòa Vang, từng bước phát triển sản xuất nông nghiệp thành kinh tế nông nghiệp trên cơ sở tích hợp đa ngành. Qua đó, hướng tới mục tiêu tăng cường thu hút các nguồn lực xã hội, nhất là từ khu vực tư nhân, sự tham gia tích cực từ cộng đồng địa phương vào đầu tư phát triển du lịch nông thôn để phát triển đa dạng sản phẩm hàng hóa, sản phẩm dịch vụ du lịch, tạo việc làm và tăng thu nhập cho lao động địa phương, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, xây dựng nông thôn mới bên vững.

Thành phố Đà Nẵng phát triển hệ thống điểm đến, sản phẩm du lịch nông thôn đặc trưng, hấp dẫn, chất lượng, có khả năng cạnh tranh cao của Hòa Vang đáp ứng nhu cầu thị trường; thúc đẩy tiêu dùng các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ nông nghiệp nông thôn gắn liền với sản xuất và tiêu thụ sản phẩm OCOP địa phương. Mục tiêu cụ thể đến năm 2025, thành phố hoàn thành quy hoạch du lịch vùng rừng núi và quy hoạch vùng vui chơi giải trí dưới nước khu vực huyện Hòa Vang để kêu gọi đầu tư phát triển, cung cấp sản phẩm du lịch trải nghiệm sinh thái tự nhiên.

Phát triển, chuẩn hóa các điểm đến và sản phẩm du lịch nông thôn, phấn đấu hình thành 2 sản phẩm OCOP du lịch 3 sao trở lên, 2 hợp tác xã du lịch cộng đồng, 100% cơ sở du lịch được đào tạo các kỹ năng cần thiết để phục vụ du lịch. Đẩy mạnh phát triển du lịch nông thôn gắn với quá trình Chuyển đổi Số; ít nhất 50% điểm du lịch nông thôn được công nhận được số hóa và kết nối trên trang quảng bá, xúc tiến du lịch bằng công nghệ số. Thành phố phấn đấu 100% điểm du lịch nông thôn được giới thiệu, quảng bá và ứng dụng các dịch điện tử trong hoạt động du lịch. Hình thành mạng lưới liên kết du lịch nông thôn đặc thù của huyện Hòa Vang; xây dựng cơ sở dữ liệu và bản đồ số các điểm du lịch nông thôn tại huyện.

Thành phố Đà Nẵng phát triển hệ thống điểm đến, sản phẩm du lịch nông thôn đặc trưng, hấp dẫn, chất lượng, có khả năng cạnh tranh cao của huyện Hòa Vang đáp ứng nhu cầu thị trường. 

UBND thành phố giao UBND huyện Hòa Vang chủ trì tham mưu Ủy ban Nhân dân thành phố chỉ đạo triển khai thực hiện Kế hoạch này; phối hợp với các sở, ngành, cơ quan, đơn vị, đoàn thể tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch; tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện định kỳ hằng năm và đột xuất theo chỉ đạo của UBND thành phố thông qua Sở Du lịch. UBND huyện Hòa Vang chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan xây dựng, hướng dẫn, hỗ trợ và tổ chức thực hiện Kế hoạch theo nhóm sản phẩm dịch vụ du lịch nông thôn.

Sở Du lịch phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tư vấn về chuyên môn, tổ chức các khóa bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng nghề du lịch cho các đơn vị quản lý và các đối tượng tham gia phát triển du lịch gắn với xây dựng nông thôn mới. Phối hợp với các Sở, ngành, địa phương, đơn vị có liên quan lựa chọn các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP gắn với du lịch làng nghề, dụ lịch cộng đồng; tham dự đánh giá và xếp hạng sản phẩm OCOP “Dịch vụ du lịch cộng đồng và điểm du lịch.  

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn phòng Điều phối nông thôn mới thành phố phối hợp với Sở Du lịch tham mưu xây dựng cơ chế hỗ trợ cho các mô hình du lịch nông thôn; rà soát, đánh giá, lựa chọn sản phẩm OCOP nhóm VI - "Dịch vụ du lịch cộng đồng và điểm du lịch". Hiệp hội Du lịch thành phố hỗ trợ kết nối các doanh nghiệp lữ hành, du lịch kết nối đến các điểm du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng; phối hợp tổ chức khảo sát, xây dựng chương trình du lịch, quảng bá các tuyến, điểm du lịch.

Từ năm 2019 đến nay, du lịch cộng đồng tại huyện Hòa Vang đã có sự phát triển nhanh chóng. Các chính sách phát triển du lịch nông thôn đã đem lại nhiều thay đổi về bộ mặt và đời sống nơi đây, mở ra nhiều cơ hội cho người làm nông khai thác du lịch, gia tăng giá trị nông nghiệp. Đặc biệt là Nghị quyết 82/NQ-HĐND thực hiện thí điểm khai thác dịch vụ du lịch kết hợp phát triển nông, lâm, nuôi trồng thủy sản và đề án phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện Hòa Vang giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.

Xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang đẩy mạnh khai thác phát triển du lịch nông thôn từ tài nguyên bản địa. Ảnh: QD. 

Xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang là vùng đệm nằm giữa 02 khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) là Vườn quốc gia Bạch Mã và Khu Bảo tồn thiên nhiên Bà Nà - Núi Chúa nên có vai trò quan trọng trong việc bảo tồn đa dạng sinh học (ĐDSH) ở Việt Nam. Nơi đây, sở hữu những cánh rừng nguyên sinh đa đạng với những dòng sông, suối, thác ghềnh tuyệt đẹp, hoang sơ, gần như nguyên vẹn chưa bị thương mại hóa…. Dựa lợi thế tự nhiên sẵn có, đồng bào Cơ tu ở 2 thôn Tà Lang và Giàn Bí, xã Hòa Bắc đang từng bước phát triển du lịch sinh thái gắn với cộng đồng, bao gồm mục đích bảo vệ sự đa dạng về sinh học và góp phần tạo sinh kế.

Sông Cu Đê là điểm nhấn của núi rừng Hòa Bắc, từ Tà Lang, Giàn Bí du khách có thể chèo thuyền, chống bè, ngược nhánh Bắc, qua các địa danh hố Giếng, lỗ cối Thượng, Lỗ cối Hạ, thác Xếp, thác Rễ, Nà Mùn, Khe Giao, Trạng Trao, Trang Trợt, Bãi Hai, Vườn Mít, Côn Đờ Bay… Du khách có thể ngược Khe Đương lên với những thác, hồ kỳ thú giữa rừng nguyên sinh. Qua Tà Lang, vượt đèo Mũi Trâu, từ đây có thể thấy rõ đỉnh Bạch Mã và cả núi Chúa mây phủ giăng mờ…Tham gia vào hành trình khám phá núi rừng Hòa Bắc, du khách sẽ trải nghiệm cuộc sống của đồng bào Cơ tu như tự kết bè, chèo thuyền xuôi dòng, hái dược liệu, thu hoạch chè dây tự nhiên và đi lấy mật ong rừng, học cách làm bánh sừng trâu và các món ngon Cơ Tu; đan Gùi để đi hái rau, bắt cá suối và thưởng thức ngay giữa rừng già…

UBND huyện Hòa Vang cho biết, bên cạnh sự đa dạng về tự nhiên và văn hóa ở xã Hòa Bắc, hiện nay, ở huyện Hòa Vang có nhiều làng nghề như nghề trồng rau ở Túy Loan, làm chiếu ở Cẩm Nê, khô mè ở Quang Châu, đan tre ở Yến Nê, nón ở La Bông... Những nơi này có nhiều tiềm năng phát triển du lịch nhưng chưa được khai thác. Huyện đang triển khai các đề án, hiện thực hóa ý tưởng phát triển du lịch làng nghề, kết hợp trải nghiệm sinh thái làng nghề, kết nối các điểm đến. Qua đó, phát triển du lịch sinh thái cộng đồng, cải thiện sinh kế cho người dân.

Trước đó, UBND thành phố Đà Nẵng ban hành Đề án thí điểm khai thác dịch vụ du lịch kết hợp phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện Hòa Vang đến năm 2025. Đề án nhằm phát triển các vùng nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản của huyện Hòa Vang trở thành những điểm nông nghiệp gắn với khai thác dịch vụ du lịch, gia tăng giá trị kinh tế nông nghiệp, tạo việc làm và thu nhập cho người dân nông thôn. Việc thí điểm đề án cũng góp phần đẩy mạnh phát triển, hình thành các sản phẩm du lịch đặc thù của Đà Nẵng.

Theo đó, tối đa không quá 15 mô hình thí điểm trên địa bàn huyện Hòa Vang. Mỗi tổ chức, cá nhân đăng ký thực hiện không quá 1 mô hình. Ưu tiên các tổ chức, cá nhân là người địa phương và các mô hình kết hợp nhiều loại hình sản xuất. Các dịch vụ được triển khai trong mô hình thí điểm gồm:  dịch vụ trải nghiệm như Tổ chức cho khách trồng, thu hoạch, đóng gói rau củ quả, thả lưới, câu cá, giáo dục trải nghiệm ngoại khóa, rèn luyện kỹ năng cho học sinh, sinh viên.

Dịch vụ ăn uống: Chế biến các loại rau củ quả thu hoạch được và thủy sản đánh bắt được trong khu vực mô hình thí điểm, chế biến các món ăn địa phương, cung cấp dịch vụ ăn uống theo yêu cầu của du khách. Dịch vụ vui chơi, giải trí: Cắm trại, thả diều, các trò chơi vận động, yoga, dưỡng sinh, chụp hình, hoạt động sân khấu quy mô nhỏ, chèo thuyền, cưỡi ngựa, chăm sóc gia súc, triển lãm mỹ thuật và các hoạt động khác phù hợp với thuần phong, mỹ tục Việt Nam và mức độ tiếng ồn không làm ảnh hưởng đến sinh hoạt của dân cư khu vực xung quanh...

 

 

Thanh Tùng 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline