Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 18/05/2024 12:05

Tin nóng

Thêm 50 cây cổ thụ trên cả nước đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ bảy, 18/05/2024

Phát triển du lịch xanh từ nguồn tài nguyên văn hóa bản địa

Thứ ba, 20/09/2022 11:09

TMO - Là cửa ngõ của vùng Đồng bằng sông Cửu Long với vị trí chiến lược về kinh tế-xã hội, đồng thời là vùng đất giàu truyền thống lịch sử - văn hóa tỉnh Long An sở hữu nhiều điều kiện thuận lợi trong phát triển du lịch.

Long An là địa phương có nhiều tiềm năng phát triển du lịch với lợi thế về cảnh quan thiên nhiên bình yên, tươi đẹp với hai con sông lớn (Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây), cùng những điểm du lịch nổi tiếng vùng Đồng Tháp Mười như: Làng nổi Tân Lập, Trung tâm Nghiên cứu, bảo tồn và phát triển dược liệu Đồng Tháp Mười, Khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen… Tỉnh còn khai thác, phát triển các tour, tuyến mới như: Hoàng hôn trên sông Vàm Cỏ Tây, Ký sự hàng cau, Về xứ tràm thơm... đã khai thác tốt các thế mạnh về du lịch nông thôn, du lịch sinh thái trên địa bàn tỉnh.

Trong quá trình hình thành và phát triển, các thế hệ cư dân nơi đây đã tạo lập được những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể có giá trị. Trên địa bàn tỉnh có 123 di tích lịch sử - văn hóa, trong đó có 21 di tích cấp quốc gia, 102 di tích cấp tỉnh, 5 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, nhiều lễ hội, làng nghề truyền thống... 

Ngành du lịch tỉnh đẩy mạnh phát triển du lịch gắn liền với di tích lịch sử, di sản văn hóa tại địa phương. Ảnh: Lê Đức 

Nổi bật là Di tích lịch sử quốc gia Vàm Nhựt Tảo (huyện Tân Trụ), Di tích lịch sử quốc gia Khu Căn cứ Xứ ủy và Ủy ban Hành chính - Kháng chiến Nam bộ (huyện Tân Thạnh), Khu lăng mộ và đền thờ Nguyễn Huỳnh Đức (TP. Tân An); nhà Trăm Cột, đồn Rạch Cát (huyện Cần Đước), di tích văn hóa Óc Eo (huyện Đức Hòa)…Đây là nguồn tài nguyên văn hóa giá trị có ý nghĩa quan trọng trong thúc đẩy du lịch tại địa phương.

Thời gian qua, đa số các di tích lịch sử - văn hóa ở Long An được trùng tu, tôn tạo từ nguồn vốn của Nhà nước và xã hội hóa. Bên cạnh đó, tỉnh Long An cũng đã kêu gọi đầu tư khai thác di tích lịch sử - văn hóa, thu hút thêm các nguồn lực của xã hội, phục vụ việc bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị của di tích, tạo ra sản phẩm du lịch thu hút du khách.

Long An cũng là địa phương có hệ sinh thái đặc trưng vùng ngập nước, nổi bật với các giá trị cảnh quan như rừng tràm, lau sậy, đầm sen, hoa súng, sông nước, vườn cây trái… Theo Đề án Chiến lược phát triển sản phẩm du lịch tỉnh Long An đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, Long An tập trung đầu tư khai thác du lịch khám phá, trải nghiệm hệ sinh thái điển hình vùng Đồng Tháp Mười với 3 điểm du lịch quan trọng. 

Cụ thể đối với Khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen, phát triển thành điểm du lịch đón khách chính thức và thường xuyên, góp phần dần hình thành tuyến du lịch và giúp phát triển các điểm du lịch khác trong khu vực; xây dựng hình ảnh và thương hiệu du lịch của Long An gắn với Đồng Tháp Mười vào mùa nước nổi.

Phát huy giá trị tài nguyên văn hóa bản địa, thời gian qua du lịch sinh thái tại Long An thu hút đông đảo du khách. 

Đối với Khu du lịch sinh thái Làng nổi Tân Lập, tiếp tục triển khai, nâng cấp các cơ sở dịch vụ lưu trú, nhà hàng, khu bán quà lưu niệm, khu vui chơi giải trí. Ngoài ra, nhà đầu tư trang bị thêm các phương tiện vận chuyển như: ghe thuyền, tắc ráng… để du khách được tham quan trải nghiệm khi đi dọc theo các con kênh, rạch cũng như hoàn chỉnh các trạm dừng chân trên những con đường bê-tông trong khu rừng tràm nguyên sinh, tạo cảm giác cho du khách được trải nghiệm và tìm hiểu về hệ sinh thái của khu vực Đồng Tháp Mười.

Trung tâm Nghiên cứu, Bảo tồn và Phát triển dược liệu Đồng Tháp Mười là khu du lịch sinh thái đặc trưng của Long An nói riêng và Nam bộ nói chung, vì nơi này có khu rừng tràm gió nguyên sinh duy nhất tại Việt Nam với diện tích hơn 900 ha; 21 loài thực vật bậc cao và gần như đầy đủ hệ động vật đặc trưng của Đồng Tháp Mười nguyên bản, như: cò, diệc, giang sen, cồng cộc, sếu...

UBND tỉnh Long An vừa tổ chức khai mạc Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Long An năm 2022 với chủ đề "Long An - Khát vọng sông Vàm". Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Long An năm 2022 là cơ hội cho các khu di tích, điểm du lịch, doanh nghiệp du lịch, lữ hành, khách sạn, làng nghề truyền thống trên địa bàn liên kết, hợp tác phát triển du lịch và quảng bá thương hiệu, sản phẩm đến du khách trong và ngoài nước.

Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Long An kéo dài đến hết ngày 21/9 là cơ hội để địa phương tăng cường quảng bá du lịch. Ảnh: Bùi Giang  

Từ đầu năm 2022 đến hết tháng 8, tỉnh thu hút được khoảng 500.000 lượt khách đến Long An, là tín hiệu lạc quan về kết quả tăng trưởng du lịch của tỉnh. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Long An, du lịch Long An có bước bứt phá mạnh mẽ trong việc đa dạng sản phẩm du lịch, từ việc đưa vào hoạt động nhiều điểm đến hấp dẫn đến việc chính thức khai thác các tour, tuyến mới. Long An đang từng bước định hình trở thành một tỉnh có đa dạng loại hình du lịch.

Thời gian tới nhằm phát huy giá trị văn hóa bản địa trong phát triển du lịch, ngành du lịch Long An tiếp tục thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó đặc biệt quan tâm đến việc đổi mới, phát triển sản phẩm và liên kết hợp tác phát triển du lịch. Ngoài ra, tỉnh quan tâm đầu tư, tôn tạo các khu/điểm du lịch và đưa vào khai thác các sản phẩm du lịch gắn với ẩm thực, du lịch nông nghiệp, du lịch sông nước, du lịch sinh thái và du lịch chăm sóc sức khỏe nhằm thu hút du khách trong và ngoài nước. 

Ngành du lịch Long An tham gia kích cầu du lịch thông qua Ngày hội văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh, Lễ hội sen Đồng Tháp, Ngày hội du lịch Vĩnh Long,... Chủ động phối hợp với các địa phương, công ty, doanh nghiệp lữ hành tổ chức nhiều tour, tuyến tham quan các làng nghề, khu di tích lịch sử - văn hóa, công trình kiến trúc nghệ thuật và thưởng thức các món ăn đặc sản vùng sông nước.

Tổ chức tọa đàm, phân tích, đánh giá về lợi thế tiềm năng sản phẩm du lịch với các địa phương, đơn vị, công ty lữ hành nhằm thống nhất xây dựng chương trình tour hoàn chỉnh, tạo sản phẩm mới cho du lịch Long An; kết nối với các tuyến, điểm du lịch giữa Thành phố Hồ Chí Minh, Long An và các tỉnh lân cận, hướng đến đa dạng hóa sản phẩm du lịch, giới thiệu tinh hoa văn hóa của Long An với du khách và bạn bè quốc tế.

 

 

Nguyễn Mai 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline